Người bị cường giáp có uống được vitamin E không?

Bệnh cường giáp đang trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Bên cạnh bổ sung nhiều vi chất có lợi cho cơ thể, không ít người cũng thắc mắc “bị cường giáp có uống được vitamin E không?”. Mời bạn cùng Nutricare Pharma đón đọc bài viết dưới đây để biết được có nên sử dụng vitamin E trong quá trình điều trị bệnh.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp

Tầm quan trọng của Vitamin E đối với tuyến giáp

Vitamin E, một khoáng chất đóng vai trò cần thiết đối với cơ thể, khi nó tham gia vào các hoạt động như:

  • Quá trình chuyển hóa tế bào, giúp bảo vệ chất béo trong màng tế bào và vitamin A khỏi sự oxy hóa.

  • Kích thích tái tạo và tăng sinh hồng cầu.

  • Hỗ trợ cơ thể sử dụng vitamin K hiệu quả.

  • Giúp chống lại sự oxy hóa của các protein tan trong mỡ nhờ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

  • Cản trở quá trình kết tủa của cholesterol xấu trong máu, phòng chống bệnh tim mạch và chứng tai biến mạch máu não.

  • Tăng khả năng chống chịu của tế bào và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể….

Vitamin E mang đến nhiều lợi ích cho tuyến giáp con người

Đối với người bệnh cường giáp, nên bổ sung thường xuyên các chất chống oxy hóa như vitamin E để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Thực phẩm giàu vitamin E có rất nhiều ở dầu đậu nành, dầu hướng dương, hạt vỏ cứng, quả ô liu, măng tây, các loại rau xanh đậm…. 

Tuy nhiên vẫn có những người lựa chọn bổ sung vitamin E bằng cách uống. Vậy vấn đề đặt ra là bị cường giáp có uống được vitamin E không? Cùng tiếp tục theo dõi bài viết nhé.

>> Gợi ý các chế độ ăn cho người cường giáp giúp kiểm soát bệnh tốt hơn

Người bị cường giáp có uống được vitamin E không?

Người bị cường giáp có uống được vitamin E không? Câu trả lời hoàn toàn có thể. Bởi vì đây là loại khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Nó thường tồn tại dưới dạng alpha-tocoferol, mang đến công dụng chống oxy hóa, giúp loại bỏ các tổn thương tuyến giáp hiệu quả. Đồng thời cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch của người bệnh.

Vitamin E có thể giúp thuyên giảm bệnh cường giáp

Đáng chú ý, vitamin E còn giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, làm giảm kích thước khối u tuyến giáp rõ rệt. Như vậy, bệnh nhân cường giáp nên bổ sung vitamin E với liều lượng phù hợp để làm giảm các triệu chứng của bệnh, cũng như ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc iod. 

Nếu thiếu hụt vitamin E sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hormon tuyến giáp T3, T4 đồng thời làm giảm các hormon tuyến yên TSH. Kết quả là gây ra các bệnh về tuyến giáp, trong đó có cả cường giáp.

Hướng dẫn bổ sung vitamin E cho người bệnh cường giáp

Bệnh nhân bị cường giáp nên uống vitamin E thế nào cho đúng? Theo các chuyên gia y tế, người mắc bệnh cường giáp nên bổ sung vitamin E với liều lượng tốt nhất là 400 IU/ ngày. Không nên dùng quá 3000 IU/ ngày vì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy….

Mặc dù Vitamin E tốt cho người bị cường giáp, nhưng cũng không vì thế mà lạm dụng trong thời gian dài. Nếu sử dụng vitamin E liều cao sẽ làm tiêu diệt hoàn toàn tác dụng chống oxy hóa của chính nó. Từ đó kích thích hoạt động của các gốc tự do và gây hại cho tế bào. Mặt khác, vì vitamin E có xu hướng tích trữ ở gan nên khi dùng quá liều sẽ gây ra tình trạng nhiễm độc, không tốt cho sức khỏe của gan.

Bạn nên uống Vitamin E sau bữa ăn để giúp khả năng hấp thu vitamin E tốt hơn. Chỉ uống liên tục trong 1 – 2 tháng, rồi nghỉ một thời gian để hạn chế sự tích lũy quá nhiều trong gan.

Nên uống vitamin E với liều lượng vừa đủ và đúng cách để làm giảm triệu chứng của bệnh cường giáp

Đối tượng bị cường giáp không nên dùng vitamin E

Bị cường giáp có uống được vitamin E không? Không phải những ai bị cường giáp cũng có thể bổ sung vitamin E bởi vì nó sẽ không có lợi với nhóm người sau đây:

  • Phụ nữ mang thai: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào cho thấy vitamin E gây ra tác hại đối với phụ nữ mang thai, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thay vì tự ý sử dụng.

  • Người bị tiểu đường: Vitamin E được cho là không tốt với người mắc bệnh tiểu đường vì sẽ làm suy tim, do đó nếu muốn sử dụng, cần giảm liều lượng ở mức vừa phải.

  • Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Những ai có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ không nên uống vitamin E vì sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.

  • Chảy máu: Vitamin E sẽ làm tăng sự chảy máu hoặc gây ra các rối loạn đông máu cho người sắp phẫu thuật. Do đó cần thận trọng khi sử dụng.

  • Thiếu vitamin K: Lạm dụng Vitamin E sẽ làm thiếu hụt vitamin K.

Vitamin E có thể chống chỉ định với một số người như phụ nữ mang thai, người bệnh đái tháo đường, người có tiền sử đột quỵ 

Ngoài ra, sử dụng vitamin E cũng có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của một số loại thuốc sau. Trước khi dùng nó kết hợp với những thuốc này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Thuốc điều trị ung thư: Một số chuyên gia cho rằng vitamin E có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị ung thư. Dù vậy khẳng định này vẫn chưa thật sự chắc chắn.

  • Statin và Niacin: Nếu uống cùng với vitamin E sẽ làm giảm tác dụng của 2 nhóm thuốc này.

Người bị cường giáp không nên uống vitamin E song song với thuốc Statin và Niacin

Các cách bổ sung Vitamin E khác cho bệnh cường giáp

Nếu không uống vitamin E, người bệnh cường giáp vẫn có thể bổ sung bằng một số thực phẩm giàu vitamin E như:

Bổ sung qua rau củ quả

Một số rau củ quả giàu vitamin E, bao gồm:

  • Cải bó xôi: Cứ 100g cải bó xôi đã luộc chín sẽ chứa 1,5mg vitamin E, kèm theo nhiều Magie và vitamin khoáng chất khác.

  • Cà chua: Sở hữu hàm lượng lớn chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C, Beta-carotene, Lycopene... do đó nó được khuyến khích sử dụng trong khẩu phần ăn hằng ngày của người bị cường giáp.

  • Kiwi: Trong 100mg kiwi, người ta tìm thấy khoảng 1,5mg vitamin E cùng nhiều hoạt chất chống oxy hóa khác, rất có lợi cho người bị tuyến giáp.

  • Mâm xôi: Trong 100mg quả mâm xôi cung cấp khoảng 0,9mg vitamin E và hàm lượng lớn chất chống oxy hóa khác. Do đó khi mắc bệnh cường giáp, nên bổ sung loại quả này vào chế độ ăn hàng ngày.

  • Đu đủ: Không chỉ giàu vitamin C, đu đủ còn cung cấp lượng vitamin E dồi dào cho cơ thể.

  • Bơ: 1 quả bơ có thể chứa khoảng 4mg vitamin E, hàm lượng này được xem là khá lớn, bạn nên chế biến thành nhiều món và sử dụng thường xuyên.

  • Xoài: Trong 1 quả xoài, người ta cũng tìm thấy khoảng 2mg vitamin E cần thiết cho cơ thể.

  • Các loại thịt cá: Cứ trong 100g thịt, cá và hải sản, sẽ cung cấp khoảng 1,1 – 2,9 mg vitamin E. Bên cạnh đó các thực phẩm này còn là nguồn cung cấp selen lớn, rất tốt cho người bị cường giáp. 

Người bị bị cường giáp nên tiêu thụ các loại rau củ quả giàu vitamin E để hỗ trợ cải thiện sức khỏe

>> Người bệnh cường giáp nên uống gì? Gợi ý chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bổ sung qua các loại hạt

  • Hạnh nhân: Trong 100mg hạnh nhân thường cung cấp khoảng 26mg vitamin E kèm với loại khoáng chất tốt cho  tuyến giáp như Magie, Kẽm, Đồng... 

  • Hạt điều: Cứ 100g hạt điều sẽ có 0,9mg vitamin E và các loại vitamin B, đồng, kẽm, protein thực vật, Mangan… khác. Các thành phần này đều được đánh giá là tốt cho sức khỏe tuyến giáp.

  • Hạt hướng dương: Trong 100g hạt hướng dương người ta tìm thấy khoảng 26.1 mg vitamin E, vì thế người bệnh nên ăn một lượng vừa đủ mỗi ngày.

Bài viết trên đây là lời giải cho thắc mắc “Bị cường giáp có uống được vitamin E không?”, hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!

Đối với người bị cường giáp, ngoài những thực phẩm bổ sung hàng ngày có thể tham khảo thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người cường giáp Leanpro Thyro LID được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Sản phẩm được đánh giá cao nhờ khử tới 88% i-ôt và cung cấp nhiều dinh dưỡng khác cho bệnh nhân như đạm, chất béo, các loại vitamin, Canxi, omega-3…

Sản phẩm dinh dưỡng Leanpro Thyro LID - Dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh cường giáp với chế độ ăn kiêng i-ốt. XEM NGAY

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.