Bệnh bướu cổ có ăn được trứng không? Và một số lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Trứng và các món ăn từ trứng là thực phẩm quen thuộc và mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy, bệnh bướu cổ có ăn được trứng không? Bài viết sau đây, Nutricare Pharma sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Giá trị dinh dưỡng mà trứng mang lại là gì?

Trứng được biết là nguồn thực phẩm dinh dưỡng phù hợp với cả trẻ nhỏ và người lớn. Vậy, giá trị dinh dưỡng mà trứng mang lại là gì? Bạn đọc cùng theo dõi sau đây:

Cung cấp i-ốt

Bệnh bướu cổ đơn thuần nguyên nhân là do thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn, mà trong mỗi quả trứng gà có chứa 12 mcg I-ốt, tương đương với 9% lượng I-ốt cần thiết cho cơ thể. Do vậy, người mắc bướu cổ nên bổ sung trứng gà trong khẩu phần ăn của mình.

Cung cấp Selen

Selen là một nguyên tố vi lượng mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những người mắc bệnh về tuyến giáp. Một quả trứng gà cung cấp 31.7 mcg Selen cho cơ thể.

Cung cấp protein

Theo nghiên cứu và đánh giá, trứng cung cấp một lượng protein rất lớn cho cơ thể. Cứ trong 100g trứng gà cung cấp 10.8g protein. Bên cạnh đó, rất nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể phát triển về chiều cao, cân nặng và thể chất cũng được tìm thấy trong trứng. Không chỉ vậy, đây có là thực phẩm hỗ trợ hệ cơ phát triển để hoạt động tốt hơn.

Cung cấp choline

Có đến 50% lượng choline trong một quả trứng. Đây là loại dưỡng chất giúp các tế bào trong cơ thể hoàn thành tốt quá trình trao đổi chất, chức năng não và hệ thần kinh. Đồng thời, hỗ trợ tế bào vận chuyển các chất dinh dưỡng khắp cơ thể. Ngoài ra, coline còn phù hợp với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh và thúc đẩy phát triển trí não ở trẻ sơ sinh.

Bệnh bướu cổ có ăn được trứng không

Trứng mang lại giá trị dinh dưỡng gì đối với con người?

>> Xem thêm:

Cung cấp chất béo

Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng trứng vịt trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng cholesterol tăng cao. Bởi cứ 100g trứng vịt có chứa đến 600mg cholesterol, điều này thật sự không tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, trong trứng cũng chứa nguồn chất béo quý - Lecithin. Loại chất ngày giúp cơ thể hạn chế việc tích lũy và giúp đỡ quá trình đào thải cholesterol ra bên ngoài. Do vậy, để hạn chế hấp thụ các nguồn chất béo có hại, bạn nên ăn trứng gà thay vì trúng vịt.

Cung cấp dinh dưỡng khác

Ngoài những thành phần dinh dưỡng kể trên, trứng còn cung cấp cho cơ thể lượng vitamin dồi dào như vitamin A, B, B6, E, K,... và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là tuyến giáp như selen, sắt, đồng, canxi, magie,... Những chất này có vai trò không nhỏ trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa, chống lão hóa và hạn chế sự hình thành các mảng trong động mạch.

Bệnh bướu cổ có ăn được trứng không

Selen, canxi, magie,... các chất tốt cho tuyến giáp khác được tìm thấy trong trứng

Bệnh bướu cổ có ăn được trứng không?

Vậy người bệnh bướu cổ có ăn được trứng không? Câu trả lời là Có. Với những giá trị dinh dưỡng kể trên, việc cho bệnh nhân bướu cổ ăn trứng là rất cần thiết trong việc điều trị. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn vừa đủ, không nên hấp thụ quá nhiều. Do vậy, cần tham khảo bác sĩ trước khi dùng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa khi ăn trứng sống chỉ có 40%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng chưng 87,5%,... trong khi hấp thụ dinh dưỡng từ trứng luộc là 100%. Do vậy, tốt nhất, bệnh nhân nên ăn trứng luộc để tránh việc các chất dinh dưỡng cũng như vitamin bị mất đi.

Bệnh bướu cổ có ăn được trứng không

Bệnh nhân bướu cổ hoàn toàn có thể ăn trứng

Những lợi ích tuyệt vời của trứng đối với bệnh nhân bướu cổ

Trong trứng chứa nhiều vitamin, khoáng chất,… bổ dưỡng, cần thiết với cơ thể. Khi ăn trứng đúng cách, bệnh nhân bướu cổ sẽ nhận các lợi ích nổi bật như sau:

Giảm cân

Trong trứng có vô số Protein nhưng hàm lượng carbohydrate và calorie lại rất ít, do đó trứng là thực phẩm “vàng” giúp bạn giảm cân an toàn.

Tốt cho mắt

Trứng còn cung cấp lượng lớn zeaxanthin và lutein có lợi với mắt. Các chất chống oxy hóa có trong trứng sẽ hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể cực tốt.

Top 5 món ngon từ trứng gà – Thực phẩm sạch 3F

Bệnh bướu cổ có thể ăn trứng nhưng cần theo tư vấn bác sĩ

>> Tham khảo thêm: Cường tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Tốt với não

Ngoài tác dụng vượt trội với tuyến giáp, trứng còn chứa choline giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định, tăng khả năng nhận thức.

Cải thiện chỉ số cholesterol

Trứng là thực phẩm chuyên tăng HDL - cholesterol “tốt”. Đồng thời trứng còn ngăn ngừa sự tích tụ LDL - cholesterol “xấu”.

Tốt với tim

Khi cơ thể duy trì mức cholesterol ở chỉ số an toàn thì hệ tim mạch sẽ khỏe mạnh, hoạt động ổn định hơn.

Bệnh bướu cổ có ăn được trứng không

Trứng – Thực phẩm “vàng” đối với hệ tim mạch

Tham khảo thêm: U tuyến giáp ác tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Trường hợp bệnh bướu cổ không nên ăn trứng

Trứng là thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để cải thiện sức khỏe đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời về mắt, tinh thần, tim mạch,... đối với bệnh nhân bướu cổ. Tuy nhiên những trường hợp dưới đây bệnh nhân không nên hấp thụ các món ăn chế biến từ thực phẩm này:

Bị bệnh bướu cổ cùng bệnh tiểu đường

Trứng chứa nhiều chất béo omega-3, vitamin, protein nhưng cũng nhiều cholesterol và nhiều chất béo bão hòa. Trứng không hề tốt với người bệnh bướu cổ nếu có bệnh nền khác là tiểu đường. Người bệnh không hẳn cần kiêng hoàn toàn thực phẩm này, mà hãy hạn chế ăn để không khiến bệnh trầm trọng hơn.

Người bệnh bướu cổ đang bị sốt

Người bệnh bướu cổ nếu đang ở trạng thái bị sốt thì không nên ăn trứng, đặc biệt trứng gà vì sẽ làm tăng nhiệt lượng cơ thể. 

Bị bệnh bướu cổ có cơ địa dị ứng

Trứng là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng đứng thứ hai trên thế giới trong nhiều cuộc khảo sát của các bệnh viện dinh dưỡng, sau hải sản. Do đó, nếu bệnh nhân bướu cổ có thể trạng dễ dị ứng, có tiền sử dị ứng thì nên tránh ăn thực phẩm này. 

Bị bệnh bướu cổ cùng bệnh về thận

Bệnh bướu cổ lại có bệnh nền là viêm thận, sỏi thận,... thì chức năng trao đổi chất trong cơ thể ắt đã suy giảm đi nhiều. Bệnh nhân không thể loại bỏ hết các độc tố tự nhiên ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết nước tiểu. Việc ăn trứng có thể tăng lượng urê trong cơ thể, nên bệnh nhân bướu cổ - thận nên tránh ăn trứng để không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bị bệnh bướu cổ cùng bệnh về gan

Trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ nhưng lại rất khó tiêu, dễ khiến gan làm việc nhiều hơn. Do vậy, bị bệnh bướu cổ cùng bệnh gan nền nên tránh hấp thụ các món ăn chế biến từ trứng để tránh tăng áp lực cho gan. 

10 cách chế biến món trứng độc đáo

Người bệnh bướu cổ không nên ăn trứng nếu có bệnh nền về gan thận

>> Xem thêm:

Một số lưu ý khi ăn trứng cho người bệnh bướu cổ

Một số lưu ý khi ăn trứng cho người bệnh bướu cổ mà bạn đọc nên tham khảo để quá trình hấp thụ được tốt hơn như sau:

  • Không nên uống trà ngay sau khi mới ăn trứng. Điều này khiến cho các phân tử protein trong trứng kết hợp với các axit tannic trong trà gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Không nên ăn hồng sau khi ăn trứng bởi rất dễ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí là viêm dạ dày cấp tính.
  • Không được kết hợp trứng và sữa đậu nành. Bởi protein có trong trứng sẽ phản ứng với trypsin trong sữa đậu nành và gây cản trở cho quá trình phân hủy và hấp thụ đạm của cơ thể.
  • Đối với những người nhạy cảm, ăn trứng sống có thể gây ngộ độc, nôn ói.
  • Tuyệt đối không được ăn trứng đã để qua đêm.
  • Không nên lạm dụng vào dinh dưỡng của trứng, chỉ nên ăn 3 - 4 quả/tuần.
  • Không nên nấu trứng ở nhiệt độ quá cao khiến cho cholesterol bị oxy hóa và tạo ra hợp chất oxapseol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Không nên sử dụng lò vi sóng khi chế biến trứng. Lòng đỏ và lòng trắng chứa rất nhiều nước, khi sử dụng lò vi sóng sẽ dẫn đến nguy cơ trứng phát nổ.
  • Không nên cho đường khi chế biến trứng. Điều này khiến cho protein fructose acid amin có trong trứng kết hợp với lysine tạo ra chất khó hấp thụ thậm chí còn dẫn đến nhiều phản ứng ngược bất lợi cho cơ thể.

Bệnh bướu cổ có ăn được trứng không

Không nên uống trà ngay sau khi mới ăn trứng

Một số công thức chế biến trứng bổ dưỡng cho bệnh bướu cổ

Trứng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. Nhưng nếu hông chế biến không đúng cách sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng có trong nó bị giảm đi đáng kể. Sau đây là một số cách chế biến trứng khoa học mà bạn nên biết:

Sử dụng nhiệt độ ổn định khi rán trứng

Trứng rán là lựa chọn phổ biến cho nhiều người khi chế biến trứng. Để món trứng rán vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe, bạn nên rán bằng dầu thực vật hoặc dầu ô liu. Đây là những loại dầu không dễ bị oxy trong quá trình bạn nấu nướng.

Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý đó là sử dụng chảo chống dính để nhiệt lượng được phân tán khắp bề mặt chảo và tạo thành món ăn đẹp mắt, thẩm mỹ và không bị nát. Sử dụng nhiệt độ ổn định khi rán trứng để không bị mất đi các chất dinh dưỡng.

Bệnh bướu cổ có ăn được trứng không

Sử dụng nhiệt độ ổn định khi rán trứng để không bị mất đi các chất dinh dưỡng

Trứng luộc

Trứng luộc là cách chế biến lành mạnh nhất khi giữ được nhiều chất dinh dưỡng có trong nó. Đây cũng là nguyên nhân vì sao các chuyên gia, y bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên ăn trứng luộc. Không những giữ được các dưỡng chất như protein, lipid,... để nuôi cơ thể mà lượng vitamin bị mất đi trong quá trình nấu nướng cũng ít hơn.

Kết hợp trứng và rau củ quả

Trứng kết hợp với rau, củ, quả mang lại sự cân bằng trong chế độ ăn hàng ngày.  Việc bổ sung rau, củ, quả vào thực đơn ăn uống góp phần tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ thêm nhiều chất xơ và các hợp chất có hoạt tính từ thực vật.

Sau đây là một số công thức kết hợp trứng và các loại rau, củ quả tốt cho sức khỏe:

  • Kết hợp trứng và cà chua, cung cấp nhiều vitamin C, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng,
  • Trứng và súp lơ xanh hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giảm lượng mỡ trong máu, giảm cân.
  • Chế biến rau ngót cùng trứng giúp thanh lọc cơ thể.

Bệnh bướu cổ có ăn được trứng không

Kết hợp trứng và rau củ quả mang lại cân bằng trong chế độ ăn hàng ngày

Tôm xào trứng

Nếu như bạn đã quá chán với những cách chế biến thông thường thì có thể thử món tôm xào trứng thơm ngon hấp dẫn này nhé. Đặc biệt tôm và trứng đều có lợi cho bệnh nhân bướu cổ, viêc kết hợp hai thành phần này góp phần rất lớn trong việc điều trị và hồi phục sức khỏe của người bệnh.

Lời kết

Trông qua bài viết trên, Nutricare đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về vấn đề bệnh bướu cổ có ăn được trứng không?. Đây là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe đặc biệt là bệnh nhân bướu cổ. Mong rằng, với những chia sẻ này, bạn đọc sẽ xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Đối với bệnh bướu cổ, để thay thế yến mạch, bạn nên nghiên cứu dòng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh lý tuyến giáp như Leanpro Thyro. Loại sữa cung cấp đầy đủ I-ốt, Selen giúp điều hòa hormone, bổ sung canxi, omega-3, các chất xơ để cơ thể mau chóng hồi phục sau điều trị và phẫu thuật.

Bệnh bướu cổ có ăn được trứng không? Và một số lưu ý

Leanpro Thyro – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. Mua ngay

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh bướu cổ vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái