Cây thuốc nam nào chữa bệnh cường giáp hiệu quả?
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Trong hành trình chăm sóc và điều trị bệnh cường giáp, không ít người bệnh thường thắc mắc: có những cây thuốc nam nào dùng để chữa bệnh hiệu quả đã được chứng minh hay chưa?
Cây thuốc nam nào chữa bệnh cường giáp hiệu quả?
Giải đáp:
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone T3, T4 khiến cơ thể tăng chuyển hóa với các triệu chứng tiêu biểu như: Ăn nhiều hơn nhưng không tăng cân, tim đập nhanh, bướu giáp… Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cường giáp như: Do chế độ ăn dư thừa iod, viêm tuyến giáp, bệnh basedow... chủ yếu là do rối loạn hệ miễn dịch - theo nhiều chuyên gia nhận định.
>> Xem thêm:
Bệnh cường giáp có ăn được cá biển không?
Khi nồng độ các hormone tuyến giáp tăng cao, nhiều cơ quan trong cơ thể bị rối loạn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Mặc dù có nhiều phương pháp chữa bệnh cường giáp nhưng đông y sử dụng các cây thuốc nam để điều trị bệnh cũng khá phổ biến và được nhiều người bệnh tìm tới. Các cây thuốc nam chữa bệnh cường giáp tiêu biểu là 16 loại sau:
- Rong Biển là nguồn thực phẩm rất giàu dưỡng chất có khả năng giúp cải thiện bệnh cường giáp vì trong thành phần của nó có chứa chất béo, sắt, đường, i-ốt, muối alginate… Người bệnh có thể bổ sung 1 – 2 muỗng bột rong biển hoặc chế biến nấu canh để cải thiện chức năng tuyến giáp.
- Cây xạ đen: Flavonoid trong cây xạ đen là 1 chất chống oxy hóa rất tốt. Hoạt chất saponin triterbenoid trong xạ đen còn có tác dụng chống nhiễm trùng cho người bệnh cường giáp.
- Cây xáo tam phân: Tương tự như xạ đen, xáo tam phân cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh cường giáp, phòng ngừa ung thư. Xáo tam phân còn giúp tăng sức đề kháng cho tuyến giáp, nâng cao miễn dịch.
- Ké đầu ngựa: Hoạt chất trong quả ké đầu ngựa đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn mạnh thông qua việc kích thích cơ thể tạo ra nhiều chất kháng viêm, dùng rất tốt cho người bệnh cường giáp.
- Nấm lim xanh: Không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp, nấm lim xanh còn bổ trợ nhiều tác dụng cho sức khỏe: giàu chất dinh dưỡng, vitamin, kháng viêm, giảm đau rất tốt.
- Cải xoong: Ít ai biết rằng, cải xoong là loại rau khá giàu I-ốt, nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa.
- Hạt lanh: Các dưỡng chất trong hạt lanh sẽ giúp cải thiện tốt trình trạng sưng tuyến giáp. Hạt lanh cũng rất giàu dinh dưỡng và tốt trong việc chống oxy hóa.
- Bồ công anh: Trà bồ công anh có công dụng điều trị rất nhiều bệnh lý và trong đó có cả bệnh cường giáp, hỗ trợ giảm sưng vùng cổ có bướu cổ.
- Lá me chua (rau bina dock) thường được nấu súp, salad, hoặc nước sốt và là dược liệu chữa bệnh bướu cổ rất tốt.
- Cam thảo: Các hoạt chất trong cam thảo giúp điều hòa hormon tuyến giáp, ức chế sự phát triển của một số loại ung thư tuyến giáp nhất định.
- Gừng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp bởi rất giàu kẽm, magie và kali - dinh dưỡng rất cần thiết cho các chức năng của tuyến giáp. Sử dụng gừng tươi để pha trà gừng mật ong là một lựa chọn tuyệt vời cho người bị các bệnh lý tuyến giáp
- Củ tam thất giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho tuyến giáp rất tốt bằng cách xắt nhỏ củ tam thất và ngậm trong miệng hoặc pha trà mỗi ngày.
- Cây đu đủ có tác dụng giúp thu nhỏ khối u từ các bộ phận lá, hoa, cuống, quả… chữa bệnh cường giáp rất hiệu quả.
- Cây khổ sâm nam giúp chống viêm và kháng u rất hiệu quả và giúp giảm các triệu chứng do bệnh cường giáp gây ra như giảm hồi hộp, đánh trống ngực, giảm kích thích cơ tim…
- Lá neem đã được nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp, giảm chứng trầm cảm, tăng cường hệ miễn dịch …
- Cây cúc dại (cây Echinacea) giúp cải thiện miễn dịch của cơ thể và đồng thời giúp cải thiện những vấn đề liên quan đến bệnh cường giáp.
Mặc dù có nhiều cây thuốc nam có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng, cần tham khảo trước ý kiến của các chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể. Việc sử dụng sai cách hay không đúng liều lượng có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và có thể làm trầm trọng thêm bệnh cường giáp.
Người bệnh nên tìm hiểu những loại sữa chuyên biệt cho người bệnh cường giáp để đảm bảo các tiêu chuẩn về hàm lượng dinh dưỡng bổ sung chuẩn khoa học.
>> Bạn nên xem thêm: Quy tắc dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh cường giáp
Những lưu ý khi dùng thuốc nam chữa bệnh cường giáp
Thuốc nam dùng chữa bệnh cường giáp tuy có đem lại hiệu quả để cải thiện tình trạng bệnh nhân gặp phải, nhưng người bệnh cần cần lưu ý một số vấn đề sau giúp bệnh nhanh khỏi, kiểm soát tốt hơn:
Thuốc nam không có bằng chứng khoa học rõ ràng chứng minh tính hiệu quả trong điều trị bệnh, do đó bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị, chuyên khoa trước khi sử dụng
Sử dụng thuốc nam trị bệnh cường giáp cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị
Thuốc nam đều là thảo dược tuy nhiên không hẳn đều “lành tính”, sử dụng không đúng vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, cơ thể người bệnh.
Dùng thuốc nam trị bệnh chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ hay sử dụng hỗ trợ chỉ định thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ điều trị
Sử dụng kết hợp thuốc tây với thuốc nam nên uống cách 2 đến 3 giờ để tránh sự tương tác thuốc gây ra hệ lụy không mong muốn
Hiệu quả của thuốc nam với mỗi người rất khác nhau, cần đi thăm khám đông y và cắt thuốc phù hợp, không tự ý mua và sử dụng
Thuốc cần được bảo quản đúng cách, sử dụng đúng liều lượng.
Dù điều trị bằng thuốc nam hay thuốc tây, nhất định cần kết hợp với chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, tập luyện mới đem lại hiệu quả điều trị tốt, khả quan như mong đợi.
>>Xem thêm:
- Cổ có bướu to là bệnh suy giáp hay cường giáp?
- “5 Ăn - 8 Tránh” - quy tắc dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh cường giáp
Bệnh nhân cường giáp cần dùng thuốc và có chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị
Những ảnh hưởng của bệnh cường giáp
Cường giáp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, cụ thể như:
- Tăng nhịp tim: Bệnh cường giáp có thể tim đập nhanh hơn, gây ra nhịp tim không đều. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Tăng nhiệt độ cơ thể: Bệnh nhân cường giáp thường cảm thấy nóng và đổ mồ hôi nhiều hơn do nhiệt độ cơ thể tăng cao bất thường.
- Rối loạn tiêu hóa: Hoạt động của cường giáp có thể làm tăng cảm giác đói, gây ra táo bón hoặc tiêu chảy.
- Sụt cân: Mặc dù ăn nhiều hơn nhưng người bệnh cường giáp thường sụt cân do tăng chuyển hóa cơ bản dẫn đến tiêu hao rất nhiều năng lượng.
- Rối loạn tâm lý: Cường giáp có thể dẫn đến sự thay đổi tâm lý, gây ra cảm giác căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm.
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Ở phụ nữ, cường giáp có thể gây ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể gặp phải tình trạng trễ kinh thường xuyên.
- Suy giảm cơ bắp: Cường giáp cũng có thể làm suy giảm cơ bắp, đặc biệt là ở cánh tay và đùi.
- Mất khả năng sinh sản: Ở cả hai giới, cường giáp có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ.
- Xương yếu: Cường giáp có thể làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ gãy xương.
Cường giáp có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh
Dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh cường giáp
Bên cạnh các quan tâm dùng cây thuốc nam điều trị bệnh cường giáp có tốt không, một chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát hoạt động Hormone tuyến giáp không vượt quá mức cần chú ý giảm I-ốt tới 88%. Sữa Leanrro Thyro LID là giải pháp dinh dưỡng giảm I-ốt phù hợp cho người bệnh cường giáp và người chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ an tâm bổ sung theo khuyến nghị của RNI Việt Nam.
Leanpro Thyro LID - Dinh dưỡng kiêng i-ốt cho người bệnh cường giáp. XEM NGAY
>> Xem thêm:
- Bệnh cường giáp có nguy hiểm và chữa khỏi không?
- Cường giáp ở phụ nữ mang thai - cần chú ý gì khi điều trị?
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái