Gợi ý thực đơn hàng ngày cho người bệnh cường giáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Bên cạnh các chú ý cần tuân thủ về thực phẩm tốt và có hại cho sức khoẻ bệnh cường giáp thì người bệnh cũng quan tâm nhiều về gợi ý thực đơn hàng ngày để ăn uống hợp lý.

Tại sao người bệnh cường giáp cần xây dựng thực đơn phù hợp?

Một điều mà người bệnh cường giáp luôn cần tuân thủ đó là liều kháng giáp thích hợp do chuyên gia y tế chỉ định. Việc này sẽ giúp nhanh chóng khắc phục được các triệu chứng của bệnh cường giáp tốt hơn. Những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng bổ sung đúng cách có thể giúp kiểm soát triệu chứng bệnh tốt hơn.  

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho người bệnh cường giáp

>> Xem ngay: Bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng gì?

Thực đơn cho người bệnh nhân cường giáp cần bổ sung gì? không nên bổ sung gì?

Bệnh nhân cường giáp luôn có tuyến giáp hoạt động quá mức nên sự chuyển hóa quá mạnh mẽ khiến cơ thể dễ mất đi các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng. Điển hình nhất là các vi chất sắt, kẽm, magie, canxi,… Người bệnh cường goáp cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và kiểm soát để bệnh không trầm trọng hơn. 

Dưới đây là các thực phẩm người cường giáp nên và không nên ăn:

Thực phẩm người bệnh cường giáp nên bổ sung

Đầu tiên, nguwoif bệnh cường giáp rất dễ bị mất đi chất kẽm, gây cản trở sự phân chia tế bào, giảm hệ miễn dịch và quá trình tăng trưởng của cơ thể. Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn uống hàng ngày để bù lại lượng kẽm thiếu hụt này. Cụ thể, bệnh nhân nê n ăn nhiều hạt bí ngô, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt lanh,...

Tiếp đến, bệnh nhân nên ăn bổ sung nhiều loại quả mọng, trái cây nhiều nước để bổ sung chất chống oxy hóa và chất kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể chọn bổ sung các trái cây như: Dâu tây, việt quất, kiwi, cam, quýt,… ăn vào các bữa phụ trong ngày. 

Tiếp đến, hãy bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu axit béo Omega 3 vào chế độ dinh dưỡng. Nhóm thực phẩm này giúp làm dịu hoạt động của tuyến giáp, ngăn chặn cường giáp phát triển xấu. Bệnh nhân hãy bổ sung các thực phẩm như: cá hồi, gan cá, trứng gà, dầu oliu,…

Bệnh nhân cường giáp cũng dễ bị sụt cân khó kiểm soát, khiến cơ thể yếu gầy, thiếu sức sống. Bệnh nhân hãy bổ sung thêm Đạm, protein thực vật có trong đậu lăng, đậu gà, đậu Hà Lan,... bên cạnh các nhóm thực phẩm Đạm, protein có trong thịt gà, thịt heo, cá,... để cải thiện tình hình sức khỏe.

Người nhà cũng chú ý bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giúp bệnh nhân cường giáp bù lại lượng canxi thiếu hụt, cải thiện tình trạng xương khớp yếu và giòn vì canxi máu thấp. Bạn có thể chọn bổ sung qua các thực phẩm như: sữa, sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, ...) thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho người bệnh cường giáp

Bệnh nhân cường giáp hãy thêm sữa, thực phẩm từ sữa hàng ngày để bổ sung canxi

>>Xem thêm:

Thực phẩm người bệnh cường giáp không nên bổ sung

Dưới đây là nhóm 5 thực phẩm người bệnh cường giáp không nên ăn để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp, khiến bệnh trầm trọng, chuyển biến xấu:

  • Thực phẩm nhiều i-ốt có trong hải sản, rong biển, sushi, tảo… vì người bệnh cường giáp chỉ nên hấp thụ 150 mcg (0,15 mg) i-ốt mỗi ngày.

  • Chất béo bão hòa có trong thực phẩm chiên, rán dễ khiến cơ thể giảm sản xuất hormone thyroxine (T4). Hãy tránh ăn những thực phẩm như: bơ thực vật, sốt mayonnaise, thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ…

  • Thực phẩm nhiều đường có trong bánh kẹo ngọt, nước uống có ga,... vì chúng khiến lượng đường huyết của người bệnh cường giáp khó kiểm soát dio chứng rối loạn chuyển hóa carbohydrate

  • Đồ uống caffein, chất kích thích, cà phê, nước có ga, bia, rượu vì có thể khiến triệu chứng lo lắng, nhịp tim nhanh, căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch,... trầm trọng hơn.

