Bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không? Nên kiêng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của y bác sĩ, bệnh nhân mắc bướu cổ cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh để quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Vậy, bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không và nên kiêng ăn thực phẩm gì? Bài viết sau đây, Nutricare Pharma sẽ giải đáp cho rõ ràng cho bạn.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Thành phần dinh dưỡng có trong cải thảo là gì?

Cải thảo là một loại rau thuộc họ Cải, có vị ngọt tự nhiên và được sử dụng phổ biến trong việc chế biến các món ăn châu Á. Theo nghiên cứu của USDA - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cứ 100gr cải thảo có phần lớn là chất xơ và carbohydrate cùng với một số các vi chất có lợi như vitamin nhóm B, A, K, C.

Loại rau này mang đến nhiều khoáng chất cần thiết như calci, magie, phospho, đặc biệt là kali với hàm lượng dồi dào. Đây cũng là một loại thực phẩm chứa calorie hàm lượng thấp, thích hợp với những đối tượng ăn kiêng hay trong chế độ giảm cân.

Bên cạnh đó, nhiều thành phần khác được tìm thấy trong cải thảo như các chất chống oxy hóa beta-carotene, indole-3-carbinol, thiocyanates, zeaxanthin, sulforaphane, lutein và isothiocyanates… Đồng thời, lượng vitamin C cao trong cải thảo giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ chống viêm cho có thể.

Bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không

Thành phần dinh dưỡng có trong cải thảo là gì?

>> Xem thêm:

Bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không?

Với nhiều thành phần tốt cho sức khỏe là thế, nhưng không phải đối tượng nào cũng thích hợp để ăn cải thảo. Theo các nghiên cứu cho thấy, cải thảo chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh như glucosinolate hay isothiocyanates… Những chất này có khả năng gây ra bệnh bướu cổ vì ngăn chặn quá trình hấp thụ và lấy đi lượng iod lớn. Vậy, người mắc bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không? Câu trả lời đó là người bị bệnh bướu cổ nên loại bỏ cải thảo ra khẩu phần ăn hàng ngày.

Bên cạnh cải thảo, các loại rau họ cải khác như bắp cải, cải xoăn, cải xanh,... bệnh nhân bướu cổ cũng không nên sử dụng cải thảo. Nếu như vẫn muốn ăn thì nên dùng thật ít, rửa sạch với nước và thái thật nhỏ. Đặc biệt, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không

Bệnh nhân bướu cổ tuyệt đối không nên ăn cải thảo

Lý do bệnh bướu cổ không được ăn cải thảo cùng rau họ cải

Rau họ cải gồm cải thảo, bắp cải, cải xoăn, cải xanh, cải xoong... đều được chỉ định là không nên ăn với người bị bệnh bướu cổ. Sở dĩ là vì những loại rau chứa rất nhiều lưu huỳnh, tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ là glucosinolate hay isothiocyanates. Nhiều nghiên cứu khoa học về chất này cho thấy nó có thể khiến gia tăng triệu chứng bệnh bướu cổ. 

Mách bà nội trợ cách chọn cải thảo giòn ngọt, không hoá chất

Bệnh bướu cổ không được ăn cải thảo

Isothiocyanates có khả năng ngăn chặn cơ thể hấp thụ i-ốt, thậm chí còn lấy đi lượng i-ốt cần thiết của cơ thể cấp cho tuyến giáp. Chính vì thế nhóm rau này khiến bệnh bướu cổ thiếu i-ốt, tăng triệu chứng nếu ăn nhiều. Tuy nhiên không phải nói bạn cần kiêng hoàn toàn nhóm rau này trong khẩu phẩm ăn hàng ngày. 

Bạn có thể chế biến sao để rau giảm đi lượng isothiocyanates tối đa. Đó là bạn hãy rửa sạch rau, thái nhỏ rau và đem luộc rau với nước thêm gia vị. Cách chế biến này có thể khiến lượng isothiocyanates trong rau mất đi đến 75 – 95%, hạn chế hệ quả giảm I-ốt của rau với người bệnh bướu cổ.  

Bắp cải trắng là loại rau ngoài isothiocyanates còn có goitrin – một chất chống oxy hóa tốt với cơ thể người khỏe mạnh nhưng lại tăng khả năng mắc bệnh bướu cổ. Người bệnh bướu cổ ăn nhiều bắp cải trắng cũng gia tăng triệu chứng bệnh, khó kiểm soát bệnh hơn. Cách chế biến tốt nhất để hạn chế hàm lượng goitrin trong rau cũng tương tự như trên, hãy thái nhỏ và đem luộc để chúng bị phân hủy tối đa.

RAU HỌ CẢI VÀ UNG THƯ

Bệnh bướu cổ nên kiêng ăn cải thảo và các loại rau họ cải

>> Xem thêm:

Một số thực phẩm bệnh nhân bướu cổ nên tránh xa

Xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng loại bệnh lý là rất quan trọng. Sau đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân bị bướu cổ không nên sử dụng:

Bắp cải trắng

Bắp cải trắng là một trong thực phẩm mà bệnh nhân bướu cổ được khuyến cáo không nên sử dụng. Loại rau này chứa thành phần gotrin gây cản trở tới các hoạt động bình thường của tuyến giáp và khiến cho tình trạng của bướu cổ trở nên nghiêm trọng hơn.

Do vậy, nếu sử dụng bắp cải trắng quá thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng của người bệnh ngày càng trở nên xấu đi. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân vẫn muốn ăn, có thế tham khảo tư vấn của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi chế biến cần thái nhỏ và ngâm trong nước từ 10 - 15 phút để phân hủy hết gotrin và lưu ý chỉ ăn với một lượng nhỏ để không làm bệnh bướu cổ trở nên trầm trọng hơn.

Ngũ cốc

Bệnh nhân bị bướu cổ không nên ăn một số hạt ngũ cốc như hạt kê, khoai mì,... Trong các hạt này có thể chứa một số chất gây nên bệnh bướu cổ như thiocyanate, oxazolidin thrones,... Những chất này gây ức chế việc hấp thu iod của cơ thể cũng như các hoạt động của tuyến giáp. Tình trạng bướu cổ sẽ nặng hơn nếu thường xuyên sử dụng các loại ngũ cốc này.

Bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không

Ngũ cốc chứa thiocyanate, oxazolidin không tốt cho bướu cổ

Hoa quả chứa sắc tố

Một số hoa quả chứa sắc tố như cam, quýt, nho, táo, lê,... là loại quả mà bệnh nhân bướu cổ nên kiêng ăn bởi có chứa flavon. Sau khi hấp thụ, các vi khuẩn trong đường ruột sẽ phân giải flavon thành axit glycero benzoic và axit ferulic. Hai chất này khiến cho chức năng của tuyến giáp bị ức chế mạnh mẽ và khiến bệnh bướu cổ phát triển nhanh và nguy hiểm hơn.

Bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không

Bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không? Nên kiêng thực phẩm nào?

Thực phẩm, đồ uống chứa cồn

Các thực phẩm chứa cồn như rượu bia hay các loại nước ngọt có gas, cafein đều chứa các chất kích thích gây mất đi sự cân bằng của cơ thể cũng như giảm hiệu quả sử dụng thuốc khi điều trị bướu cổ. Vậy nên, người bị bướu cổ nên tránh xa những sản phẩm này để quá trình điều trị được hiệu quả tốt nhất.

>> Xem thêm:

Thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói và đông lạnh thường sẽ chứa nhiều natri - không tốt cho sức khỏe bệnh nhân suy giáp. Do vậy, bạn nên xem thành phần dinh dưỡng của chúng trên nhãn bao bì để tìm ra sản phẩm có hàng lượng thấp nhất. Ngoài ra, những người có nguy cơ bị huyết áp cao cũng nên hạn chế lượng hấp thu natri mỗi ngày ở mức 1.500 miligam.

Những thực phẩm người bướu cổ nên bổ sung  

Bệnh bướu cổ sẽ được cải thiện, kiểm soát tốt nếu người bệnh bổ sung những thực phẩm phù hợp. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại các thực phẩm mà người bệnh nên ăn, cụ thể:

Hải sản

Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều i-ốt mà người bệnh nên bổ sung để tuyến giáp không phải hoạt động nhiều. Đặc biệt là sò, hến, tôm, cua, ngao,….

Bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không

Người bị bướu cổ nên ăn hải sản

Rau củ quả

Ngoài hải sản thì rau củ quả là nhóm thực phẩm giàu Vitamin A – dưỡng chất cần thiết với các bệnh nhân bị bướu cổ. Bạn nên ưu tiên các loại rau củ có màu vàng, đỏ và xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, cà chua và rau diếp,…

Người bướu cổ nên ăn nhiều rau củ quả có màu đỏ, xanh đậm

>> Tham khảo thêm: Đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Sữa chua và pho-mát

Các thực phẩm làm từ sữa bò và pho-mát sẽ chứa lượng lớn Protein, i-ốt, canxi, vitamin,…. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết với bệnh nhân bướu cổ. Những điều này còn cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ tăng vị giác, giúp người bệnh ăn uống tốt hơn.

Các loại đậu

Bệnh nhân bướu cổ nên sử dụng các loại đậu như đậu xanh, đậu hà lan. Đây là những loại đậu chứa lượng i-ốt từ tự nhiên, tốt với cơ thể.

Một số câu hỏi liên quan

Sau đây là một số câu hỏi liên quan về bướu cổ, mời bạn đọc tham khảo.

Người bị bướu cổ có cần bổ sung iod?

Bị bướu cổ không đồng nghĩa với việc tuyến giáp hoạt động kém. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này đó là do cơ thể thiếu iod. Việc không bổ sung đầy đủ iod cho cơ thể sẽ kích thích cho tuyến giáp hoạt động nhiều hơn bình thường để sản sinh ra lượng hormone cần thiết. Đây chính là nguyên nhân khiến tuyến giáp bị phình to ra.

Vì vậy, người bị bệnh bướu cổ nên bổ sung tăng cường iod bằng các thức ăn chứa nhiều iod và uống iod theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tránh ăn những thực phẩm ức chế quá trình hấp thu iod của cơ thể.

Bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không

Người bị bướu cổ có cần bổ sung iod?

Thịt bò có tốt cho bệnh nhân bướu cổ?

Bệnh nhân bướu cổ vẫn có thể ăn được thịt bò, tuy nhiên chỉ với một lượng vừa đủ, không nên sử dụng quá nhiều. Bởi trong thịt bò chứa nhiều chất béo bão hòa gây ức chế hoạt động tuyến giáp. Lưu ý, khi chế biến thịt bò nên nấu chín trước khi dùng, không nên ăn tái. Khi thực phẩm được nấu chín sẽ hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh.

>> Tham khảo thêm: Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không? Tại sao phải cắt?

Lời kết

Bài viết trên đã giúp bạn đọc trả lời vấn đề bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không? Bên cạnh đó, Nutricare còn đề cập đến một số thông tin về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Mong rằng với những chia sẻ này, bệnh nhân bướu cổ có thể cải thiện được bệnh tình của mình.

Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma. 2 dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:

Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.

Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.

Bệnh bướu cổ có ăn được cải thảo không? Nên kiêng gì?

Leanpro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp. Mua ngay

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh bướu cổ vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái