Bệnh bướu cổ có mấy loại? Dấu hiệu/triệu chứng nhận biết

Hiện nay, các bệnh lý về tuyến giáp xuất hiện ngày càng nhiều do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, tiếp xúc nhiều với phóng xạ hoặc ảnh hưởng gen di truyền. Chúng ta nên tìm hiểu kỹ các vấn đề xoay quanh việc này để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Ví dụ như bệnh bướu cổ có mấy loại? Dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh bướu cổ để nhận biết ra sao? Hãy cùng Nutricare Pharma tìm hiểu thông tin chi tiết trong nội dung sau bạn nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Bệnh bướu cổ có mấy loại? Dấu hiệu của bệnh bướu cổ

Bướu cổ hình thành do việc giảm sản sinh hormon cần thiết để bù đắp cho cơ thể vì tuyến giáp không được hấp thu đầy đủ iod. Vì thế, bộ phận này phải gia tăng kích thước dẫn đến phình to ra nhưng không tác động quá nghiêm trọng đến sức khỏe nếu lành tính và được điều trị tích cực từ sớm.

Trên thực tế, bướu cổ được chia làm nhiều loại với tính chất và mức độ ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể người bệnh, ví dụ như:

>> Xem thêm:

Bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần là dạng lành tính và đa số chúng ta thường hay mắc phải nhất, chiếm tới 80%. Nó sẽ không chuyển biến thành ung thư, viêm nhiễm hay ảnh hưởng đến hoạt động sản sinh hormon bình thường của tuyến giáp. Mọi người có thể an tâm về sức khỏe của mình và dùng một số loại thuốc hỗ trợ để làm giảm kích thước và tiêu biến dần bướu cổ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành bướu cổ đơn thuần ở người bệnh nhưng chủ yếu là do tuyến giáp bị thiếu hụt lượng iod cần thiết để sản sinh hormon và điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai, tiền mãn kinh hoặc các bé gái trong độ tuổi dậy thì cũng rất dễ mắc phải.  Được biết, bướu cổ đơn thuần biểu hiện dưới hai hình thức:

Bướu giáp lan tỏa

Bướu giáp lan tỏa trong thời gian đầu thường không biểu hiện rõ rệt nên rất khó để người bệnh nhận biết. Nó thường được bắt gặp ở nữ giới khi chịu những ảnh hưởng từ thay đổi sinh lý như dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh,…. Trải qua thời gian dài, tuyến giáp sẽ lớn đều ra hình thành bướu to bất thường ở cổ có thể gây chèn ép lên dây thanh quản dẫn đến nghẹn, khó thở, khàn tiếng, đổi giọng,…

Nhìn chung, sự phát triển của bướu giáp lan tỏa không ảnh hưởng nhiều đến nồng độ hormon tuyến giáp. Nếu ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân nên sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học để điều trị. Bên cạnh đó, chúng ta có thể can thiệp bằng biện pháp nội khoa để tiêu diệt bướu cổ nhanh hơn.

Bệnh bướu cổ có mấy loại? Dấu hiệu/triệu chứng

Bướu giáp lan tỏa xuất hiện khá phổ biến ở người bệnh

>> Giải đáp: Ung thư tuyến giáp có ăn được bánh mì không?

Bướu giáp nhân

Loại bướu này có thể gồm một hoặc nhiều nhân khác nhau. Bệnh nhân sẽ thấy khối u ở giữa cổ với ranh giới rõ ràng, sờ nắn không cảm thấy đau và di chuyển theo nhịp nuốt lên xuống. Kích thước của nó thường trong khoảng 0.5-1cm, những trường hợp phát triển lớn hơn có khả năng chèn ép các bộ phận xung quanh:

  • Với bướu cổ đơn nhân sẽ thường gặp ở nữ giới và tăng dần khả năng mắc theo độ tuổi, phát triển chậm cũng như không biểu hiện rõ ràng. Nếu được nhận ra sớm người bệnh có thể điều trị khỏi hẳn toàn bằng các loại thuốc nội tiết. Nhìn chung, loại này ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên chúng ta không cần lo lắng quá nhiều vì cách chữa rất đơn giản và mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn.
  • Bướu cổ đa nhân khá nguy hiểm và cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Trong một số trường hợp, chúng có thể phát triển từ các loại lan tỏa với khả năng chuyển biến thành ung thư. Kiểu bướu này cũng phát triển âm thầm, ít khi biểu lộ triệu chứng rõ rệt để chúng ta để nhận biết. Nếu tình trạng chuyển biến nặng người bệnh sẽ thấy khó thở, khàn giọng, phù nề ở cổ.

Bệnh bướu cổ có mấy loại? Dấu hiệu/triệu chứng

Bướu cổ đa nhân cần được chẩn đoán và điều trị sớm

Bướu cổ do cường giáp

Bướu cổ do cường giáp sẽ xuất hiện khi lượng hormon T3 và T4 sản sinh quá mức bình thường dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Loại bệnh này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 45. Đa phần người mắc sẽ gặp các triệu chứng như run tay, tim đập nhanh, hồi hộp, sụt cân không rõ nguyên nhân, đổ nhiều mồ hôi, tính khí nóng nảy, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Bệnh nhân mắc loại bướu này thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp để sức khỏe phục hồi nhanh chóng và sớm trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng của chúng ta không có biến chuyển tích cực cũng như vẫn xuất hiện nhiều triệu chứng kể trên cần phối hợp với phẫu thuật để chữa dứt điểm.

Bệnh bướu cổ có mấy loại? Dấu hiệu/triệu chứng

Bướu cổ do cường giáp thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi

>> Ung thư tuyến giáp có ăn được hải sản không và một số lưu ý

Ung thư giáp

Ung thư giáp hay còn gọi là bướu cổ ác tính sẽ có mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nhiều nhất. Cũng giống như dạng đơn thuần, ở giai đoạn này bệnh không xuất hiện nhiều triệu chứng điển hình dễ nhận biết. Các bạn chỉ có thể phát hiện ra khi kích thước bướu đã phát triển lớn, lồi rõ ra ngoài và chèn ép những bộ phận xung quanh, gây ra tình trạng khó thở, nuốt nghẹn, mệt mỏi, đau nhức,...

Tuy nhiên, điểm khác biệt của nó so với bướu lành tính là các tế bào có thể di căn sang bộ phận khác và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Thông thường, nhóm người ở độ tuổi trên trung niên sẽ dễ mắc loại này hơn do lúc này chức năng của tuyến giáp đã suy yếu. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng bạn được chữa trị dứt điểm vẫn rất cao.

Bệnh bướu cổ có mấy loại? Dấu hiệu/triệu chứng

Bướu cổ ác tính có thể di căn sang các bộ phận khác

>> Ung thư tuyến giáp có uống được tảo xoắn Nhật Bản không?

Nguyên nhân nào có thể gây ra bệnh bướu cổ?

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bướu cổ là thiếu hụt iốt trong cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung iốt không phải lúc nào cũng có thể chữa khỏi bệnh. Bướu cổ thường liên quan chủ yếu đến vấn đề trong hệ thần kinh, trong khi tuyến giáp thông thường hấp thụ iốt thông qua việc ăn uống. Khi tuyến giáp không nhận được đủ lượng iốt từ nguồn bên ngoài, nó sẽ tự sản sinh hormone để bù đắp. Kết quả là tuyến giáp phồng to và gây ra tình trạng bướu cổ.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bướu cổ là thiếu hụt iốt ở cơ thể

Có một số nguyên nhân khác có thể gây bướu cổ, bao gồm việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc cản quang (sử dụng trong chụp chiếu chẩn đoán hình ảnh), thuốc thấp khớp và muối lithi trong chuyên khoa tâm thần. 

Ngoài ra, một số loại thức ăn như khoai mì, măng, rau họ cải cũng có thể ức chế chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp. Rối loạn hoạt động tuyến giáp do yếu tố bẩm sinh cũng là một nguyên nhân, thường liên quan đến yếu tố di truyền trong gia đình. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân hiếm gặp khác như hút thuốc lá làm cản trở hấp thu iốt, viêm giáp và thay đổi nội tiết tố nữ.

Khoai mì có thể ức chế chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp

>> Ung thư tuyến giáp có ăn được rau cải không và cách chế biến

Những cách phòng ngừa bệnh bướu cổ hiệu quả

Bệnh bướu cổ sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu chúng ta biết cách phòng tránh hiệu quả, ví dụ như:

  • Luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng iod cần thiết cho cơ thể để hạn chế tình trạng tuyến giáp tăng sinh tiết hormon và phình to hình thành bướu cổ.
  • Một số loại bướu cổ hiện nay có thể hình thành từ các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Vì thế, chúng ta nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Chúng ta nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh và điều độ. Điều này sẽ giúp cơ thể được bổ sung dưỡng chất cần thiết và nghỉ ngơi đầy đủ để tạo ra sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bướu cổ mọi người cần đi khám ngay. Bởi vì trong giai đoạn đầu hầu như chỉ xét nghiệm hoặc chụp CT mới dễ dàng phát hiện được bệnh.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái, tránh suy nghĩ, lo âu để không gây áp lực lên hệ thần kinh - một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bình thường của tuyến giáp.

Bệnh bướu cổ có mấy loại? Dấu hiệu/triệu chứng

Nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để tầm soát sớm bệnh bướu cổ

Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma. 2 dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:

Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.

Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.

Bệnh bướu cổ có mấy loại? Dấu hiệu/triệu chứng nhận biết

Leanpro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp. Mua ngay

Lời kết

Như vậy, bài viết hôm nay đã giúp độc giả giải đáp được thắc mắc về vấn đề bệnh bướu cổ có mấy loại? Dấu hiệu/triệu chứng nhận biết bướu cổ để thăm khám cũng như điều trị sớm. Chắc chắn những kiến thức hữu ích trên đây sẽ hỗ trợ chúng ta tốt nhất trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như người thân yêu xung quanh.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.