Gợi ý các chế độ ăn cho người cường giáp giúp kiểm soát bệnh tốt hơn

Mặc dù bệnh cường giáp không thể chữa khỏi bằng chế độ ăn uống. Tuy nhiên nếu kết hợp tốt giữa những bữa ăn lành mạnh với sử dụng thuốc có thể làm giảm triệu chứng một cách đáng kể. Dưới đây là những lời khuyên về chế độ ăn cho người cường giápNutricare Pharma tổng hợp được, bạn nên tham khảo để biết cách bổ sung và kiêng cử hợp lý nhé.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với người bệnh cường giáp

Tất nhiên chế độ ăn uống không thể thay thế hoàn toàn phác đồ điều trị bệnh cường giáp hay hỗ trợ trị bệnh một cách tuyệt đối. Thế nhưng nó lại là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. 

Các y bác sĩ cho rằng, nếu tuân thủ chế độ ăn uống đúng cách, khoa học, ưu tiên bổ sung các thực phẩm có lợi và hạn chế tối đa các thực phẩm gây hại, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng một cách đáng kể. Đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống.

>> Muối dành cho người cường giáp - Muối không i-ốt

Chế độ ăn cho người cường giáp giúp kiểm soát bệnh tốt hơn

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người cường giáp cần hết sức chú ý để tránh tình trạng khiến bệnh biến chứng và nặng hơn. Theo các chuyên gia, trong chế độ ăn cho người cường giáp nên chú ý bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng dưới đây như:

Hoa quả giàu chất oxy hóa

Các loại rau củ quả được xem là nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tự nhiên, rất cần thiết đối với hệ miễn dịch của người bị cường giáp. Bổ sung hoa quả giàu chất oxy hóa có thể hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp, điều mà người bệnh luôn mong muốn.

Một số hoa quả giàu chất oxy hóa bạn nên sử dụng bổ sung hàng ngày là cam, quýt, dâu tây, ớt chuông, cải xoăn, rau chân vịt, rau bina, bí đỏ….

Ưu tiên bổ sung hoa quả giàu chất chống oxy hóa trong chế độ ăn của bệnh cường giáp

Thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3

Vitamin D và Omega 3 là hai nhóm dinh dưỡng đóng vai trò chính trong việc điều hòa hoạt động của tuyến giáp, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể cho cả cơ thể. Hấp thu Vitamin D sẽ giúp cơ thể sử dụng Canxi tốt hơn, nhờ đó ngăn ngừa nguy cơ loãng xương - một trong những biến chứng thường gặp do cường giáp gây ra.

Một số thực phẩm chứa nhiều Vitamin D, Omega 3 là cá hồi, nấm, trứng, hạt óc chó, dầu hạt lanh, dầu ô liu,… 

Sữa và chế phẩm từ sữa

Người mắc bệnh cường giáp thường rơi vào trạng thái rối loạn chuyển hóa canxi nghiêm trọng. Việc này có thể dẫn đến biến chứng loãng xương, giòn xương khi ngày càng lớn tuổi. Để khắc phục sự rối loạn chuyển hóa canxi, người bệnh nên bổ sung các loại sữa ít béo, sữa chua, phô mai,… Đặc biệt nên lựa chọn các loại sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho người cường giáp được nhiều chuyên gia khuyến cáo như Leanpro Thyro LID. Sản phẩm loại bỏ tới 88% i-ôt, bổ sung thêm các chất như canxi, omega-3… giúp tăng đề kháng, dinh dưỡng, giảm mệt mỏi cho người bệnh hiệu quả.

Gợi ý các chế độ ăn cho người cường giáp giúp kiểm soát bệnh tốt hơn

Leanpro Thyro LID - Dinh dưỡng dành riêng cho chế độ kiêng i-ốt. XEM NGAY

Đối với bệnh nhân thiếu enzyme tiêu hóa, khi tiêu thụ sữa có thể xảy ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu. Tốt nhất nên thay thế sản phẩm từ sữa bằng nguồn thực phẩm có chứa canxi như rau xanh, các loại đậu, trái cây khô, đậu phụ…

Thực phẩm giàu kẽm

Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức, sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt kẽm, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như cản trở sự phân chia tế bào, phân hủy carbohydrate,… Chính vì thế, người bệnh cường giáp nên bổ sung kẽm bằng cách tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu kẽm như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hạt bí ngô,…

Thực phẩm giàu sắt

Sắt, một yếu tố vi lượng rất cần thiết cho quá trình phát triển bình thường của cơ thể, bao gồm sức khỏe tuyến giáp. Người bệnh có thể bổ sung sắt bằng cách đưa các thực phẩm sau đây vào chế độ ăn cho người cường giáp:

  • Ngũ cốc

  • Nho khô

  • Sô cô la đen

  • Thịt bò, gà, lợn

  • Rau chân vịt (rau bina)

Đạm thực vật

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có thịt động vật mới là nguồn đạm mà cơ thể cần có. Trên thực tế, người mắc bệnh cường giáp không được phép ăn nhiều thịt, thay vào đó họ sẽ bổ sung nguồn đạm từ thực vật để hỗ trợ điều trị bệnh một cách tốt nhất. Các loại rau giàu đạm gồm có nấm, rong biển, đậu hà lan, khoai tây, măng tây…

Người bệnh cường giáp ưu tiên bổ sung rau nhiều đạm thay cho các loại thịt động vật

Các loại rau họ cải

Một số loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh… đã được chứng minh có công dụng làm giảm hoạt động của tuyến giáp và hormone mà tuyến giáp sản xuất ra. Bổ sung thường xuyên các rau này sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh tốt hơn. Tuy nhiên đối với người bệnh nặng, nên hạn chế sử dụng các loại rau họ cải.

Các loại rau họ cải có tác dụng làm giảm sự hoạt động của tuyến giáp, giúp bệnh tình thuyên giảm rõ rệt

Người bị cường giáp nên kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm nên bổ sung trong chế độ ăn cho người cường giáp hàng ngày, người bị cường giáp nên chú ý tránh những thực phẩm sau:

I-ốt

Đây là một vi chất góp phần hình thành nên bệnh cường giáp. Liều lượng i-ốt khuyến cáo đối với đàn ông trưởng thành là 0,14mg/ngày, còn phụ nữ là 0,1mg/ngày. Nếu bổ sung nhiều hơn mức khuyến cáo này sẽ làm dư thừa hàm lượng i-ốt trong cơ thể, dẫn đến bệnh về cường giáp. 

Do đó người mắc bệnh cường giáp phải hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu i-ốt như: 

  • Muối Iốt.

  • Các loại rong biển, tảo biển.

  • Các loại hải sản.

  • Các loại đồ hộp.

  • Nước uống đóng chai.

  • Các loại bánh quy bơ…

Dư thừa i-ốt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn

Đồ uống chứa caffeine

Caffeine, một chất có khả năng kích thích tuyến giáp tiết ra nhiều hormone thyroxin, khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhanh một cách bất thường, làm tỏa nhiều nhiệt, gây nóng bức trong người.

Sữa tươi nguyên kem

Trong chế độ ăn cho người cường giáp, không nên có sữa tươi nguyên kem. Bởi vì loại sữa này chứa hàm lượng chất béo dồi dào, làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bệnh nhân cường giáp. Nếu bổ sung sữa, chỉ nên chọn loại đã được tách kem.

Bột mì, bột gạo, bột nếp

Đây là những nguyên liệu có ít dưỡng chất, chứa nhiều đường, hơn nữa còn gây ra hiện tượng khó tiêu hóa so với ngũ cốc nguyên hạt. Người bệnh cường giáp không nên tiêu thụ nhiều bột mì, bột gạo, bột nếp… 

Đường

Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng mức độ hồi hộp trong cơ thể của người mắc chứng cường giáp. Do đó, cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, các loại mứt, bánh kẹo…

Thịt đỏ

Thịt đỏ sở hữu lượng lớn cholesterol và chất béo bão hòa. Nếu người bị cường giáp tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

Người bị cường giáp không nên ăn quá nhiều thịt đỏ vì sẽ làm tăng cholesterol, dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác

Dầu thực vật hydro hóa

Dầu thực vật hydro hóa chứa nhiều chất béo chuyển hóa, tác động tiêu cực đến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể. Vì thế người bị cường giáp không nên dung nạp loại dầu này vì sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dầu thực vật hydro hóa có nhiều ở bánh quy giòn, bơ thực vật.

Thức uống chứa cồn

Bệnh nhân cường giáp sử dụng nhiều thức uống chứa cồn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Người bị cường giáp cần kiêng các loại đồ uống chứa cồn

>> Chia sẻ cách tăng cân cho người bị cường giáp - Nên ăn và kiêng gì?

Thực đơn ăn uống tốt cho người bệnh cường giáp

Dưới đây là thực đơn tham khảo dành cho người bệnh cường giáp

  • Bữa sáng - Nên bổ sung nhiều canxi bằng cách ăn ngũ cốc và sữa.

  • Bữa phụ buổi sáng - Với bữa phụ, người bệnh cường giáp có thể chọn trái cây giàu chất oxy hóa để tăng cường hệ miễn dịch.

  • Bữa trưa - Vào bữa trưa, cần bổ sung các thực phẩm giàu protein và năng lượng như đậu nành, đậu hà lan, thịt nạc, cá,… Bên cạnh đó cũng nên dùng kèm các rau gia vị gồm hương thảo, húng quế, kinh giới,… để cải thiện chức năng tuyến giáp, hỗ trợ kháng viêm và phục hồi bệnh tốt.

  • Bữa phụ buổi chiều - Trong chế độ ăn cho người cường giáp, vào bữa phụ buổi chiều bạn nên bổ sung thực phẩm chứa kẽm để tránh làm cơ thể thiếu hụt. Cụ thể nên ăn óc chó, hạnh nhân, sữa chua, sinh tố hoặc hạt lanh…

  • Bữa tối - Người bệnh nên ăn bông cải xanh, súp lơ ít nhất một lần trong ngày để cải thiện tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp.

Bài viết trên là các gợi ý về chế độ ăn cho người cường giáp. Tuy dinh dưỡng không thể điều trị hoàn toàn bệnh, nhưng nếu bạn kết hợp chung với lối sống lành mạnh và thuốc chữa bệnh của bác sĩ, có thể rút ngắn thời gian trị liệu một cách hiệu quả, an toàn.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.