Cường giáp có ăn được cá biển không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Cá biển có nhiều dinh dưỡng và thơm ngon nên nhiều người bệnh cường giáp thường thắc mắc về chế độ ăn uống hàng ngày có thể bổ sung cá biển được không?
Mắc bệnh cường giáp có ăn được cá biển không?
Giải đáp:
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone T3, T4 khiến cơ thể tăng chuyển hóa với các triệu chứng tiêu biểu như: Ăn nhiều hơn nhưng không tăng cân, tim đập nhanh, bướu giáp… Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cường giáp như: Do chế độ ăn dư thừa iod, viêm tuyến giáp, bệnh basedow... chủ yếu là do rối loạn hệ miễn dịch - theo nhiều chuyên gia nhận định.
Với tuyến giáp, i ốt có vai trò quan trọng trong sản xuất hormone T3, T4 và lượng i ốt hấp thụ vào cơ thể quá lớn, có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp. Tuyến giáp khỏe mạnh chứa tới 75% hàm lượng i ốt của toàn bộ cơ thể, còn lại 25% hàm lượng i ốt nằm ở các cơ quan khác. Với người bị cường giáp, quá trình hấp thụ i ốt xảy ra mạnh mẽ, khiến các cơ quan khác trong cơ thể thiếu i ốt trầm trọng. Nếu chế độ dinh dưỡng bổ sung thiếu i ốt dẫn đến giảm tổng hợp hormon tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Tuy nhiên, người bệnh cường giáp thường được chỉ định điều trị bằng biện pháp i-ốt phóng xạ - phương pháp yêu cầu người bệnh có chế độ ăn kiêng i-ốt đến tối thiểu trước khi điều trị. Việc này giúp tuyến giáp dễ tiếp nhận i-ốt phóng xạ hơn, hiệu quả điều trị cao hơn. Chế độ ăn kiêng này cần duy trì cho đến khi hoàn thành quá trình điều trị nhưng liều lượng sử dụng cũng không quá nhiều và thường xuyên.
>>Tham khảo thêm: Leanpro Thyro Lid 400g
Vậy, cá biển có tốt cho người bệnh cường giáp?
Cá biển là thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe do giàu đạm, có giá trị dinh dưỡng cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp bổ sung cho nhu cầu của con người.
Đặc biệt, cá biển còn rất giàu Omega-3 chất béo không no cần thiết để tạo màng tế bào thần kinh và phòng chống bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, trong cá có chứa rất ít chất béo, protein của cá dễ hấp thu, rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
So sánh với những nhóm thực phẩm là thịt động vật như lợn, bò… cũng rất giàu protein nhưng dễ gây thừa đạm, béo phì, tiểu đường… nên bổ sung nhiều lại không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, canxi có chứa trong một số loại cá như cá hồi dễ hấp thu còn góp phần giúp cho xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
Tuy nhiên, cá biển là thực phẩm giàu I-ốt, điều này sẽ làm tăng hoạt động của tuyến giáp thúc đẩy tình trạng cường giáp nặng lên. Vậy, người bệnh cường giáp có thể ăn cá biển không? Câu trả lời là không nên, tuy nhiên bạn có thể bổ sung với hàm lượng ít.
Người bệnh nên tìm hiểu những loại sữa chuyên biệt cho người bệnh cường giáp để đảm bảo các tiêu chuẩn về hàm lượng dinh dưỡng bổ sung chuẩn khoa học.
>> Tham khảo thêm: Leanpro Thyro Lid 900g
Gợi ý các loại cá người bệnh cường giáp có thể ăn
I-ốt là một khoáng chất có thể bổ sung trong chế độ ăn uống và cần thiết với con người. Tuy nhiên với bệnh nhân cường giáp, khuyến cáo luôn cần nhớ trong chế độ dinh dưỡng là “hạn chế hấp thu I-ốt” để quá trình điều trị đặt hiệu quả tốt. Nhu cầu I ốt của người trưởng thành là 150cmg/ngày. Với người bệnh cường giáp chỉ được sử dụng i-ốt khoảng dưới 50 cmg/ngày.
Nhu cầu I ốt của người bệnh cường giáp thấp hơn người khỏe mạnh rất nhiều
Lượng i-ốt người bệnh nạp vào cơ thể càng lớn, càng khiến bệnh có nguy cơ cao biến chứng, trở nặng, tăng thời gian điều trị hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn cá biển để giảm hấp thụ I-ốt. Dưới đây là gợi ý một số loại cá biển người bị cường giáp có thể ăn vì chứa ít I-ốt và tốt cho sức khỏe:
Cá ngừ
Cá ngừ có hàm lượng i-ốt tương đối (17 mcg i-ốt trong mỗi 81g cá ngừ) nhưng lại chứa nhiều protein, kali, sắt và vitamin B, axit béo omega-3. Sử dụng cá ngừ giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng cường sức đề kháng mà không khiến bệnh tình trầm trọng hơn nếu sử dụng phù hợp.
>>Xem thêm:
- Bệnh cường giáp nên kiêng và ăn gì tốt nhất?
- Cường giáp sơ sinh ở trẻ nhỏ cần chú ý gì trong giai đoạn đầu đời
Cá tuyết
Cá tuyết trung bình trong mỗi 85 gram thịt cá chỉ có 63–99 mcg i-ốt nhưng cung cấp rất nhiều chất béo tốt, nhiều loại khoáng chất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể chế biến nhiều món ăn thơm ngon cho bệnh nhân cường giáp với loại hải sản này.
Cá hồi
Cá hồi cũng chỉ chứa 63–99 mcg i-ốt trong mỗi 85 gram thịt cá, nhưng lại có rất nhiều hàm lượng axit béo omega-3, astaxanthin, vitamin B12, kẽm,... Hãy ăn 2 lần/tuần để bổ sung chất béo tự nhiên, omega 3, cũng hoạt chất chống oxy hoa để hạn chế các bệnh tim mạch, cải thiện huyết áp, hệ miễn dịch.
Hãy chọn loại cá ít I ốt bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cường giáp
Hướng dẫn cách chế biến cá biển cho bệnh nhân cường giáp
Bệnh nhân cường giáp không nên ăn cá biển thường xuyên hoặc ăn một lần với số lượng lớn để tránh ảnh hưởng sức khỏe, khiến bệnh lý nặng thêm. Nếu bạn thích cá biển thì tham khảo các cách chế biến dưới đây, tuy nhiên nấu với lượng ít thôi bạn nhé. Cụ thể:
Món cá thu kho cay nước sốt me
Cá thu kho cay với nước sốt me là món ăn có vị chua cay kèm nước sốt sền sệt khá “đưa cơm”. Bệnh nhân cường giáp nên nấu món này để đổi khẩu vị khi bản thân đã kiêng khem nhiều ngày. Nguyên liệu chuẩn bị cần có trong món này, bao gồm:
- Cá thu: 1 khoanh hoặc 1 miếng phi lê.
- Hành.
- Ớt.
- Tỏi.
- Nước sốt me, mì chính, mắm, hạt nêm, hạt tiêu và dầu ăn.
Món cá thu kho cay nước sốt me
Cách thực hiện món cá thu kho cay nước sốt me khá đơn giản. Bạn hãy chiên sơ cá thu rồi gắp ra đĩa. Sau đó băm nhỏ tỏi, phi thơm rồi đổ nước sốt me, nêm nếm các gia vị khác vừa ăn vào cùng. Vặn lửa to để đun sôi hỗn hợp, thả cá thu đã chiên vào nước sốt, vặn lửa nhỏ để cá thấm đều gia vị.
>>Tham khảo thêm: Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm hay không?
Món canh chua cá bớp
Đây là món canh cá biển thích hợp ăn mỗi khi trời nóng, có thể giải nhiệt. Bệnh nhân cường giáp có thể ăn món này nhưng nấu với lượng ít, đủ ăn trong một bữa bằng các nguyên liệu:
- Cá bớp: 1 khoanh cá.
- Bạc hà.
- Me trái hoặc me vắt.
- Tỏi.
- Ngò gai.
- Cà chua.
- Măng chua.
- Dứa.
- Giá đỗ.
- Muối, hạt nêm.
Món canh chua cá bớp
Bạn hãy rửa sạch khoanh cá bớp, vớt ra để ráo. Sau đó rửa sạch cà chua, dùng dao thái múi cau. Rửa sạch rau thơm, măng chua rồi cắt nhỏ vừa ăn. Bắt chảo lên bếp, đun sôi dầu rồi xào sơ cà chua, cho thêm dứa và măng chua vào xào cùng. Khi các hỗn hợp đã chín thì cho nước và nước me vào nấu đun sôi. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho cá bớp vào nấu chín rồi tắt bếp.
>>Tham khảo thêm: Ung thư tuyến giáp di căn hạch và phương pháp điều trị
Dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh cường giáp
Bên cạnh các lo lắng về cường giáp ăn cá biển có tốt không, một chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát hoạt động Hormone tuyến giáp không vượt quá mức cần chú ý giảm I-ốt tới 88%. Sữa Leanpro Thyro LID là giải pháp dinh dưỡng giảm I-ốt phù hợp cho người bệnh cường giáp và người chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ an tâm bổ sung theo khuyến nghị của RNI Việt Nam.
Leanpro Thyro LID giảm tới 88% hàm lượng i-ốt. MUA NGAY
Như vậy Nutricare Pharma hoàn thành việc đồng hành cùng các bạn trong công cuộc tìm lời giải đáp cho câu hỏi cường giáp ăn cá biển được không? Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích tới bạn.
>>Xem thêm:
- Bị cường giáp dễ gặp các biến chứng nào nguy hiểm?
- Nguy cơ của bệnh cường giáp và có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái