Những dấu hiệu của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu bạn nên biết

Ung thư tuyến giáp gian đoạn đầu rất khó nhận biết vì những dấu hiệu không rõ ràng. Do đó, người bệnh bị mắc ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu phần lớn phát hiện ra khi đi khám sức khoẻ định kỳ hoặc đang trong quá trình điều trị, chuẩn đoán một loại bệnh khác.

Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu là gì?

Cũng giống như các loại ung thư khác, việc chuẩn đoán giai đoạn là cách bác sĩ nhận định các tế bào ung thư lan tới đâu trong cơ thể. Căn cứ vào các loại ung thư tuyến giáp và từng độ tuổi của người bệnh mà kết quả xác định giai đoạn ung thư cũng khác nhau. Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu được hiểu là thời điểm người bệnh mới mắc bệnh, khi đó các tế bào ung thư ở tuyến giáp mới bắt đầu phát triển. Do vậy, đây cũng là giai đoạn khó phát hiện nếu không đi khám sức khoẻ định kỳ.

Những dấu hiệu của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu bạn nên biết

Hình minh hoạ tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu có thể chữa khỏi không?

Theo các bác sĩ, ung thư tuyến giáp là loại bệnh có cơ hội điều trị cao, và nếu được phát hiện khi đang ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ thành công sẽ cao nhất. Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn 1 có kích thước nhỏ hơn 2cm, xuất hiện bên trong tuyến giáp, chưa phát triển ra bên ngoài và chưa có tình trạng lây lan ra các hạch bạch huyết hay các bộ phận xung quanh.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh ung thư tuyến giáp

Nguyên nhân của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu

Dựa trên kết quả nghiên cứu và thống kê, ung thư tuyến giáp (ở bất kỳ giai đoạn nào) cũng đều có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu do yếu tố di truyền: Trong khoảng 70% bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp, có 3-5% bệnh nhân có bố mẹ hoặc người thân có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu do hệ miễn dịch rối loạn: Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, vai trò và chức năng hoạt động sẽ suy giảm. Đây là cơ hội cho các loại vi khuẩn hay virus có hại tấn công vào cơ thể, trong đó có cả tuyến giáp. Do vậy, khi hệ miễn dịch bị rối loạn không chỉ gây nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp mà còn tạo điều kiện cho nhiều bệnh lý khác.
  • Tuổi tác và sự thay đổi hóc môn trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp giai đoạn đầu: Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp giai đoạn đầu trong độ tuổi 30 - 50, và tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp nhiều lần phái nam. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do sự thay đổi hóc môn ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, mãn kinh sẽ kích thích sự hình thành bướu giáp, hạch tuyến giáp.  
  • Do từng mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp trước đó: Theo nghiên cứu, những người từng có tiền sử mắc bệnh bướu giáp hoặc tuyến giáp mạn tính thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp hơn so với những người bình thường.
  • Một số nguyên nhân khác: Mắc bệnh về não hoặc não từng bị chấn thương; Tác dụng phụ từ một số loại thuốc; Thiếu i-ốt.

Những dấu hiệu của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu bạn nên biết

Leanpro Thyro - dinh dưỡng giàu I-ốt cho người bệnh tuyến giáp. XEM THÊM

>> Ung thư tuyến giáp có ăn được gạo lứt không và cách bổ sung

Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu

Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường không có triệu chứng hoặc có những dấu hiệu nhận biết rất nghèo nàn, do vậy thường bị bỏ sót. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng có một số dấu hiệu nhận biết, đặc trưng nhất là người bệnh xuất hiện bất thường các hạch và các khối u ở vị trí cổ, và cổ bị sưng. Thông thường, những khối u này có đặc điểm thường cứng, thấy rõ bờ, chuyển động theo nhịp mỗi khi nuốt. Ngược lại, các hạch lại có thể di chuyển được mềm và nằm cùng bên với khối u.

Những dấu hiệu của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu bạn nên biết

Bên cạnh đó, cũng có những biểu hiện khác của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu như:

  • Khó nuốt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Bị khàn tiếng, giọng nói thay đổi
  • Các tuyến ở cổ bị sưng
  • Khó thở hoặc gặp các vấn đề về hô hấp
  • Đau cổ, ở phía trước cổ hoặc ở sau tai
  • Ho kéo dài mà không phải do cảm lạnh

Lưu ý rằng ngoài các dấu hiệu của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu, chúng ta cũng cần có thêm kiến thức để nhận biết các triệu chứng của các giai đoạn tiếp theo để có phương án điều trị phù hợp và hiệu quả.

>> Ung thư tuyến giáp có uống được đông trùng hạ thảo không?

Dấu hiệu của ung thư tuyến giáp giai đoạn phát triển sẽ trở nên trầm trọng và dễ dàng nhận biết hơn, bao gồm:

  • Khối u ác tính phát triển to và cứng hơn, nằm cố định phía trước cổ;
  • Cổ họng luôn cảm thấy nghèn nghẹn, khó nuốt;
  • Triệu chúng khó thở, khàn giọng khò khè gia tăng do khối u chèn ép vàp dây thanh quản và khí quản;
  • Vùng da ở vị trí cổ bị chảy máu hoặc thâm đỏ;

Triệu chứng của ung thư tuyến giáp khi tái phát, bao gồm:

  • Cổ trở nên sưng và khối u lại xuất hiện phía cổ. Và khi tái phát thì phát triển rất nhanh;

  • Ho liên tục và kéo dài;

  • Đau cổ từ vị trí đằng trước đến tai.

Theo số liệu chỉ ra rằng, ung thư tuyến giáp có tỷ lệ tài phát lên tới 30%, và ở vùng cổ có thể chiếm tới 80%. Những trường hợp còn lại là giai đoạn khi ung thư tuyến giáp đã di căn xa, khối u lan rộng và xuất hiện ở các cơ quan khác trong cơ thể như phối, gan, xương....

Ung thư tuyến giáp bất kể là nguyên phát hay tái phát đều có cơ hội điều trị được nếu được chẩn đoán sớm. Đối với các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp và đã từng tiếp nhận điều trị thì cần theo dõi bệnh chặt chẽ và thường xuyên, đồng thời thực hiện tái khám theo theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc này giúp người bệnh có thể phòng ngừa được tình trạng ung thư tái phát và hạn chế được các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp

Khi phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn 1, người bệnh cần làm gì?

Khi nhận thấy một số dấu hiệu của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể được chỉ định kiểm tra một số phương pháp chẩn đoán sau:

  • Xét nghiệm máu: đo lường nồng độ calcitonin trong máu;

  • Dùng kim nhỏ chọc hút tế bào vùng tuyến giáp nghi ngờ nhằm xác định đó là nhân giáp lành tính hay ác tính;

  • Siêu âm tuyến giáp: giúp phát hiện và đánh giá được đặc điểm, tính chất, số lượng các hạch ở cổ;

  • Sinh thiết: có thể phát hiện các tế bào ung thư hiện diện trong tuyến giáp.

Cách phòng bệnh ung thư tuyến giáp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do vậy bạn có thể lưu ý một số phương pháp sau giúp phòng ngừa được bệnh ung thư tuyến giáp:

Chú ý tới các dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu:

Khi bệnh ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu, các triệu chứng rất mơ hồ và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nên thường có tâm lý chủ quan không đi khám. Và khi bệnh đã giai đoạn phát triển thì mới phát hiện ra, gây khó khăn trong việc điều trị và giảm tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân. Do vậy, để phòng ngừa ung thư tuyến giáp, chúng ta nên duy trì lịch thăm khám sức khoẻ thường xuyên, nhất là khi có một số triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư tuyến giáp.

>> Làm sao để hạn chế ung thư không tái phát?

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và ít chất béo:

Việc tiêu thụ chất béo quá mức cho phép cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp. Vì thế, mỗi người cần xây dựng chế độ it chất béo, giảm đồ chiên rán, thức ăn nhanh và đồng thời bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả và thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất.

Tránh tiếp xúc thường xuyên với tia bức xạ:

Tia bức xạ cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hơn. 

Duy trì cân nặng cơ thể một cách hợp lý:

Chúng ta nên biết cách duy trì trọng lượng cơ thể một cách phù hợp và lành mạnh. Điều này sẽ góp phần phòng ngừa được rất nhiều bệnh ung thư.

Cân bằng lượng iot trong cơ thể:

Việc dư thừa hay thiếu hụt lượng iot đều gây ảnh hưởng không tốt tới tuyến giáp. Khi đó, nếu tuyến giáp gặp tình trạng mất cân bằng thì cơ thể sẽ gặp tình trạng kháng thuốc, có thể sản sinh ra các tế bào ung thư.

Nhận biết các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp:

Việc hiểu biết được các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị được bệnh tốt hơn. Ngoài ra, nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp, bạn nên chủ động thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khoẻ.

>> Bệnh cường giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các phương pháp điều trị dành cho ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu 

Sau khi bác sĩ kết luận bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu, lúc này sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Hầu hết người bệnh thường được chỉ định phương thức điều trị đa mô thức, sau đó phối hợp nhiều phương thức với nhau nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Cụ thể gồm: 

Phẫu thuật cắt tuyến giáp

Dựa trên nguyên tắc ung thư học, bác sĩ sẽ xem xét thể trạng và tình trạng bệnh của bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu sau đó đưa ra quyết định có hoặc không kèm nạo hạch cổ.

Tùy vào kích thước khối u cũng như tình trạng di căn hạch cổ và loại mô học,… Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt tuyến giáp.  

Phẫu thuật cắt tuyến giáp

>> Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng đồ ăn nào? Chế độ ăn cho người bệnh nhược giáp

Xạ trị cùng với i-ốt phóng xạ 

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu cũng được áp dụng khá phổ biến đó là cho đồng vị phóng xạ i-ốt 131 đi vào cơ thể. I-ốt phóng xạ sẽ tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật. 

Xạ trị cùng với i-ốt phóng xạ

Nội tiết trị liệu 

Trong nhiều năm tiếp theo, bác sĩ sẽ ức chế những tế bào ung thư còn lại trong cơ thể bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu bằng cách trị liệu nội tiết. Phương pháp này sẽ làm chậm thời gian tái phát của bệnh hoặc không cho nó tái phát nữa. Người bệnh sau đó có thể an tâm trở lại cuộc sống như một người bình thường.

Nội tiết trị liệu

Điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu cần lưu ý gì

Khi điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu, người bệnh cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả và hạn chế nguy cơ tái phát:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Người bệnh cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp theo đúng kế hoạch và tham gia các phương pháp điều trị bổ sung như i-ốt phóng xạ (I-131) nếu được chỉ định.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là i-ốt và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nên hạn chế thực phẩm chứa goitrogens (như cải bó xôi, bông cải xanh) vì chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
  • Sử dụng thuốc hormone thay thế: Người bệnh cần uống thuốc hormone tuyến giáp suốt đời để thay thế lượng hormone thiếu hụt sau khi cắt bỏ tuyến giáp. Việc kiểm tra định kỳ nồng độ hormone để điều chỉnh liều thuốc là rất quan trọng.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên và làm các xét nghiệm như siêu âm, xét nghiệm máu để theo dõi sự phục hồi và phát hiện dấu hiệu tái phát sớm.
  • Tư vấn và hỗ trợ tâm lý: Điều trị ung thư tuyến giáp có thể gây căng thẳng tâm lý, vì vậy người bệnh nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý để giúp quản lý cảm xúc và duy trì tinh thần lạc quan trong suốt quá trình điều trị.

Điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu cần lưu ý cẩn thận để mang lại hiệu quả tốt hơn

>> Tham khảo thêm:

Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu sống được bao lâu?

Qua quá trình tìm hiểu, nhìn chung ung thư tuyến giáp có mức độ ác tính thấp hơn và cơ hội chữa khỏi cũng cao hơn so với các bệnh ung thư khác. Do vậy, nếu điều trị ung thư tuyến giáp ngay từ giai đoạn 1 và 2, khi khối u còn nằm ở tuyến giáp, chưa lan ra các vị trí khác của cơ thể thì khả năng sống sau 5 năm là gần 100%, và tỷ lệ sống trên 10 năm là trên 75%. 

>> Chế độ ăn/thực đơn của người bệnh bướu cổ như thế nào?

Dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp

Chúng ta cần lưu ý các dấu hiệu của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu để tăng tỷ lệ sống cũng như có những phương án điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần làm tăng hiệu quả trị bệnh. 

Những dấu hiệu của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu bạn nên biết

Bộ đôi dinh dưỡng y học cho người bệnh ung thư tuyến giáp. XEM THÊM

Bộ đôi sản phẩm dinh dưỡng y học chuyên biệt dành cho người bệnh tuyến giáp Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nutricare. 2 dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:

- Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.

- Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.