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho người bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp không nên dùng đồ uống caffein, chất kích thích

>>Xem thêm:

Gợi ý mẫu thực đơn cho người bệnh cường giáp theo các bữa trong ngày

Bữa sáng: Khi cường giáp các hormone tuyến giáp hoạt động quá mức làm cản trở quá trình hấp thu canxi, cơ thể sẽ tăng cường vận chuyển canxi từ xương vào máu, kèm theo sự dư thừa hormon giáp làm gia tăng sự luân chuyển của xương và tăng sự mất xương, dẫn đến làm giảm mật độ của xương gây loãnh xương nên bữa sáng cần đặc biệt bổ sung cho cơ thể đủ lượng canxi bù lại lượng thiếu hụt do cường giáp gây ra bằng sữa, ngũ cốc, phô mai… ăn kèm với sữa tùy theo sở thích. 

Bữa phụ buổi sáng nên ăn nhẹ để nạp năng lượng bằng trái cây để bổ sung chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nguyên do bởi bệnh cường giáp Basedow chủ yếu là do suy giảm khả năng miễn dịch và trái cây hỗ trợ tăng cường miễn dịch rất tuyệt vời. 

Bữa trưa là bữa chính nên người bệnh cần bổ sung nhiều protein (đạm) và năng lượng như: đậu nành, đậu hà lan, thịt nạc, cá… đa dạng theo tháp dinh dưỡng và cải thiện tốt tình trạng giảm cân quá mức ở bệnh cường giáp. Có một số loại rau thơm như hương thảo, húng quế, kinh giới… hỗ trợ cải thiện chức năng tuyến giáp, kháng viêm và phục hồi bệnh hiệu quả và người bệnh có thể kết hợp trong các món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp hương vị món ăn ngon hơn..

Bữa phụ buổi chiều: lúc này lượng kẽm trong cơ thể thường xuống thấp mức báo động do tuyến giáp hoạt động quá mức. Một số loại hạt dinh dưỡng như hạnh nhân, óc chó, hạt lanh … có thể ăn kèm sữa chua, sinh tố để đáp ứng nhu cầu cơ thể và khẩu vị tốt hơn.

Bữa tối cần đáp ứng tiêu chí đủ chất cho người bệnh cường giáp. Người bệnh có thể ăn ít nhất 1 bữa/ ngày với bông cải xanh, bắp cải, súp lơ… cùng các thực phẩm giàu protein để giảm hoạt động quá mức của tuyến giáp tốt hơn. 

Với những gợi ý về nguyên tắc thực đơn hàng ngày cho người bệnh cường giáp, Nutricare Pharma mong rằng sẽ giúp bạn một phần nào đó trong quá trình điều trị căn bệnh cường giáp này.

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho người bệnh cường giáp

>> Xem ngay: Quy tắc dinh dưỡng chuẩn hóa của bệnh cường giáp không thể bỏ qua

Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh cường giáp

Đối với người bệnh cường giáp, sẽ làm tăng chuyển hoá làm cơ thể dễ mất các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất như sắt, magie, kẽm... Do vậy, khi xây dựng thực đơn cho người bệnh cường giáp cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng với đa dạng các loại thực phẩm. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc điều trị và kiểm soát bệnh.

Các triệu chứng mà người bệnh cường giáp có thể gặp phải như: khó thở, hồi hộp, sụt cân...tuy nhiên có nhiều trường hợp các triệu chứng bệnh lại diễn ra âm thầm, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chính vì thế, mọi người cần đi khám sức khoẻ định kỳ tại các bệnh viện uy tín để có thể sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Dinh dưỡng cho người bệnh cường giáp

Bên cạnh đó, người bệnh cường gáp có thể bổ sung trong thực đơn hàng ngày của mình từ 2 - 3 ly sữa Leanpro Thyro LID. Sản phẩm dinh dưỡng giúp kiểm soát hoạt động Hormone tuyến giáp không vượt quá mức, giảm I-ốt tới 88% theo khuyến nghị của RNI Việt Nam phù hợp cho người bệnh cường giáp. Ngoài ra, sản phẩm giúp điều hoà canxi máu và cải thiện tiêu hoá cho người bệnh một cách tối ưu.

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho người bệnh cường giáp

Việc bổ sung 2 -3 ly Leanpro Thyro LID vào thực đơn hàng ngày của người bệnh cường giáp sẽ giúp cái thiện sức khoẻ tốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại: https://www.dinhduongyhoc.com.vn/collections/dinh-duong-cho-benh-tuyen-giap

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 18006742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái