Nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao người bệnh tiểu đường nên tránh
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường huyết trong cơ thể sau khi dung nạp. Đối với bệnh nhân tiểu đường nếu chỉ số đường huyết tăng vọt sẽ gây nguy hại đến tính mạng. Mọi người hãy cùng Nutricare Pharma điểm mặt các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên tránh với bệnh nhân đái tháo đường nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Nhóm thực phẩm có chỉ số GI là gì? Ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Chỉ số GI của thực phẩm phản ánh tốc độ đường huyết trong cơ thể tăng lên sau khi nạp vào. Chỉ số này được chia làm 3 loại chính: thực phẩm có chỉ số GI thấp, thực phẩm có chỉ số GI trung bình, thực phẩm có chỉ số GI cao.
Ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Thực phẩm có chỉ số GI cao (từ 70 trở lên) thường là các thẩm phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, bánh mì, nếp, mạch nha hay chứa nhiều đường như: dưa hấu, mật ong, nước mía, nước ngọt… Các loại thực phẩm như này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh tiểu đường mà cả người bình thường.
Ảnh hưởng đến lượng đường huyết
Các loại thực phẩm có chỉ số GI cao vì chứa nhiều tinh bột/đường nên thường bị tiêu hóa nhanh, cơ thể dễ hấp thu glucose từ nó. Khi cơ thể thu vào nhiều lượng glucose cùng lúc sẽ khó sản sinh đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Điều này càng trở nên khó khăn hơn với người bệnh tiểu đường khi cơ thể bị khiếm khuyết trong việc sản xuất insulin hay không biết sử dụng chất này đúng cách.
Hậu quả là lượng đường trong máu tăng cao gây ra các triệu chứng tiểu đường. Về dài lâu có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Một số triệu chứng nặng của bệnh đái tháo đường là gây hôn mê, ngất xỉu, tăng nhịp tim, khó thở, gây tổn thương đến các mạch máu trong cơ thể…
Ảnh hưởng đến gan
Theo một vài nghiên cứu khác từ bệnh viện Boston, chỉ số đường huyết cao còn gây ảnh hưởng đến gan – một trong những cơ quan nội tạng chính và quan trọng, giữ vai trò thải độc cho cơ thể. Cụ thể là nếu nạp vào quá nhiều thực phẩm với chỉ số GI cao có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do bia rượu.
Thực phẩm có chỉ số GI cao gây ảnh hưởng xấu đến gan
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là bởi vì chúng ta ăn nhiều tinh bột; cơ thể dung nạp quá nhiều chất bột đường làm tăng glucose trong máu, dẫn đến tăng dự trữ gycogen ở gan. Khi các tế bào dự trữ đã bão hòa glycogen, lượng glucose tiếp tục được bổ sung sẽ chuyển thành chất béo tích tụ ở trong gan gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
Không những thế, các nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng thực phẩm có chỉ số GI cao làm tăng nguy cơ xơ gan, viêm gan từ từ trong thời gian kéo dài. Vậy nên những ai mắc bệnh về gan, thận, tiểu đường nên tránh xa nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao nhé.
>> Xem thêm: Nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp
Nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao bệnh nhân tiểu đường nên tránh
Đối với người bệnh tiểu đường có một số loại thực phẩm cần tránh xa nếu không muốn chỉ số đường huyết tăng cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cả tính mạng.
Bánh mỳ
Bánh mì chứa lượng lớn tinh bột nên có chỉ số GI cao, không thích hợp với người bệnh đái tháo đường đang muốn ổn định đường huyết. Thay vào đó các bạn có thể tìm hiểu về các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh để ăn uống sẽ tốt hơn.
Khoai tây nấu chín
Khác với khoai lang, khoai tây có chỉ số GI rất cao lên đến 100, đặc biệt khi được nấu chín nhừ với nhiệt độ cao thì chỉ số này càng tăng lên nhiều. Đây là một trong những loại thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường/tiền đái tháo đường không nên đụng đến.
Khoai tây là một trong những thực phẩm có chỉ số GI rất cao
Bắp rang
Bắp non có chỉ số GI không quá cao, người bình thường có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy vậy, bắp rang thường có chỉ số GI cao hơn nhiều, người được xác nhận bị tiền tiểu đường hay đang bị tiểu đường không nên dùng thực phẩm này trong chế độ ăn.
Mật ong
Mật ong tuy tốt với sức khỏe vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng, các hợp chất chống oxy hóa tuy nhiên thành phần chính của thực phẩm này chính là đường (~38,2% fructozo, 31% glucose). Đó là lý do người bị tiểu đường không nên dùng mật ong nếu không muốn chỉ số đường huyết tăng vọt.
Đường đơn, đường mạch nha
Tương tự thì đường đơn, đường mạch nha cũng thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao mà người bệnh đái tháo đường nên hạn chế tối đa sử dụng. Các bạn hãy tham khảo qua những loại đường nhân tạo được dùng riêng cho người bệnh tiểu đường như saccharin, sucralose, stevia, aspartame…
Cơm
Cơm là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, tương tự như bánh mì. Với những thực phẩm có chỉ số GI cao như thế này người bị tiểu đường nên hạn chế tối đa sử dụng để đảm bảo sức khỏe. Các bạn có thể dùng gạo lứt hay các loại ngũ cốc để thay thế cho cơm trong bữa chính.
Nho khô
Nho khô, các loại hoa quả được sấy khô cũng là thực phẩm có chỉ số GI cao. Trong loại thực phẩm này có chứa nhiều đường, rất không tốt với người có mức đường huyết cao. Các bạn nên ăn trái cây tươi với chỉ số GI thấp như: bưởi, táo, lê, đào, mận, dâu tây…sẽ tốt hơn.
Các loại hoa quả sấy khô thường có lượng đường cao nên chỉ số GI cũng cao
Củ cải
Tuy thuộc nhóm rau củ họ cải nhưng củ cải lại có chỉ số GI cao đáng báo động. Đặc biệt củ cải đỏ, củ cải vàng có chỉ số này lên đến 90 – 100. Nếu muốn ăn rau củ để bổ sung chất xơ, mọi người hãy tham khảo các loại thực phẩm khác phù hợp hơn nhé.
Bánh quy
Bánh quy, bánh kẹo là những thực phẩm chứa nhiều đường không tốt với sức khỏe. Những ai có dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, có chỉ số đường huyết của tiền tiểu đường thì không nên ăn những thực phẩm như này.
Dưa hấu
Dưa hấu, chà là, đu đủ, sung, dứa đều là những loại trái cây có chỉ số GI trung bình và cao. Người có mức đường huyết cao hơn so với bình thường thì nên hạn chế tối đa hấp thu những thực phẩm này. Mọi người tham khảo qua các loại trái cây tươi có lợi với sức khỏe và không gây hại cho bệnh nhân tiểu đường như: cam, quýt, chuối, bưởi, nho xanh, dâu tây, mận, cà chua…
Nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả, nước ngọt đóng chai, nước ngọt có ga đều gây hại với sức khỏe của người bệnh tiểu đường vì làm tăng mức đường huyết bất thường. Thay vào đó, mọi người có thể chọn sử dụng đồ uống thay thế như trà xanh, nước ép rau củ (nước ép rau cần tây, nước ép rau má…), nước lọc, sữa không chứa chất béo và lactose (ví dụ các loại sữa hạt có nguồn gốc thực vật), nước chanh không đường…
Mỡ và nội tạng động vật
Mỡ động vật, da động vật, nội tạng động vật luôn góp mặt vào nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao mà người bệnh tiểu đường, người bệnh cao huyết áp nên tránh càng xa càng tốt. Tương tự với các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, thức ăn chiên rán nhiều dầu đều không tốt với sức khỏe mọi người.
Nội tạng động vật và da động vật không tốt với người bệnh tiểu đường
Nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp
Thay vào đó mọi người nên tham khảo và tăng cường sử dụng các thực phẩm có chỉ số GI thấp để cung cấp đủ dinh dưỡng mà không gây hại sức khỏe nhé. Điển hình là các thực phẩm như: súp lơ xanh, rau cải bina, nấm, gạo lứt, nho xanh, táo, đậu Hà Lan, cần tây, bưởi, trà xanh… Hãy ưu tiên sử dụng dầu thực vật để nấu ăn thay vì dầu động vật.
Một sản phẩm có chỉ số GI thấp không thể không nhắc đến dành cho bệnh nhân tiểu đường là Nutricare Cerna - Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5
Việc bổ sung 2 - 3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.
Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường. Để duy trì sức khỏe tốt, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Chọn thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung rau xanh, hoa quả ít đường như táo, lê, cam sẽ giúp duy trì đường huyết ổn định, hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.
- Hạn chế tinh bột và đường: Chọn nguồn tinh bột phức hợp từ gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo, nước ngọt.
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp đường huyết ổn định hơn so với việc ăn quá nhiều vào một lần.
- Chọn chất béo lành mạnh: Ưu tiên dầu ô-liu, dầu hạt lanh, bơ thực vật thay vì mỡ động vật.
- Hạn chế muối: Sử dụng ít muối và hạn chế các món mặn để tránh tăng huyết áp, một yếu tố rủi ro cao cho người tiểu đường.
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường cần hết sức lưu ý
>> Xem thêm:
- Cơm rượu nếp với bệnh tiểu đường lợi hay hại?
- Bị tiểu đường có ăn được măng không và tác dụng như thế nào?
Lời kết
Qua bài viết mọi người đã biết thêm về nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao để tránh sử dụng cho người bệnh tiểu đường rồi. Để đảm bảo được dinh dưỡng cho người bệnh mà không gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết các bạn hãy tham khảo thêm Nutricare Cerna – Sữa dành riêng cho người bị đái tháo đường. Liên hệ đến Nutricare Pharma để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Ngoài ra, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái