Ung thư ăn gạo lứt được không và các cách chế biến đơn giản

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Hiện nay số ca nhiễm ung thư ngày càng tăng cao, ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Một trong những lý do gây nên tình trạng này chính là do thói quen ăn uống, sinh hoạt. Vậy các trường hợp người mắc bệnh ung thư ăn gạo lứt được không? Mời bạn cùng Nutricare Pharma đi tìm hiểu đáp án cụ thể để biết rõ đáp án cùng những thông tin hữu ích ngay bên dưới đây nhé.

>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư

Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt mang đến là gì?

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Điển hình trong đó như vitamin và chất chống oxy hóa, khoáng chất. Khi so sánh với gạo trắng các thành phần dinh dưỡng nổi trội hơn nhiều và cụ thể trong một chén ngũ cốc này có chứa các hàm lượng cụ thể:

● Calo: 216

● Chất xơ: 3,5 gram

● Carb: 44 gram

● Protein: 5 gram

● Chất béo: 1,8 gram

● Niacin (B3): 15% RDI

● Thiamin (B1): 12% RDI

● Axit pantothenic (B5) : 6% RDI

● Pyridoxine (B6): 14% RDI

● Magie: 21% RDI

● Kẽm: 8% RDI

● Sắt: 5% RDI

● Đồng: 10% RDI

● Photpho: 16% RDI

● Selen: 27% RDI

● Mangan: 88% RDI

Bên cạnh đó, gạo lứt cũng là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như canxi, kali, riboflavin (B2), và folate. Trong thành phần của nó chứa hàm lượng mangan cao đóng góp quan trọng cho việc chữa lành vết thương mau chóng, điều chỉnh lượng đường, kích thích xương phát triển,...

Ung thư ăn gạo lứt được không và các cách chế biến đơn giản

Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể con người

Giải đáp thắc mắc ung thư ăn gạo lứt được không?

Đáp án là Có. Người mắc ung thư hoàn toàn có thể yên tâm ăn gạo lứt. Bởi thực phẩm này như đã nói có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao mang lại nhiều công dụng cho người bệnh khi sử dụng. Những người mắc ung thư hoàn toàn có thể sử dụng chúng để chế biến trong bữa ăn ăn hàng ngày vì những lợi ích cụ thể sau:

● Trong gạo lứt thành phần dinh dưỡng cao hơn gạo trắng rất nhiều. Điều này có tác dụng giúp cơ thể người bệnh bổ sung được nguồn dinh dưỡng đầy đủ để họ có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

● Theo nghiên cứu đã chỉ ra trong thành phần của gạo lứt có chứa các chất với tác dụng chống oxy hóa mạnh như axit phytic, flavonoid, polyphenol,... Nó sẽ ngăn ngừa tổn thương tế bào gốc và làm chậm lại sự phát triển của tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các bệnh nhân sau khi hoàn tất đợt điều trị có thể dùng gạo lứt nhằm giảm nguy cơ tái phát xảy ra.

● Khi sử dụng gạo lứt trong thực đơn chế biến hằng ngày còn giúp cho người bệnh ung thu kiểm soát cân nặng tốt hơn và ngăn ngừa béo phì. Ngoài ra nó cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, mỡ máu, tim mạch.

Như vậy qua những lợi ích kể trên thì ngay cả những người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư đều nên bổ sung gạo lứt vào bữa ăn hằng ngày của mình. Thực phẩm này sẽ phát huy tác dụng hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh hiệu quả.

Ung thư ăn gạo lứt được không và các cách chế biến đơn giản

Đối với người mắc ung thư ăn gạo lứt không?

Cách chế biến gạo lứt cho người bệnh ung thư trong bữa cơm hằng ngày

Chúng ta có thể sử dụng gạo lứt để thay thế cho gạo trắng trong bữa ăn hằng ngày hoặc chế biến thành các món bổ dưỡng như nấu cháo với hạt sen, yến mạch, rang lấy nước uống,... Sau đây là một số cách chế biến gạo lứt cho người bệnh ung thư để bạn có thể tham khảo thực hiện:

Cơm gạo lứt

Gạo lứt đem nấu cơm thay gạo trắng là cách chế biến đơn giản cho người bệnh ung thư và bạn có thể dễ dàng thực hiện theo quy trình sau:

● Bước 1: Bạn đem gạo lứt đi vo sơ và sau đó ngâm trong nước khoảng 30 đến 45 phút để khi cơm chín sẽ dẻo mềm.

● Bước 2: Mọi người đem cho gạo vào nồi cơm điện hay áp suất và đổ lượng nước vào nấu bình thường giống như gạo trắng và đậy vung bật chế độ nấu.

● Bước 3: Khi cơm chín nồi sẽ chuyển sang chế độ ủ ấm và bạn đừng mở ra mà hãy để thêm khoảng 15 phút để nó nở đều và dẻo hơn.

Ung thư ăn gạo lứt được không và các cách chế biến đơn giản

Cơm gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn cơm trắng

Cháo gạo lứt hạt sen

Ngoài món cơm đơn giản, bạn còn có thể sử dụng gạo lứt cho người bệnh ung thư để nấu cháo cùng với các nguyên liệu như hạt sen, nấm. Món này rất bổ dưỡng cho những người mắc bệnh ung thư với cách thực hiện đơn giản sau:

● Bước 1: Đầu tiên trong quá trình thực hiện món cháo mọi người đem hạt sen và gạo lứt đi ngâm qua đêm. Điều này sẽ có tác dụng để cho cháo khi nấu được mềm hơn.

● Bước 2: Nấm đem làm sạch và ngâm trong nước muối khoảng 10 phút và rửa lại với nước sạch để ráo.

● Bước 3: Bạn đem nấm đi phi thơm cùng với chút dầu mè cho ngấm và chín thì tắt bếp.

● Bước 4: Gạo lứt và hạt sen đem bỏ thêm nước đi nấu cháo cho chín nhừ. Tùy vào lượng gạo theo nhu cầu và sử dụng.

● Bước 5: Khi cháo đã chín nhừ, chúng ta cho nấm đã phi thơm vừa xong vào và nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp múc ra bát là có thể thưởng thức.

Ung thư ăn gạo lứt được không và các cách chế biến đơn giản

Cháo gạo lứt hạt sen bổ dưỡng rất tốt cho người bị ung thư

>> Xem thêm:

Nước gạo lứt rang

Gạo lứt đem rang để nấu nước cũng là một cách chế biến rất tốt cho sức khỏe. Cách thực hiện khá đơn giản mà bạn có thể áp dụng theo hướng dẫn dưới đây:

● Bước 1: Bạn cho gạo lứt vào chảo và rang nhỏ lửa tới khi kiểm tra hạt gạo chuyển sang màu nâu đậm thì tắt bếp. Lưu ý trong quá trình thực hiện cá nhân nên đảo đều tay và vặn lửa thật nhỏ để không bị cháy.

● Bước 2: Mọi người cho gạo đã rang vào nồi thêm nước lọc, chút muối và đun sôi tới khi hạt gạo mềm chín thì tắt bếp.

● Bước 3: Phần nước gạo lứt đã rang bạn đem để nguội và lọc để tách riêng xác gạo và phần nước riêng. Chúng ta có thể uống khi ấm hay bỏ tủ lạnh dùng dần tùy sở thích sẽ rất tốt cho cơ thể.

Ung thư ăn gạo lứt được không và các cách chế biến đơn giản

Nước gạo lứt rang chế biến đơn giản chỉ sau vài bước

Một số lưu ý khi dùng gạo lứt cho người mắc ung thư

Ngoài tìm hiểu đáp án ung thư ăn gạo lứt được không? chúng tôi sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về một số điều cần thiết. Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo trắng và được các bệnh nhân ung thư tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều trong quá trình bổ sung thực phẩm này vào bữa cơm hằng ngày của mình, cụ thể như:

Bạn cần cẩn thận trong việc lựa chọn gạo lứt để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tốt cho sức khỏe. Cá nhân cần nắm được các kinh nghiệm về thực phẩm đạt chuẩn với mùi thơm nhẹ và đỏ nâu, khi nhìn thấy trơn nhẵn có lớp dầu bên ngoài. Chúng ta nên đến các cơ sở uy tín để có thể mua được loại thơm ngon, chất lượng và an toàn không bị nhiễm hóa chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng.

Việc sử dụng gạo lứt được đánh giá là rất tốt cung cấp giá trị dinh dưỡng cho người dùng, đặc biệt là các bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta lạm dụng và sử dụng thường xuyên. Bạn nên áp dụng bổ sung trong thực đơn một cách khoa học, liều lượng không nên dùng quá nhiều. Theo như các chuyên gia dinh dưỡng nhận định cá nhân nên sử dụng mỗi lần 150g và 2 tới 3 lần/tuần.

Gao lứt có thể lưu trữ để sử dụng trong thời gian khá dài nếu được bảo quản đúng cách. Bạn nên lưu trữ gạo lứt nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Vì gạo lứt là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nếu không được bảo quản đúng cách thì gạo lứt rất dễ bị mốc, nếu nấm mốc có chứa độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Bên cạnh đó, người bệnh ung thư nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức khoẻ và hỗ trợ quá trình điều trị. Đặc biệt là dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng cao, giúp người bệnh chống lại tình trạng suy mòn, suy dinh dưỡng trong việc điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo dòng sữa chuyên biệt cho người bệnh ung thư: Leanmax Hope - đã được chứng minh lâm sàng tăng cân, khối cơ sau 8 tuần:

Ung thư ăn gạo lứt được không và các cách chế biến đơn giản

Leanmax Hope – Dinh dưỡng y học chuyên biệt cho người bệnh ung thư. MUA NGAY

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái