Muối dành cho người cường giáp - Muối không i-ốt

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Bệnh cường giáp thường gặp ở độ tuổi từ 20 - 40 và kèm nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng bão giáp, tỷ lệ tử vong từ 10% đến 30%. Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng ở bệnh nhân cường giáp. Một số loại thực phẩm có thể giúp cải thiện các tình trạng của bệnh, trong khi những thực phẩm khác có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vậy chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý cho người bệnh cường giáp? Bài viết dưới đây Nutricare Pharma sẽ giới thiệu đến các bạn muối dành cho người cường giáp. Hãy cùng tìm hiểu thêm về cách ăn uống đúng cách nhé!

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp

Thực phẩm tác động như thế nào đến bệnh cường giáp?

Chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng của cường giáp. Một số thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh, trong khi có những thực phẩm có thể làm các triệu chứng nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Mặc dù thực phẩm không thể chữa khỏi bệnh cường giáp nhưng dinh dưỡng và khoáng chất trong một số loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát tình trạng cơ bản và hạn chế các biến chứng. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone và chức năng tuyến giáp. Một số chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp, ví dụ:

  • Iốt là chất được cơ thể sử dụng để sản xuất hormone tuyến giáp. Quá nhiều iốt trong chế độ ăn uống có thể làm tăng sản xuất hormone tuyến giáp, gây ra bệnh cường giáp.

  • Cường giáp có thể khiến xương, khớp yếu và giòn do rối loạn chuyển hóa canxi, dẫn đến loãng xương. Vì vậy, bổ sung canxi và vitamin D vào chế độ ăn hàng ngày là điều cần thiết. Giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, cải thiện sức khỏe xương khớp.

  • Đồ uống như trà, cà phê và nước tăng lực có chứa caffeine, có thể khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn.

Bên cạnh quá trình điều trị bệnh cường giáp, bạn cũng có thể bổ sung sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu và sản xuất dành cho chế độ ăn kiêng i-ốt mà vẫn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ - Leanpro Thyro LID. Sản phẩm giảm i-ốt tới 88%, đáp ứng chế độ ăn kiêng I-ốt theo khuyến nghị của Hội Tuyến giáp Hoa Kỳ. Đồng thời, với hệ dưỡng chất tối ưu: giàu canxi, chất xơ, cùng nhiều vitamin và khoáng chất giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho cơ thể.

Muối dành cho người bệnh cường giáp

Chọn chế độ ăn uống phù hợp Leanpro Thyro LID. XEM NGAY

>> Cường giáp uống thuốc gì- Cẩm nang kiến thức

Lựa chọn loại muối cho người cường giáp

Muối dành cho người cường giáp thường được gọi là “muối không i-ốt” hoặc “muối không phải muối biển”. Đây là loại muối trong đó hàm lượng iốt đã được loại bỏ hoặc giảm đi đáng kể. Một lý do phổ biến để những người bị cường giáp sử dụng loại muối này là để kiểm soát hàm lượng iốt trong chế độ ăn uống của họ. Vì những người bị cường giáp cần giảm lượng i-ốt hấp thụ để kiểm soát tình trạng bệnh.

Dưới đây là một số điểm quan trọng về muối đối với người cường giáp:

Muối không i-ốt

Loại muối này thường được sản xuất bằng cách loại bỏ hoặc giảm lượng iốt trong muối. Điều này giúp người bị cường giáp kiểm soát lượng iốt trong chế độ ăn uống của mình.

Mục đích sử dụng

Muối không i-ốt được sử dụng như muối thông thường để nấu ăn, làm gia vị. Người bị cường giáp cần dùng muối này thay cho muối thông thường hoặc muối biển chứa lượng i-ốt cao.

Chọn loại muối phù hợp cho người cường giáp

Kiểm soát lượng i-ốt

Sử dụng muối không i-ốt có thể giúp những người bị cường giáp ngăn chặn sự gia tăng sản xuất hormone giáp của tuyến giáp. Điều này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh cường giáp và ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Lưu ý về lượng

Người bị cường giáp nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khi sử dụng muối không i-ốt để đảm bảo lượng i-ốt cần thiết để duy trì khả năng miễn dịch, nhưng không quá nhiều đến mức gây hại.

Sự kết hợp với chế độ ăn uống

Muối không i-ốt thường đi kèm với chế độ ăn hạn chế giàu iốt. Điều này bao gồm tránh các thực phẩm giàu iốt, như hải sản và thực phẩm làm từ muối biển.

Theo dõi chuyên gia

Người bị cường giáp nên được bác sĩ chuyên khoa tuyến giáp theo dõi sức khỏe thường xuyên. Để đảm bảo tình trạng được kiểm soát tốt và chế độ ăn của họ được điều chỉnh phù hợp.

Cần có bác sĩ chuyên khoa theo dõi sức khỏe

Bệnh cường giáp kiêng ăn gì?

Ngoài việc chọn muối dành cho người cường giáp thì cũng cần cân nhắc chế độ ăn uống lành mạnh. Mặc dù nó không chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp nhưng nó có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị. Vậy bệnh nhân cường giáp nên tránh những thực phẩm nào? Dưới đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân cường giáp nên tránh:

Thực phẩm giàu i-ốt

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu iốt hoặc tăng cường iốt có thể gây ra bệnh cường giáp hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

  • Người bệnh cần tránh các loại hải sản chứa nhiều i-ốt như: cá, rong biển, tôm, cua, sushi, tảo…

  • Tránh các loại thực phẩm khác có nhiều i-ốt như: sữa, bơ, phô mai, lòng đỏ trứng, muối i-ốt, một số chất tạo màu thực phẩm, thuốc có chứa i-ốt (amiodarone – Nexterone, siro ho, thuốc nhuộm tương phản y tế, thảo dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung vitamin).

Ăn thực phẩm giàu iốt làm bệnh trở nặng

Thực phẩm có hàm lượng đường cao

Người bị cường giáp có dấu hiệu chuyển hóa carbohydrate bị rối loạn, gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Ăn nhiều đường cũng có thể làm tăng mức độ lo lắng ở những người bị cường giáp. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường để tránh gây hại cho sức khỏe.

Các loại chất béo “xấu”

Chất béo “xấu” còn được gọi là chất béo bão hòa, đông đặc ở nhiệt độ bình thường. Khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol xấu (LDL), làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thực phẩm chiên chứa nhiều chất béo “xấu”, có thể cản trở khả năng hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể. Chất béo “xấu” cũng làm giảm khả năng sản xuất thyroxine (T4) của tuyến giáp. Thực phẩm chứa chất béo “xấu” chứa lượng calo cao và khó tiêu hóa đối với những người có quá trình trao đổi chất chậm, dẫn đến tăng cân quá mức. Bệnh nhân cường giáp không nên ăn bơ, sốt mayonnaise, bơ thực vật và những thực phẩm chiên khác.

Cà phê

Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine như: cà phê, trà, soda, socola… có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh cường giáp, gây lo lắng, căng thẳng, khó chịu và nhịp tim nhanh. Người bị cường giáp nên tránh hoặc hạn chế sử dụng các loại đồ uống này và thay thế bằng các loại trà thảo mộc tự nhiên, nước có hương vị hoặc rượu táo nóng để bảo vệ sức khỏe.

Hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine

Rượu, bia

Những người bị cường giáp uống rượu có nguy cơ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do tuyến giáp của họ phản ứng quá mức với hormone kích thích tuyến giáp. Rượu có thể làm tăng sự khó chịu và gây căng thẳng ở những người bị cường giáp. Vì vậy, người bệnh tuyến giáp nên hạn chế hoặc tránh uống rượu để giảm biến chứng.

Sữa tươi nguyên kem

Sữa là thực phẩm giàu canxi, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên sữa nguyên chất và sữa tươi nguyên kem chứa nhiều chất béo nên người bị cường giáp nên tránh dùng vì khó tiêu hóa. Đối với người bị cường giáp, khi tiêu thụ sữa nên lựa chọn các sản phẩm từ sữa tách béo để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa.

Tránh các loại thực phẩm có chất béo cao

>> Thuốc điều trị cường giáp Thyrozol - Công dụng, cách dùng

Chọn muối dành cho người cường giáp tại Nutricare 

Muối tinh khiết không chứa i-ốt thích hợp cho chế độ ăn kiêng I-ốt của người bệnh cường giáp, trong giai đoạn điều trị i-ốt phóng xạ. Muối không i-ốt 100g là sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất bởi Nutricare. Thành phần chính của sản phẩm là NaCl, chiết tách loại bỏ hoàn toàn i-ốt. Sản phẩm cực kỳ thích hợp với chế độ ăn kiêng của người có vấn đề về tuyến giáp, đối tượng có vấn đề về hấp thụ I-ốt, kiêng i-ốt.

Muối không i-ốt của Nutricare thích hợp làm gia vị chế biến món ăn, thực phẩm hoặc ăn trực tiếp. Người dùng có thể sử dụng sản phẩm kèm với mì chính hoặc đường kính để giảm bớt vị mặn. Sản phẩm muối không i-ốt của Nutricare có hàm lượng Natri thấp, cam kết 100% an toàn, lành tính với sức khỏe người dùng. Hệ tim mạch, huyết áp của người bệnh sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu sử dụng sản phẩm.

Nutricare chuyên cung cấp muối cho người cường giáp. XEM NGAY

Kết luận

Muối dành cho người cường giáp là muối không i-ốt hoặc muối có lượng iốt rất thấp, dùng để kiểm soát lượng iốt trong chế độ ăn. Lượng muối tối ưu nên được điều chỉnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Người bị cường giáp không nên tự điều chỉnh lượng muối ăn mà không có trợ giúp của chuyên gia.

Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái