Ung thư ăn nho được không? Và một số lưu ý về mặt dinh dưỡng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Rất nhiều người bệnh đang quan tâm đến vấn đề ung thư ăn nho được không? và muốn bổ sung quả này vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Trên thực tế, đây là một trái cây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Để biết được tác dụng cụ thể của nó chúng ta có thể tham khảo ngay những nội dung thú vị trong bài viết hôm nay của Nutricare Pharma.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng tối ưu cho bệnh nhân ung thư

Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng trong nho

Nho là một trong những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Trong thành phần của quả này chứa rất nhiều tanin, catechin, vitamin và chất chống oxy hóa.

Mỗi loại nho sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, nhưng tốt nhất sẽ là những loại có vỏ đỏ. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong 100g tương đương với khoảng 12 quả bao gồm thành phần các chất như sau:

  • Calo: 0.69g
  • Protein: 0.72 g
  • Carbohydrate: 18 g
  • Chất xơ: 0.9 g
  • Chất béo: 0.16 g
  • Canxi: 10 mg
  • Sắt: 0.36 mg
  • Magie: 7 mg
  • Kali: 191 mg
  • Kẽm: 0.07 mg
  • Đồng: 0.125 mg
  • Manga: 0.071 mg
  • Vitamin A: 66 mg
  • Vitamin C: 10.8 mg
  • Vitamin E: 0.19 mg
  • Vitamin K: 14.6 μg
  • Vitamin B1: 0.069 mg
  • Vitamin B2: 0.070 mg
  • Vitamin B3: 0.188 mg
  • Vitamin B6: 0.086 mg

Ung thư có ăn nho được không? Người mắc bệnh ung thư có nên ăn nho?

Nho là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

>> Tham khảo thêm sản phẩm:  Leanmax Hope 900g

Người mắc ung thư ăn nho được không?

Các chuyên gia y tế đã khuyến nghị, người bị bệnh ung thư có thể ăn nho để hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Nếu chúng ta sử dụng hàng ngày với liều lượng cân đối còn giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy các tế bào trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Thậm chí loại quả này còn giúp ngăn chặn bệnh tiến triển nhanh hơn và hạn chế di căn đến các bộ phận khác.

Sở dĩ nho có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe người mắc bệnh ung thư vì một số nguyên nhân sau đây:

  • Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong nho như resveratrol và axit ellagic có thể ngăn ngừa và làm chậm các đột biến gen thường gây ung thư ở người.
  • Tannin, polyphenol và axit béo không bão hòa trong hạt nho cho thấy tác dụng ức chế các gốc tự do gây hại tiến triển thành ung thư. Với người đã mắc bệnh sẽ tăng được sức đề kháng để chữa lành các tổn thương trong tế bào, giúp chúng chống chọi tốt hơn.

Ung thư có ăn nho được không? Người mắc bệnh ung thư có nên ăn nho?

Nhiều người đang quan tâm đến vấn đề ung thư ăn nho được không?

Bệnh nhân ung thư nào nên hạn chế ăn nho?

Bệnh nhân ung thư có thể ăn nho, tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt cần hạn chế ăn loại trái cây này. Nếu bạn thuộc các đối tượng dưới đây thì kiêng ăn nho để tránh ảnh hưởng tới bệnh lý, sức khỏe của mình nhé:

Bệnh nhân có vấn đề về đường ruột

Bệnh nhân ung thư có vấn đề về đường ruột KHÔNG NÊN ăn nho. Lượng lớn chất xơ có trong nho sẽ ảnh hưởng tiêu cực, mất cân bằng đường ruột. Nếu ăn thì người bệnh chỉ nên bổ sung 3-5 quả/lần.

Người mắc ung thư không nên ăn nho nếu đường ruột có vấn đề

>> Tham khảo thêm: Ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn rau gì? Top loại rau cần tránh cho người bệnh K giáp

Bệnh nhân có vấn đề về tiểu đường

Bạn cũng không nên ăn nho nếu đang bị bệnh tiểu đường vì chúng sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu, gây ra những vấn đề tiêu cực cho sức khỏe.

Bệnh nhân có thể trạng béo phì

Bệnh nhân ung thư nên hạn chế ăn nho nếu cơ thể đang có thể trạng thừa cân, béo phì. Theo chuyên gia dinh dưỡng, cứ 30 trái nho sẽ chứa tầm 105 calo (gần với chỉ số của một bữa ăn).

Người mắc ung thư nên kiêng nho nếu thể trạng cơ thể đang thừa cân

Các món ngon dễ làm với nho tốt cho người bị ung thư

Chính vì nho rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư nên chúng ta hãy cố gắng bổ sung thêm loại trái cây này vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị trung bình mỗi ngày cơ thể người nên nạp vào từ 200 – 400g. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên dùng nho tươi, hạn chế các sản phẩm đã được sấy khô vì lượng calo và đường lúc này khá cao.

Sau đây là một số gợi ý các món ăn ngon dễ làm với nho mà người mắc bệnh ung thư có thể tham khảo và dễ dàng thực hiện tại nhà:

Bánh nho tươi

Món này rất thích hợp để người bệnh tráng miệng cực ngon hoặc ăn thay các loại thực phẩm chế biến sẵn gây hại cho sức khỏe. Cách làm cụ thể rất đơn giản, chúng ta chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch 100g nho, cắt đôi bỏ hạt. Với bột mì và bột nở bạn cần lọc qua rây trước cho mịn rồi cho vào một chiếc bát to, đập 2 quả trứng, thêm 8 muỗng bơ lạt, một ít muối rồi trộn đều.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp trên vào khuôn giàn thật phẳng rồi xếp thêm một vài miếng nho cắt đôi lên kín bề mặt. Tiếp đó, rắc thêm một lớp đường và bột quế lên bánh rồi cho vào lò nướng ở 180 độ trong khoảng 30-45 phút.
  • Bước 3: Sau khi bánh đã đã chín đều cần lấy ra để nguội và cắt thành từng miếng vừa ăn. Những phần còn lại có thể bọc kín và cất vào tủ lạnh để bảo quản.

