Bệnh cường giáp có nguy hiểm và chữa khỏi không?

Trong các bệnh lý về tuyến giáp thì bệnh cường giáp được cho là khá nguy hiểm bởi có nhiều biến chứng hơn, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng lao động nếu không tuân thủ về điều trị. Vậy, bệnh cường giáp có thể chữa khỏi?

Bệnh cường giáp nguy hiểm như thế nào?

Hormon tuyến giáp có vai trò điều hòa trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cho cơ thể nhưng khi bị bệnh cường giáp, hormone tuyến giáp tăng tiết quá mức làm rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. khi không được phát hiện sớm và không kiểm soát tốt thì bệnh cường giáp là bệnh lý nguy hiểm..

Cường giáp có nguy hiểm không, có chữa được không

>>Xem thêm:

04 biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm do cường giáp tiêu biểu như:

  • Biến chứng đầu tiên - mắt: bệnh cường giáp gây ảnh hưởng khá nặng nề đến mắt như mắt lồi, đỏ mắt, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng… có thể dẫn tới mù lòa khi không tuân thủ điều trị đúng phác đồ.
  • Biến chứng loãng xương: khi sự hấp thu canxi bị cản trở do hormon tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của xương. Vì thế, một biến chứng có thể thấy ở hầu hết người bệnh cường giáp đó là hạ canxi máu, dễ gãy xương, yếu xương và lâu dài là loãng xương.
  • Biến chứng thường gặp - tim mạch: tim đập nhanh là triệu chứng thường gặp nhất khi bị cường giáp. Sau một thời gian dài thì tình trạng này có thể dẫn tới các biến chứng tim mạch khác nghiêm trọng hơn như rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ… có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
  • Cơn bão giáp: dù rất ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra khi nồng độ hormon tuyến giáp quá cao khiến các triệu chứng bệnh đột ngột trở nặng và có thể tử vong nếu không được nhận biết, cứu chữa kịp thời.

 Mặc dù nguy hiểm nhưng bệnh cường giáp rất ít có khả năng tiến triển thành ung thư tuyến giáp nên người bệnh có thể hoàn toàn có thể duy trì sức khỏe và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách

>> Xem ngay: Bệnh cường giáp - hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách!

Bệnh cường giáp có thể tự khỏi không?

Bệnh cường giáp hiện chưa có nghiên cứu y khoa nào chứng minh có thể tự khỏi bệnh, bệnh cần kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ và kiểm soát bệnh dài hạn. Thời gian điều trị bệnh còn tùy thuộc theo phương pháp và khả năng thích ứng điều trị của bệnh nhân. Điều trị với thuốc kháng giáp có thể mất 18 đến 24 tháng mới thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm nhiều. 

Lưu ý dùng thuốc uống sau mổ tuyến giáp | Vinmec

Điều trị nội khoa bệnh cường giáp thời gian khá dài

>>Xem thêm:

Người bệnh cường giáp có nên mổ?

Một trong các phương pháp hiện được y học áp dụng để điều trị bệnh cường giáp bên cạnh dùng thuốc và xạ trị là phẫu thuật. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân cường giáp có bướu giáp nhân hay tuyến giáp lớn độ 2 – 3, kết hợp điều trị nội khoa để có hiệu quả tốt nhất. 

Bác sĩ sẽ tiến hành cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc gần hết, chỉ để lại 2 - 3g trên mỗi thùy tuyến giáp để tránh sản xuất hormone quá nhiều khiến bệnh tái đi tái lại. Các trường hợp khác cũng thường được chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh cường giáp khi phương pháp dùng thuốc có kết quả hạn chế và xạ trị không phù hợp như:

  • Bệnh nhân có bướu giáp quá to

  • Bệnh nhân dùng thuốc và tái đi tái lại nhiều lần

  • Bệnh nhân là phụ nữ mang thai (giải đoạn đầu thai kỳ) hay đang trong thời gian nuôi con nhỏ, cho con bú

  • Trẻ nhỏ bị cường giáp

  • Bệnh nhân không đủ điều kiện dùng thuốc điều trị.

Tuyến giáp: Vị trí, cấu tạo, chức năng nội tiết trong cơ thể | Hoàn MỹPhẫu thuật điều trị cường giáp phù hợp với đối tượng bệnh nhân tái đi tái lại nhiều

Bệnh cường giáp có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Bệnh cường giáp thuộc nhóm bệnh rối loạn tự miễn nên nhiều người bệnh khá thắc mắc “bệnh cường giáp có thể điều trị khỏi hẳn không?” và câu trả trả lời là “có” nếu phát hiện sớm, phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời và người bệnh tuân thủ điều trị..
Ba phương pháp điều trị bệnh cường giáp hiện nay được áp dụng theo mức độ bệnh tăng dần là điều trị nội khoa (dùng thuốc), i ốt phóng xạ và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật tuyến giáp).

  • Điều trị nội khoa chỉ định dùng thuốc được áp dụng khi bệnh cường giáp ở mức độ vừa và nhẹ. Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ chữa khỏi bệnh cường giáp là khoảng 40 – 70% sau 1 – 2 năm điều trị. Một số ít người có thể tái phát bệnh lại nhưng vẫn có thể tiếp tục điều trị và chữa khỏi.
  • Điều trị bằng i ốt phóng xạ hay phẫu thuật được chỉ định với các trường hợp bệnh nặng hơn hoặc theo yêu cầu của người bệnh. Khi này, bệnh vẫn có thể tái phát khi không loại bỏ hết các tế bào của tuyến giáp. Lúc đó, phương pháp điều trị thường áp dụng là dùng thuốc kháng giáp hoặc i ốt phóng xạ.

Khi các triệu chứng bệnh biến mất, kích thước và chức năng tuyến giáp sẽ trở lại bình thường tức là bệnh cường giáp đã chữa khỏi hoàn toàn. Mặc dù vậy, người bệnh cũng cần tái khám định kỳ 3 tháng 1 lần trong năm đầu tiên và 1 lần/năm trong những năm tiếp theo để theo dõi và ngăn ngừa tái phát bệnh cường giáp hoặc biến chứng.
 
Chế độ dinh dưỡng sau khi bị bệnh cường giáp và điều trị I-ốt phóng xạ rất quan trọng đối với bệnh nhân cường giáp. Đặc biệt trong việc ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ điều trị bệnh khỏi hoàn toàn.

>> Xem ngay: Quy tắc dinh dưỡng chuẩn hóa của bệnh cường giáp không thể bỏ qua.
 
Một sản phẩm dinh dưỡng không thể bỏ qua của người bệnh cường giáp đó là sữa LeanPro Thyro LID. Bổ sung Leanpro Thyro LID với 3 cốc mỗi ngày là cách để giúp kiểm soát hoạt động Hormone tuyến giáp không vượt quá mức, giảm I-ốt tới 88% theo khuyến nghị của RNI Việt Nam phù hợp cho người bệnh cường giáp và người chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ an tâm bổ sung.

Bệnh cường giáp có nguy hiểm và chữa khỏi không?

Sử dụng Leanpro Thyro LID hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý cường giáp. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.