Chế độ ăn/thực đơn của người bệnh bướu cổ như thế nào?
Thực phẩm ăn luôn giữ một vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh đối với các bệnh nhân bướu cổ. Để quá trình chữa trị diễn ra hiệu quả nhất người bệnh cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp cho thắc mắc chế độ ăn của người bệnh bướu cổ như thế nào?
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp
Mắc bệnh bướu cổ cần lưu ý nguyên tắc ăn uống thế nào?
Một yếu tố quan trọng khi điều trị bướu cổ mà bệnh nhân cần chú ý đến là chế độ dinh dưỡng. Sự thiếu hụt các dưỡng chất như i-ốt, protein và năng lượng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng bướu cổ. Do đó, những người bị bướu cổ có thể tuân thủ những nguyên tắc ăn uống sau đây:
Bổ sung các thực phẩm giàu i-ốt như hải sản, sò, nghêu,... và đặc biệt là sử dụng muối i-ốt trong các bữa ăn thường xuyên.
Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có khả năng làm giảm quá trình hấp thu i-ốt trong cơ thể.
Đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày giàu vitamin, cân đối, bổ sung đủ năng lượng, protein và các loại carbohydrate.
Bổ sung muối i-ốt trong các bữa ăn thường xuyên khi mắc bệnh bướu cổ
Thực đơn cho người bệnh bướu cổ gồm những gì?
Dưới đây là những thực phẩm nên có trong chế độ ăn cửa người bệnh bướu cổ:
Các loại hải sản
Các loại hải sản luôn là nguồn cung cấp iot, omega – 3 và selen tự nhiên cho cơ thể con người. Có rất nhiều loại hải sản như: ngao, sò, tôm, cá, cua, ghẹ… Với nguồn thực phẩm đa dạng bạn có thể chế biến những món ngon hàng ngày giúp bồi bổ cơ thể tốt hơn.
Thực phẩm cần có trong thực đơn của người bệnh bướu cổ
Sữa chua
Được biết, trong các loại sữa chua thường chứa một hàm lượng lớn thành phần canxi và i ốt. Trong khi đó bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ rất cần bổ sung i ốt để ngăn các tuyến giáp bị phì đại thêm.
Bên cạnh đó, sữa chua còn tốt cho hệ tiêu hoá của con người giúp kích thích cảm giác thèm ăn. Để sữa chua phát huy tác dụng tốt hơn thì bạn nên dùng vào bữa trưa và buổi tối.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý nếu ăn sữa chua sau mỗi bữa ăn hàng ngày sẽ dễ gây tăng cân. Bởi chúng giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn, gây ra cảm giác thèm ăn nhanh hơn. Người bệnh có thể lựa chọn nhiều loại sản phẩm làm từ sữa chua khác nhau như phomai, sữa chua, kem… những món ăn này vừa ngon vừa bổ dưỡng cho cơ thể con người.
Sữa chua thường chứa một hàm lượng lớn thành phần canxi và i ốt
Rong biển
Rong biển là thực phẩm có nguồn gốc từ biển chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe con người. Trong đông y rong biển được sử dụng như một phương thuốc quý có tác dụng tiêu đơn, lợi thuỷ, làm mềm khối u rắn, tiết nhiệt… Nên chúng hoàn toàn phù hợp với những bệnh nhân mắc bướu cổ.
Đặc biệt, loại thực phẩm từ biển này có chứa hàm lượng lớn i ốt giúp điều hòa hormon tuyến giáp và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Các bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ thực phẩm này như: rong biển trộn salad, canh rong biển, rong biển cuộn sushi…
Rong biển là thực phẩm chứa nhiều khoáng chất tốt
Trứng
Trong trứng có chứa hàm lượng selen và i ốt lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, trong lòng đỏ trứng có nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy tốt nhất bạn nên ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Với thực phẩm quen thuộc này bạn có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn như: trứng nướng, trứng rán, trứng đúc thịt….
Khoai tây
Trong khoai tây có chứa lượng lớn i ốt và để tận dụng được hết chất này nên ăn cả vỏ. Người bệnh có thể làm các món ăn khác nhau từ khoai tây như chiên, xào nấu tùy sở thích của mình. Để mang đến kết quả tốt nhất cho người bệnh bướu cổ cần ăn 300gr khoai tây mỗi ngày.
Trong khoai tây có chứa lượng lớn i ốt rất tốt cho người bệnh bướu cổ
Những món ăn tốt cho người bị bướu cổ
Bướu cổ là bệnh lý liên quan đến sự tăng trưởng không bình thường của các tuyến giáp. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như cảm giác khó chịu khi nuốt, thay đổi giọng nói hoặc mệt mỏi. Bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh. Sau đây là các món ăn thích hợp cho người bị ung bướu.
Canh đậu phụ cá trích
Món canh này cung cấp nguồn protein từ cá và đậu phụ, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và phục hồi sức khỏe cho người bệnh ung bướu. Cá trích cũng chứa nhiều omega-3, một loại chất béo tốt giúp giảm viêm và hỗ trợ hệ tim mạch.
Cả hai món ăn này đều tương đối dễ tiêu hóa, giúp giảm bớt triệu chứng của bệnh ung bướu. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn một chế độ ăn uống cân đối với đủ các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo bạn nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết.
Xem thêm: Bệnh bướu cổ có ăn được đậu nành không?
Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh bướu cổ
Trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp bạn có thể tham khảo sản phẩm y học của Nutricare Pharma: Leanpro Thyro. Đây là dòng sữa dinh dưỡng chuyên biệt giàu I-ốt, Selen giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt với hệ SLIM CARE độc quyền giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện.
