Cường giáp có uống tảo biển được không? 6 loại thực phẩm người bệnh cường giáp cần tránh
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Thực phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng với sức khỏe con người, nhất là những lúc ốm đau bệnh tật. Tảo biển được biết đến là một nguồn thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, có khả năng hỗ trợ tốt quá trình phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh cường giáp, liệu đây có phải là một sự lựa chọn hữu ích? Người mắc bệnh cường giáp có uống được tảo biển không? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Ở bài viết này, hãy cùng Nutricare Pharma đi tìm lời giải cho thắc mắc ấy và khám phá những món ăn người bệnh cường giáp cần bổ sung hoặc tránh xa nhé!
=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp
Bệnh cường giáp và những nguy hiểm xoay quanh
Trước khi đi tìm đáp án cho câu hỏi “Cường giáp có uống tảo biển được không?”, hãy cùng điểm qua một vài tác hại nguy hiểm của bệnh:
Biến chứng tim mạch: Thường xảy ra ở bệnh nhân mắc cường giáp, bao gồm tình trạng nhịp tim nhanh và có thể có những rối loạn nghiêm trọng như rung nhĩ. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến suy tim ở người bệnh cường giáp.
Cơn bão giáp: Khi tình trạng hormone tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề, lúc này, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị.
Lồi mắt ác tính: Trong cường giáp do bệnh Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, gặp phải các tình trạng như thường xuyên chảy nước mắt, nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.
Bệnh cường giáp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
>> Người bệnh cường giáp nên uống gì? Gợi ý chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bệnh cường giáp có uống tảo được không?
Tảo cho giá trị dinh dưỡng lớn, trong hầu hết trường hợp thì việc sử dụng tảo là có lợi cho sức khỏe, nhất là những người suy nhược, kém ăn, mệt mỏi,...
Tuy nhiên, đối với bệnh cường giáp, nếu nạp vào quá mức lượng i-ốt cho phép có thể làm diễn biến bệnh tệ hơn. Mặc khác, tảo lại là nguồn cung cấp i-ốt rất dồi dào. Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt, trong đó có tảo.
Tóm lại, bệnh cường giáp có uống tảo được không, câu trả lời là không nhé, vì trong tảo biển chứa nhiều i-ốt, một thành phần làm tăng hoạt động của tuyến giáp thúc đẩy tình trạng cường giáp nặng lên. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những thực phẩm giàu i-ốt khác như muối i-ốt, rong biển, hoặc hải sản…
Khi bị cường giáp không nên uống tảo biển
Bệnh cường giáp cần kiêng gì?
Ngoài các thực phẩm chứa nhiều i-ốt như đã đề cập trên, để quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt nhất, người mắc bệnh cường giáp còn cần tránh những nhóm thức ăn dưới đây.
Thực phẩm có lượng đường cao
Dấu hiệu rối loạn chuyển hóa carbohydrate ở người mắc bệnh cường giáp, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều đường cũng có thể tăng cảm giác hồi hộp, một triệu chứng thường gặp trong bệnh này.
Vì vậy, người bệnh cường giáp cần hạn chế tiêu thụ các sản phẩm chứa nhiều đường như: nước ngọt, nước trái cây, kẹo mứt hoặc khoai tây chiên. Cần dựa vào chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI: Glycemic index) để lựa chọn thực phẩm phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bạn.
Các loại chất béo “xấu”
Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa đều làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến các cholesterol “tốt” trong cơ thể cũng như hạn chế tác dụng của các loại thuốc điều trị.
Chất béo bão hòa thường được tìm thấy nhiều trong thịt đỏ, các loại thực phẩm chiên xào hoặc qua chế biến nhiều lần. Trong khi các loại bánh quy, bánh ngọt và khoai tây chiên lại chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Đây đều là những món ăn bạn nên tránh khi bị cường giáp.
Người bệnh cường giáp không nên tiêu thụ nhiều thức ăn chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa
Cà phê
Cafein có trong cà phê là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone giáp, từ đó làm nặng thêm tình trạng tăng tiết hormon này. Do đó, sử dụng cà phê làm người bệnh cường giáp càng tỏa nhiệt nhiều hơn, nóng nảy, khó chịu.
Rượu bia
Sử dụng rượu bia hoặc các sản phẩm chứa cồn có thể gây ra hạn chế hấp thu canxi, làm tăng tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi ở người mắc bệnh cường giáp và có thể gây ra tình trạng loãng xương.
Sữa tươi nguyên kem
Lượng chất béo cao, không được khuyến khích cho người mắc bệnh cường giáp vì rất khó tiêu hóa, trong khi khả năng tiêu hóa của họ không tốt như người bình thường. Vì vậy sử dụng loại sữa này có thể làm họ cảm thấy no, khó tiêu và làm nặng thêm các vấn đề tại đường tiêu hóa của người bệnh cường giáp.
Các loại sữa tươi nguyên kem cũng là thực phẩm cần kiêng cữ để không làm bệnh thêm nghiêm trọng
Những thức ăn tốt cho bệnh cường giáp
Một chế độ ăn uống lành mạnh mặc dù không chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp, nhưng lại góp phần đáng kể vào quá trình điều trị. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người mắc bệnh cường giáp, bạn có thể tham khảo qua.
Các loại quả mọng nước
Dâu tây, việt quất, kiwi, cam, quýt, táo, cần tây,… chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin dồi dào, chống lại quá trình lão hóa và tình trạng viêm nhiễm, giúp cân bằng hormone tuyến giáp. Đây là nhóm thực phẩm hàng đầu mà bệnh nhân cường giáp nên lựa chọn.
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Sữa chua, sữa ít béo, phô mai... là những loại thực phẩm mà người mắc bệnh cường giáp nên thường xuyên tiêu thụ. Bệnh cường giáp gây ra sự yếu và dễ gãy trong hệ xương do hormon tuyến giáp tăng cao kéo dài dẫn đến giảm hấp thụ calci ở ruột và làm gia tăng sự luân chuyển của xương làm tăng sự mất xương một cách đều đặn, do đó dẫn đến tình trạng loãng xương.
Khi điều trị cường giáp ổn định, hệ xương sẽ được cải thiện. Người bệnh cần bổ sung vitamin D (giúp hấp thụ canxi hiệu quả hơn) và canxi hàng ngày để nâng cao sức khỏe của hệ xương.
Trường hợp người bệnh không dung nạp lactose có trong các loại sữa và việc không dùng các sản phẩm từ sữa có thể gây thiếu canxi và vitamin D, do đó cần chọn các loại sữa không có đường lactose hoặc bổ sung canxi và vitamin D thông qua việc ăn những nguồn thực phẩm giàu canxi như rau bina (rau chân vịt), cải xoăn, cải thiều, cần tây... Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều loại rau này vì chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi cho người bệnh cường giáp
Các thực phẩm giàu axit béo Omega 3
Bao gồm: trứng gà, cá hồi, gan cá, dầu oliu, hạt óc chó... có tác dụng ổn định hoạt động của tuyến giáp, ngăn ngừa tình trạng cường giáp và cải thiện sức khỏe toàn diện của cơ thể.
Thực phẩm giàu kẽm
Cung cấp nhiều lợi ích cho người mắc bệnh cường giáp. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, khoáng chất kẽm thường bị cạn kiệt. Sự thiếu hụt kẽm có thể ảnh hưởng đến quá trình phân chia tế bào và tăng trưởng của cơ thể. Do đó, người mắc bệnh cường giáp cần bổ sung thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn hàng ngày. Một số món ăn giàu kẽm như hạt bí ngô, hạt hạnh nhân, hạt óc chó…
Thực phẩm giàu kẽm cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bệnh nhân cường giáp
Đạm thực vật
Một số thức ăn quen thuộc hàng ngày như: đậu phụ, đậu lăng, đậu gà,... cung cấp nhiều protein, giúp người mắc bệnh cường giáp duy trì cân nặng và bảo vệ sức khỏe. Việc giảm cân thường xảy ra ở người bị cường giáp.
Do đó, chế độ ăn giàu đạm thực vật sẽ giúp họ duy trì sức khỏe và cải thiện cân nặng. Trong trường hợp không thể tiêu thụ đạm thực vật, bạn có thể bổ sung nguồn đạm động vật như thịt gà, thịt heo…
>> Người bị cường giáp có uống được vitamin E không?
Dinh dưỡng cho bệnh cường giáp - Leanpro Thyro LID
Đối với bệnh nhân bị cường giáp, ngoài dinh dưỡng hàng ngày được liệt kê bên trên nên bổ sung thêm các sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh cường giáp Leanpro Thyro LID. Sản phẩm này được các chuyên gia khuyên dùng nhờ có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho người bị cường giáp, đặc biệt là loại bỏ tới 88% i-ốt. Trong Leanpro Thyro LID có chứa các thành phần như canxi, omega-3, các loại vitamin, khoáng chất rất có lợi cho bệnh nhân.
Mỗi ngày người bệnh nên bổ sung từ 1-2 ly sữa Leanpro Thyro LID để cung cấp dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi và duy trì thể trạng cơ thể tốt nhất. Bên cạnh đó, sản phẩm tách lactose nên phù hợp với người bệnh bất dung nạp đường lactose.
Leanpro Thyro LID - Dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh cường giáp. XEM THÊM
Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề thực phẩm và bệnh cường giáp. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc “Cường giáp có uống tảo được không?” rồi nhé!
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.
*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái