Cường giáp uống thuốc gì - Cẩm nang kiến thức

Cường giáp là một trong những bệnh về tuyến giáp hay gặp nhất. Bệnh có thể chữa khỏi bằng các phương pháp và loại thuốc đặc trị. Vậy cường giáp uống thuốc gì an toàn, hiệu quả? Hãy nghiên cứu ngay bài viết của Nutricare Pharma để có câu trả lời chính xác và hiểu rõ hơn vấn đề này.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp

Tổng quan về thuốc điều trị cường giáp

Bệnh cường giáp uống thuốc gì luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trước hết Nutricare sẽ giới thiệu khái quát về thuốc điều trị căn bệnh này.

Thuốc điều trị bệnh cường giáp thường là lựa chọn đầu tiên và ưu tiên của bác sĩ cho bệnh nhân. Có ba nhóm thuốc điều trị cường giáp với tác động khác nhau lên cơ thể của bệnh nhân. Bao gồm thuốc kháng giáp (ngăn cản hoạt động của tuyến giáp), i-ốt phóng xạ (phá hủy tuyến giáp) và thuốc chẹn beta (giảm nhẹ các triệu chứng). Ba loại thuốc này phải được sử dụng theo đúng liều lượng và yêu cầu của bác sĩ. Vì vậy bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc ngoài để tránh rủi ro đối với sức khỏe.

Cường giáp uống thuốc gì

Khái quát về thuốc điều trị cường giáp

>> Những tác dụng phụ của thuốc cường giáp bạn cần nắm rõ

Cường giáp uống thuốc gì? Chi tiết về các loại thuốc điều trị cường giáp

Nutricare xin cung cấp thông tin cụ thể về từng loại thuốc cường giáp đến bạn. Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Thuốc kháng giáp

Đây là loại thuốc giúp ngăn chặn tuyến giáp sản xuất hormone quá mức, từ đó giúp kiểm soát cường giáp. Thường sau 1-3 tháng sử dụng liên tục, thuốc sẽ có hiệu quả ban đầu. Sau khoảng thời gian này, bác sĩ sẽ dần giảm liều dùng đến khi người bệnh có thể ngừng dùng thuốc hẳn theo kế hoạch điều trị. Một lưu ý quan trọng là bệnh nhân không được tự ý ngưng thuốc khi thấy bệnh bắt đầu giảm. Điều này có thể khiến bệnh xấu đi và tăng nguy cơ bão giáp

Thuốc kháng giáp thuộc nhóm thionamide, bao gồm hai loại thường được sử dụng là propylthiouracil và methimazole. Dưới đây là những thông tin cụ về từng loại thuốc kháng giáp này: 

Propylthiouracil

Đối với phụ nữ mang thai càng quan tâm đến vấn đề cường giáp uống thuốc gì. PTU (propylthiouracil) được coi là lựa chọn hàng đầu. Thuốc này có nguy cơ sẩy thai rất thấp hoặc không gây nguy cơ này. Tuy nhiên, PTU cũng có một vài hạn chế. Nó chỉ có sẵn dưới dạng viên 50mg, vì thế người bệnh cần uống 3 liều trong ngày, cách nhau 8 tiếng. 

Liều lượng PTU được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tuổi của bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ sẽ điều chỉnh từ 100mg đến 600mg để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cường giáp uống thuốc gì

Propylthiouracil - giải pháp phù hợp cho bệnh nhân cường giáp đang mang thai

Methimazole

Methimazole có dạng viên, gồm các loại có nồng độ 5mg và 10mg. Điểm đáng chú ý là nó có tác dụng nhanh hơn so với PTU. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định về liều lượng phù hợp dựa trên tình trạng và tuổi của bệnh nhân. Khi thuốc bắt đầu có hiệu quả, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi và có thể dừng hoàn toàn thuốc theo kế hoạch điều trị.

Cường giáp uống thuốc gì

Methimazole thường có tác dụng nhanh hơn so với propylthiouracil

Tác dụng phụ của thuốc kháng giáp

Khi tìm hiểu về bệnh cường giáp uống thuốc gì, người bệnh thường quan tâm nhiều đến tác dụng phụ của từng loại thuốc. Đối với thuốc kháng giáp ít có tác dụng phụ, có 1% - 3% bệnh nhân gặp phản ứng.  Các triệu chứng phổ biến bao gồm phát ban, ngứa, rụng tóc và sốt. Ngoài ra một số ít có thể gặp buồn nôn, phù, tức ngực, đau nhức xương khớp,...

Mặc dù hiếm gặp nhưng các phản ứng phụ sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Vì thế, nếu gặp những triệu chứng trên trong quá trình sử dụng thuốc bạn phải đến gặp bác sĩ ngay. Đồng thời cần uống thuốc đúng theo liều lượng theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ.

Thuốc I-ốt phóng xạ

I-ốt phóng xạ được bào chế dưới dạng viên. Sau khi uống thuốc, i-ốt phóng xạ sẽ lưu thông trong máu và sáp nhập trong tuyến giáp. I-ốt phóng xạ dần phá hủy tuyến giáp, làm mất đi khả năng tiết ra hormone giáp. Điều này giúp kiểm soát bệnh cường giáp. Thuốc thường có hiệu quả sau khoảng 6 tháng sử dụng. Trong quá trình này để giảm các triệu chứng của cường giáp, người bệnh cần kết hợp với thuốc chẹn beta. 

Sau một liều điều trị I-ốt phóng xạ, có tới 90% bệnh nhân khỏi bệnh. Chỉ một số ít bệnh nhân cần một liều thứ hai. Trong trường hợp nếu sau hai liều mà bệnh vẫn không khỏi, phẫu thuật có thể được xem xét như một phương án điều trị cuối cùng.

Tác dụng phụ của thuốc I-ốt phóng xạ

Mặc dù mang lại hiệu quả cao trong điều trị cường giáp, nhưng I-ốt phóng xạ cũng có tác dụng phụ như:

  • Gây cảm giác buồn nôn 

  • Luôn có cảm giác có một vị kim loại trong miệng. 

  • Gây ra viêm tuyến nước bọt: Nó có thể làm sưng ở một hoặc cả hai bên cằm trong vài tuần.

  • Suy giáp: Loại thuốc này cũng có thể gây ra tình trạng suy giáp. Vì thế, nhiều trường hợp người bệnh có thể phải luôn sử dụng levothyroxine để bù đắp hormone giáp thiếu.

Cường giáp uống thuốc gì

Loại thuốc này có thể gây ra một vài tác dụng phụ

Lưu ý khi sử dụng thuốc I–ốt phóng xạ

  • Có một lưu ý đặc biệt rằng loại thuốc này không được sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

  • Người bệnh nên tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ sau khi sử dụng thuốc (thường trong vòng 1 tuần)

  • Bệnh nên uống nước nhiều nước hơn và không ra khỏi nhà trong ba ngày đầu dùng thuốc

  • Không dùng chung đồ cá nhân với người khác. Đồng thời hãy thường xuyên rửa tay và vệ sinh cơ thể.

>> Mách bạn: Phương pháp điều trị cường giáp an toàn, hiệu quả

Thuốc chẹn beta

Bệnh nhân cường giáp thường có triệu chứng này bao gồm nhịp tim nhanh, nhạy cảm với nhiệt độ môi trường, và run rẩy,.. Khi có những hiện tượng này, bệnh cường giáp uống thuốc gì? Thuốc chẹn beta sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng này đến khi thuốc điều trị chính có tác dụng.

Khi xác định bệnh cường giáp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc này với liều lượng thấp nhất cho bệnh nhân. Sau đó, nó sẽ được tăng dần đến khi các triệu chứng được kiểm soát ổn định hoàn toàn.

Cường giáp uống thuốc gì

Thuốc chẹn beta giúp giảm các triệu chứng do cường giáp gây ra

Tác dụng phụ của thuốc chẹn benta

Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, đau đầu và rối loạn tiêu hoá. Khi người bệnh gặp phải các tác dụng phụ này, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ nắm được tình trạng và có những điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển sang thuốc khác phù hợp hơn.

Lưu ý khi dùng thuốc chẹn beta

Ngoài việc cung cấp thông tin cường giáp uống thuốc gì. Nutricare cũng đem đến những lưu ý cho người bệnh khi dùng các loại thuốc. Đối với thuốc chẹn beta, cần chú ý:

  • Loại thuốc này có thể không mang lại hiệu quả cho bệnh nhân lớn tuổi

  • Để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, người bệnh không nên uống nước ép bưởi

  • Nếu bạn mắc các bệnh như hen suyễn, huyết áp thấp,..phải báo cho bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Cường giáp uống thuốc gì

Bỏ túi ngay những lưu ý khi dùng thuốc chẹn beta

Lời kết

Nutricare vừa cung cấp cho bạn những thông tin về cường giáp uống thuốc gì. Hy vọng rằng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích.

Bên cạnh sử dụng các thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng nên bổ sung thêm thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có thể lựa chọn sản sản phẩm dinh dưỡng Leanpro Thyro LID - Dinh dưỡng cho chế độ kiêng i-ốt. Đây là sản phẩm được các chuyên gia của Nutricare nghiên cứu và xây dựng, chuyên biệt cho bệnh nhân cường giáp, giảm i-ốt tới 88% đáp ứng khuyến nghị của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ về chế độ ăn kiêng I-ốt.. Bên cạnh đó, sản phẩm giúp bệnh nhân cường giáp bổ sung dưỡng chất và hấp thụ dinh dưỡng còn thiếu hụt trong bữa ăn hàng ngày. Điều này giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn. 

Cường giáp uống thuốc gì - Cẩm nang kiến thức

Leanpro Thyro LID cung cấp dinh dưỡng vượt trội cho bệnh nhân cường giáp. XEM THÊM

Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh cường giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.