Leanpro Thyro – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. Mua ngay
Người bệnh bướu cổ nên tránh những thực phẩm gì?
Tthực đơn của người bệnh bướu cổ như thế nào các bạn cũng đã rõ. Tuy nhiên, các bạn cũng cần biết những thực phẩm không tốt để tránh như:
Các loại rau họ cải
Những loại rau họ cải sẽ chứa hợp chất glucosinolate. Chất này sẽ chuyển hóa thành isothiocyanates rồi lấy đi i ốt trong cơ thể người bệnh. Chưa hết chất này còn ngăn chặn sự hấp thụ i ốt của bệnh nhân. Hậu quả là bệnh càng ngày nặng hơn.
Một số loại rau họ cải người bệnh nên hạn chế ăn là: bắp cải, bông cải xanh, su hào, súp lơ, cải xoăn, rau cải. Nếu người bệnh vẫn muốn ăn lưu ý thái nhỏ và rửa sạch rau với nước để loại bỏ hàm lượng isothiocyanates trong rau.
Những loại rau họ cải sẽ chứa hợp chất glucosinolate
Đậu nành
Thông thường các loại đậu thường rất tốt với sức khỏe con người tuy nhiên đậu nành thì không. Bởi chúng có tính kháng giáp sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Theo viện ý tế quốc gia cho biết, đậu nành có thể khiến bệnh nhân bướu cổ thiếu i ốt vậy nên người bệnh cần kiêng những sản phẩm từ đậu nành như: đậu phụ, nước đậu, sữa đậu…
Ngũ cốc
Bệnh nhân bị bướu cổ nên hạn chế ăn các loại hạt ngũ cốc như khoai mì, hạt kê. Bởi chúng có chứa các tác nhân gây bệnh như thiocyanates, oxazolidin thrones… khiến cơ thể khó hấp thu i ốt và ức chế hoạt động tuyến giáp. Để hạn chế tình trạng bệnh chuyển nặng người bệnh không nên cho những thực phẩm này vào thực đơn của mình.
Bệnh nhân bị bướu cổ nên hạn chế ăn các loại hạt ngũ cốc
Các loại hoa quả chứa sắc tố
Trong các loại hoa quả chứa sắc tố như lê, táo, cam, quýt sẽ chứa lượng lớn flavon. Chất này khi vào cơ thể được các vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit fomic và axit glycero benzoic. Hai chất này sẽ ức chế chức năng của tuyến giáp khiến bệnh bướu cổ nặng thêm.
Thức ăn, nước uống có chứa cồn
Bia, rượu, cafe, nước có ga… là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe nhất là với các bệnh nhân bị bướu cổ. Những thức ăn, nước uống chứa cồn sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh bướu cổ. Vậy nên các bạn cần tránh những thực phẩm này khi đang trong quá trình điều trị bệnh.
Lời khuyên về chế độ ăn đối với người bị bệnh bướu cổ
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bướu cổ. Tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng khi các chất như protein, muối i ốt bị thiếu hụt so với nhu cầu của cơ thể. Chính vì vậy là người bệnh ăn gì là điều hết sức quan trọng.
Người bệnh cần sử bổ sung muối i ốt từ các thực phẩm tự nhiên như: Ngao, sò, hải sản… Đặc biệt, đừng quên sử dụng muối i ốt cho các món ăn hàng ngày nhé.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh các thực phẩm có khả năng hấp thụ i ốt. Những bệnh nhân đang điều trị cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giàu năng lượng mà cần bổ sung thêm các vitamin, hydrocacbon, protein… để cơ thể chống chọi lại với bệnh tật tốt hơn.
Lời khuyên về chế độ ăn đối với người bệnh bướu cổ
Những lưu ý khi chế biến món ăn để phòng bệnh bướu cổ
Nhiều người quan tâm đến cách chế biến thực phẩm để giữ được iốt. Có những quy tắc sau đây:
Khi xào chín rau, nếu bạn thêm muối iốt sau khi rau đã chín, tỷ lệ hấp thu iốt là 63,2%. Tuy nhiên, nếu bạn cho muối vào từ đầu khi nấu, tỷ lệ hấp thu iốt chỉ còn 18,7%. Khi dùng dầu đậu nành để xào nấu khoai tây chín và thêm muối iốt vào bắc ra ngay, tỷ lệ hấp thu iốt là 25%.
Nếu bạn để giấm trong thức ăn trong thời gian dài, tỷ lệ hấp thu iốt sẽ tăng lên 47,8%. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng mỡ động vật để xào chín rồi thêm muối iốt vào bắc ra ngay, tỷ lệ hấp thu iốt chỉ là 2%.
Chuyên gia khuyến cáo rằng không nên phơi nắng, rang nóng hoặc để muối iốt trên gác bếp, vì những thực phẩm này sẽ làm giảm tác dụng của iốt. Muối iốt nên được đựng trong túi nilon nhỏ, kín đáo và bảo quản ở nơi khô ráo, không nên lưu trữ quá 6 tháng. Khi nấu nướng, hãy thêm muối iốt vào thức ăn và bắc ra ngay.
>> Xạ trị ung thư tuyến giáp bao nhiêu tiền & cách giảm chi phí
Lời kết
Thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp các độc giả giải đáp thắc mắc chế độ ăn/thực đơn của người bệnh bướu cổ như thế nào là phù hợp nhất? Mong là những kiến thức trên sẽ giúp những bệnh nhân bướu cổ nhanh chóng khỏi bệnh.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh bướu cổ vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.