Ung thư có ăn nho được không? Người mắc bệnh ung thư có nên ăn nho?

Bánh nho tươi giúp tăng khẩu vị cho người bị ung thư

>> Tham khảo thêm sản phẩm: Leanmax Hope 400g

Thạch rau câu nho

Thạch rau câu là một món rất dễ làm, lại thanh mát và tăng được khẩu vị cho bệnh nhân ung thư. Đặc biệt khi vào mùa hè, thời tiết nóng nực mọi người có thể dùng thường xuyên để giải nhiệt, đồng thời tăng sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Để làm món này, cần rửa sạch khoảng 200g nho. Sau đó dùng một phần để ép lấy nước cốt rồi cho 200ml nước, 2 thìa cafe đường cùng bột rau câu vào nồi đun với một chút đường.
  • Bước 2: Khi hỗn hợp sôi lăn tăn, bắc ra rồi cho phần nước cốt nho còn lại vào khuấy đều.
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp trên vào khuôn có sẵn, bảo vào tủ lạnh ngăn mát trong 2-3 tiếng là món thạch rau câu nho tươi đã hoàn thành.

Sữa chua nho tươi hạt chia

Với bệnh nhân ung thư thì xây dựng được chế độ ăn healthy rất quan trọng. Chúng ta có thể bổ sung món sữa chua nho tươi hạt chia vào các bữa phụ để cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng nhanh chóng.

Với món này bạn chỉ mất khoảng 1-2 phút để thực hiện nhưng thành phẩm vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Trước hết, chúng ta cần rửa sạch khoảng 100g nho tươi, cắt đôi, bỏ hạt. Nếu nhà bạn có thêm xoài, táo có thể cắt hạt lựu để lát bỏ vào, đồng thời tiến hành ngâm nở hạt chia với nước ấm đến khi nổi hết lên trên bề mặt là được.

Cuối cùng, mọi người chỉ cần cho trộn sữa chua Hy Lạp với nho, xoài, táo và rắc hạt chia lên trên là hoàn thành món ăn ngon.

Ung thư có ăn nho được không? Người mắc bệnh ung thư có nên ăn nho?

Dựa vào công dụng của quả sẽ biết ung thư ăn nho được không?

Sinh tố nho tươi

Đối với những bệnh nhân mắc ung thư thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Bởi vậy, thường xuyên uống nước sinh tố nho tươi sẽ giúp chúng ta hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời kích thích được vị giác.

Thêm nữa, loại sinh tố này khi kết hợp với các hoa quả khác như chuối, táo, xoài,.. sẽ mang lại sự thơm ngon khó cưỡng. Nếu người bệnh thích ăn gì có thể cho thêm vào để dễ dùng hơn.

Cụ thể, chúng ta sẽ cho các loại hoa quả đã rửa sạch, cắt nhỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với nước chanh, sữa tươi, đường, mật ong và một chút đá cho mát là hoàn thành. Thức uống này ngoài tác dụng chữa bệnh còn giúp mọi người giải khát, thanh nhiệt và chống lão hóa rất tốt.

Ung thư có ăn nho được không? Người mắc bệnh ung thư có nên ăn nho?

Sinh tố nho tươi giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng

Người bị ung thư cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Với những người bị ung thư rất cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng an toàn, lành mạnh để tăng sức đề kháng và giúp bệnh hạn chế tiến triển nặng. Sau đây là một số lưu ý cơ bản nhất bạn cần phải biết để bảo vệ sức khỏe của mình:

  • Người bệnh luôn phải bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Tuy nhiên, để dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn, chúng ta nên chia thành nhiều bữa nhỏ và tốt nhất là lựa chọn những món phù hợp với khẩu vị.
  • Mọi người nên hạn chế lựa chọn những loại thực phẩm quá khô cứng, có nhiều chất bảo quản, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Chúng ta cũng cần cân đối về hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm dùng hàng ngày. Mỗi loại thức ăn, hoa quả sẽ có lượng nạp vào cụ thể tối đa mỗi ngày, ví dụ như nho không quá 400g.
  • Người bị ung thư nên ăn nhiều rau, củ, quả, các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn.
  • Bổ sung sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư vào các bữa phụ và trước khi đi ngủ. Điều này giúp cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ sức khoẻ cho bệnh nhân và tăng hiệu quả quá trình điều trị.

Ung thư có ăn nho được không? Người mắc bệnh ung thư có nên ăn nho?

Sữa Leanmax Hope - Dinh dưỡng y học cho bệnh nhân ung thư, đã được chứng minh lâm sàng tăng cân, khối cơ sau 8 tuần. Mua ngay TẠI ĐÂY

Lời kết

Tóm lại, nội dung bài viết hôm nay của Nutricare Pharma đã giúp độc giả giải đáp được câu hỏi ung thư ăn nho được không? Đây là một loại quả chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nên mỗi người hãy bổ sung hàng ngày để luôn có được sức khỏe tốt nhất. Chính điều này sẽ giúp cho tình trạng bệnh tật của chúng ta được đẩy lùi nhanh chóng.

Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái