Thuốc điều trị cường giáp Thyrozol - Công dụng, cách dùng

Thyrozol còn được gọi là thiamazole, thuộc nhóm thuốc kháng giáp. Thyrozol có hiệu quả trong điều trị cường giáp, đặc biệt ở những bệnh nhân không có bướu cổ, bướu cổ nhỏ, hay ở những bệnh nhân đang chuẩn bị phẫu thuật hoặc trước khi điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc sử dụng xen kẽ sau khi điều trị bằng iốt phóng xạ. Ngoài ra, Thyrozol được sử dụng để ngăn ngừa bệnh cường giáp tiềm ẩn, khối u tuyến giáp tự động và tiền sử cường giáp khi phải tiếp xúc với iod. Hãy cùng Nutricare Pharma tìm hiểu thêm về thuốc điều trị cường giáp Thyrozol trong bài viết dưới đây.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp

Thyrozol (thiamazol) là thuốc gì?

  • Điều trị triệu chứng nhiễm độc giáp.

  • Thyrozol được sử dụng trong điều trị cường giáp trước khi phẫu thuật tuyến giáp, để ngăn ngừa nhiễm độc giáp có thể xảy ra.

  • Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ trợ trước và trong khi điều trị bằng iốt phóng xạ.

  • Không những vậy, Thyrozol còn thích hợp điều trị bệnh nhiễm độc giáp trước khi sử dụng muối iod.

>> Mách bạn: Phương pháp điều trị cường giáp an toàn, hiệu quả

Không nên dùng thuốc Thyrozol (thiamazol) trong trường hợp nào?

Thuốc Thyrozol chống chỉ định với các bệnh nhân:

  • Mẫn cảm với thiamazol hoặc bất kỳ thành nào khác trong thuốc.

  • Suy gan nặng.

  • Bệnh nhân mắc bệnh về máu (suy tủy, mất bạch cầu hạt).

  • Phụ nữ đang cho con bú.

Trường hợp không nên sử dụng Thyrozol

Cách sử dụng thuốc điều trị cường giáp Thyrozol

Thuốc Thyrozol được bào chế dạng viên nén bao phim có hàm lượng 5mg. Sử dụng Thyrozol theo hướng dẫn trên gói sản phẩm. Liều khởi đầu thông thường là 10-14mg/ngày, tùy mức độ nặng của bệnh và lượng iod sử dụng, duy trì ở mức khoảng 5-20mg/ngày, kết hợp với levothyroxine hoặc 2,5-10 mg/ngày. Có thể cần liều cao hơn ở bệnh nhân cường giáp do iod.

  • Đối với thời gian điều trị bảo tồn từ 6 tháng - 2 năm: Điều trị ngắn hạn nếu bướu giáp to và tắc nghẽn khí quản, tốt nhất là kết hợp với levothyroxine.

  • Đối với thời gian trước khi giải phẫu: Thông thường mất 3-4 tuần hoặc hơn, việc điều trị có thể được chấm dứt và dùng iod liều cao trong 10 ngày để chống lại nguy cơ mô tuyến giáp dễ vỡ và chảy máu do thiamazole trước phẫu thuật (còn được gọi là liệu pháp iod plummer). Lúc này, khi tuyến giáp đã đạt mức bình thường, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật.

  • Thời gian trước khi điều trị bằng iod phóng xạ: Dẫn xuất thionamide làm giảm độ nhạy với phóng xạ của mô tuyến giáp.

  • Thời gian xen kẽ sau khi điều trị bằng iod phóng xạ: Khoảng 4-6 tháng, tùy theo tình trạng và thời gian dự kiến ​​khi điều trị bằng iốt phóng xạ bắt đầu có hiệu lực.

  • Đối với liều điều trị dự phòng: Liều lượng khoảng 10-20mg hoặc 1 gram perchlorate trong khoảng 10 ngày. Bệnh nhân suy gan, suy thận hoặc người già nên dùng liều thấp nhất và theo dõi.

Cách sử dụng thuốc điều trị cường giáp Thyrozol hợp lý

Thuốc điều trị cường giáp Thyrozol có tác dụng gì?

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của thuốc điều trị cường giáp Thyrozol chúng ta cần biết hoạt chất chính của thuốc là thiamazol, có tác dụng trong điều trị bệnh như sau:

Dược lực học

Thiamazole là chất chuyển hóa có hoạt tính của carbimazole, nhưng 1 mg thiamazole không bằng 1 mg carbimazole. Thiamazole trong Thyrozol phụ thuộc vào liều lượng ức chế sự gắn kết của iod với tyrosine, do đó ức chế sự hình thành hormone tuyến giáp. Vì vậy, thuốc có thể điều trị các triệu chứng của bệnh cường giáp mà không cần biết nguyên nhân. Hiện tại, các nhà khoa học chưa chắc về sự liên quan giữa tác dụng của thiamazole và bệnh cường giáp do miễn dịch (Graves).

Thuốc cũng có hiệu quả trong bệnh cường giáp do sự giải phóng hormone phá hủy tế bào tuyến giáp. Ví dụ, tác dụng phụ của việc điều trị các bệnh khác bằng iốt phóng xạ.

Tác dụng dược lực học

Dược động học

Hấp thu

Thuốc được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn sau khi uống. Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết thanh đạt được sau 0,4 - 1,2 giờ. Thuốc có khả năng gắn kết với protein huyết tương kém. Đây là lý do tại sao thuốc phân bố tốt ở các mô đích.

Phân bố

Mô đích của thuốc là tế bào mô tuyến giáp. Thyrozol tích tụ trong tuyến giáp và được chuyển hóa chậm ở đó. Mặc dù nồng độ thuốc trong huyết thanh vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, sự tích tụ thiamazole trong tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến sự ổn định nồng độ. Điều này liên quan chặt chẽ đến khả năng kéo dài tác dụng của thuốc lên đến 24 giờ. Sự phân bố thuốc độc lập với chức năng sinh lý của tuyến giáp.

Chuyển hóa

Thuốc Thyrozol chuyển hóa tại gan và tại tuyến giáp.

Thải trừ

Thiamazole được thải trừ qua thận và mật; một lượng nhỏ được bài tiết qua phân. 70% được đào thải qua thận trong vòng 24 giờ. Chỉ một lượng nhỏ được bài tiết ra khỏi cơ thể dưới dạng không đổi.

Hiện tại, không có hoạt động dược lý nào của chất chuyển hóa được phát hiện. Số liệu dược động học ở bệnh nhân suy gan và suy thận rất hạn chế.

Tác dụng dược động học

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc điều trị cường giáp Thyrozol

  • Máu: Giảm bạch cầu thường ở mức độ nhẹ. Nhưng khoảng 10% người bị cường giáp không được điều trị, bạch cầu thường giảm xuống dưới 4.000/mm3.

  • Da: ngứa, ban da, rụng tóc

  • Toàn thân: Nhức đầu và sốt

  • Ớn lạnh, đau họng, ho, đắng miệng, khàn tiếng. Thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc ở bệnh nhân dùng liều 40mg/ngày trở lên.

  • Viêm mạch, nhịp tim nhanh.

  • Đau khớp, viêm khớp, đau cơ.

  • Viêm dây thần kinh ngoại biên.

  • Mất vị giác, buồn nôn, nôn.

Cách bảo quản thuốc điều trị cường giáp Thyrozol

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi độ ẩm.

  • Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thuốc là <25°C.

  • Giữ thuốc xa tầm tay trẻ em và trẻ nhỏ.

  • Không sử dụng thuốc hết hạn.

  • Lưu ý: Không vứt thuốc không sử dụng vào rác thải sinh hoạt vì có thể gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Cách bảo quản thuốc Thyrozol

>> Cường giáp uống thuốc gì- Cẩm nang kiến thức

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cường giáp Thyrozol

  • Phải có bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị. Đặc biệt trong những tháng đầu, bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận.

  • Không sử dụng thuốc này nếu bạn có tiền sử dị ứng nhẹ.

  • Ngừng sử dụng nếu xác nhận mất bạch cầu hạt hoặc nhiễm độc tủy xương.

  • Không dùng quá liều vì có thể gây cường giáp lâm sàng hoặc tiềm ẩn và phát triển bướu.

  • Suy giáp có thể phát triển sau khi điều trị nếu không sử dụng phương pháp phẫu thuật nào khác.

  • Không nên sử dụng Thyrozol ở những bệnh nhân rối loạn dung nạp galactose di truyền, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu lapp lactase.

  • Đối với phụ nữ đang cho con bú dùng liều thấp nhất và không dùng thêm hormone tuyến giáp.

  • Đối với phụ nữ mang thai, chưa có đủ nghiên cứu để xác định nguy cơ khi sử dụng thuốc. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng Thyrozol.

Những lưu ý khi sử dụng Thyrozol

Kết hợp với dinh dưỡng hợp lý

Người cường giáp do bệnh hoặc sau phẫu thuật xạ trị tuyến giáp cần một chế độ ăn riêng biệt, đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hoạt động khỏe mạnh của tuyến giáp. Tiên phong trong nghiên cứu, Leanpro ThyroLeanpro Thyro LID - dinh dưỡng chuyên biệt giàu I-ốt/ kiêng i-ốt, giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện. Giúp bệnh nhân phục hồi hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị các bệnh tuyến giáp.

Thuốc điều trị cường giáp Thyrozol - Công dụng, cách dùng

Kết hợp thêm dinh dưỡng y học hợp lý. XEM NGAY

Thuốc điều trị cường giáp Thyrozol là thuốc biệt dược có chứa thiamazol dùng để điều trị bệnh tuyến giáp. Ngoài hiệu quả do thuốc mang lại, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ do tiếp xúc với độc tính của thuốc. Điển hình nhất trong số này là tác động lên hệ tạo máu (dẫn đến giảm bạch cầu). Hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng.

Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh cường giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.