Giải đáp: U tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Sữa ong chúa là dưỡng chất quan thuộc đối với mọi người. Việc sử dụng thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy u tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không? Sau đây, Nutricare Pharma sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này cũng như một số lưu ý đến cho bạn đọc, cùng theo dõi nhé!

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Sử dụng sữa ong chúa có công dụng gì?

Sữa ong chúa có dạng keo lỏng, hơi sệt, là sản phẩm được tạo ra bởi những chú ong thợ trên 7 ngày tuổi. Nghiên cứu thành phần cho thấy sữa ong chúa chứa nhiều dưỡng chất như: 20 loại axit amin, Omega 3, Glucid, Lipid, Vitamin, Canxi, Sắt, Đồng, Muối, Chất béo, Phốt pho,...

Sử dụng sữa ong chúa thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thế đó là:

  • Bồi dưỡng sức khỏe: Bởi thành phần giàu vitamin, khoáng chất, protein và axit béo nên sữa ong chúa tốt cho con người, đặc biệt là người già, suy nhược cơ thể.
  • Cải thiện hệ thống tim mạch: Sử dụng sữa ong chúa đều đặn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu có trong máu, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh về tim mạch.
  • Kháng viêm: Các chất chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên được tìm thấy trong sản phẩm này. Sử dụng sản phẩm này sẽ thúc đẩy quá trình điều trị các bệnh như viêm dạ dày, viêm đường hô hấp,... đồng thời, giúp bệnh nhân u tuyến giáp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, nhất là sau khi thực hiện phẫu thuật.
  • Vết thương mau lành: Sữa ong chúa có khả năng kích thích sản sinh ra collagen và các tế nào mới. Do vậy, những vết thương do phẫu thuật u tuyến giáp sẽ mau lành hơn nếu bạn sử dụng đều đặn.
  • Hạn chế tác dụng phụ khi điều trị ung thư: Một số tác dụng phụ của việc xạ trị, hóa trị phẫu thuật sẽ bị ngăn chặn nếu bệnh nhân sử dụng đều đặn.

U tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không

Sử dụng sữa ong chúa có công dụng gì?

Người u tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được bệnh nhân u tuyến giáp không được uống sữa ong chúa và cũng chưa có một nghiên cứu nào cho thấy sản phẩm này có tác dụng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe người bệnh .

Do vậy, người bệnh u tuyến giáp có thể sử dụng sữa ong chúa, nhưng trước khi dùng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc những người có chuyên môn để được chỉ định liều lượng phù hợp với trạng thái bệnh cũng như đảm bảo an toàn nhất có thể.

U tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không

Bệnh nhân u tuyến giáp có uống được sữa ong chúa hay không

Bệnh nhân u tuyến giáp cần lưu ý gì khi dùng sữa ong chúa?

Mặc dù sữa ong chúa lành tính, song vẫn có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta không thể biết được. Do vậy, bệnh nhân u tuyến giáp trước khi sử dụng sữa ong chúa cần lưu ý những điều sau:

  • Liều lượng dùng: Như đã chia sẻ ở trên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Từ 300 - 600 mg sữa ong chúa mỗi ngày là mức an toàn và không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân.
  • Lần đầu tiên sử dụng: Trường hợp này, bệnh nhân nên sử dụng mới một liều lượng nhỏ để ngăn chặn các nguy cơ xảy ra các phản ứng dị ứng hay tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số phản ứng phụ có thể xảy ra như dị ứng, kích ứng, dạ dày khó chịu,...
  • Khi mua sữa ong chúa: Người bệnh cần chọn mua tại những địa chỉ bán uy tín, nguồn gốc rõ ràng và cam kết không pha tạp chất để tránh “tiền mất tật mang” gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

U tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không

Bệnh nhân tuyến giáp cần lưu ý gì khi dùng sữa ong chúa

Hướng dẫn sử dụng sữa ong chúa cho người bị u tuyến giáp

Sữa ong chúa mang lại hiệu quả nhất khi dạ dày trống rỗng. Do vậy, trước khi ăn sáng khoảng 30 phút và trước khi đi ngủ 15 - 20 phút là thời điểm tốt nhất để bạn sử dụng. Có 3 cách sử dụng sữa ong chúa phổ biến, đó là:

  • Các 1: Tiêm dưới da - Mang lại nhiều hiệu quả nhưng chỉ áp dụng ở những bệnh viện nước ngoài.
  • Cách 2: Ngậm 400 - 500 gm dưới đầu lưỡi để sữa ong chúa tan từ từ. Với cách này, cơ thể có thể hấp thụ dưỡng chất trực tiếp mà không bị men phân hủy.
  • Cách 3: Pha 01 thìa cà phê sữa ong chúa với 400ml nước sôi để ngội cùng 2 thìa mật ong, khuấy tan và thưởng thức. Tuy cách này khiến cho dưỡng chất có trong sữa ong chúa bị ảnh hưởng bởi men phân hủy nhưng không đáng kể.

Lưu ý, không pha sữa ong chúa với nước nóng. Điều này sẽ khiến các hoạt chất sinh học trong sữa bị phân hủy, mất đi tác dụng.

U tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không

Sử dụng sữa ong chúa như thế nào mới đúng?

Người nào không được sử dụng sữa ong chúa

Sử dụng sữa ong chúa sẽ phản tác dụng nếu như bạn áp dụng cho các đối tượng sau:

Trẻ em dưới 13 tuổi

Dùng sữa ong chúa quá nhiều sẽ gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Vì thế, để quá trình phát triển của bé không bị ảnh hưởng, phụ huynh chỉ nên cho trẻ uống khi thật sự cần thiết.

Phụ nữ đang mang thai

Sản phẩm có thể kích thích làm cho tử cung bị co hẹp khiến việc sinh nở gặp khó khăn, bên cạnh đó, còn có thể dẫn đến những rủi ro về sức khỏe thai nhi.

Bệnh nhân hen suyễn

Sữa ong chúa sẽ gây ra những triệu chứng như co thắt phế quản, khó thở đối với những người mắc bệnh hen suyễn. Do vậy, người mắc bệnh hen suyễn không nên sử dụng sản phẩm này.

Người bị huyết áp thấp

Một số thành phần cản trở hoạt động buồng tim, gây hạ đường huyết và làm nở động mạch huyết quản được tìm thấy trong sữa ong chúa. Vậy nên, nếu người huyết áp thấp khi sử dụng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

U tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không

Bệnh nhân huyết áp thấp không nên sử dụng sữa ong chúa

Đau bụng đi ngoài

Trong sữa ong chúa có chứa 1 lượng nhỏ nọc độc của ong thợ sẽ gây rối loạn chức năng đường ruột. Chính vì vậy, người bị đau bụng, đi ngoài tuyệt đối không nên sử dụng sữa ong chúa tươi đặc biệt là sữa ong chúa nguyên chất.

Bệnh nhân bị sốt

Nhiều người nghĩ rằng, sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên cho người bị sốt uống để nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, đây là lúc người bệnh cần được giải nhiệt trong khi đó dùng sữa ong chúa có thể làm tăng thân nhiệt do vậy không nên dùng sữa ong chúa để bồi bổ lúc đang sốt.

>> Xem thêm:

Người đang dùng Warfarin

Sữa ong chúa và warfarin - thuốc chống đông máu - có thể phản ứng với với nhau làm tăng nguy cơ bầm tím hoặc chảy máu.

Dị ứng

Người dị ứng với phấn hoa hoặc người có tiền sử dị ứng với các loại mật ong tự nhiên rất dễ xảy ra những phản ứng nghiêm trọng khi sử dụng sản phẩm như buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy.

U tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không

Sữa ong chúa hoàn toàn không phù hợp với những người bị dị ứng phấn hoa

Lời kết

Bài viết trên, Nutricare Pharma đã giải đáp cho bạn đọc vấn đề u tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không. Đây là vấn đề mà nhiều bệnh nhân mắc u tuyến giáp quan tâm hiện nay.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp bạn có thể tham khảo sản phẩm y học của Nutricare Pharma: Leanpro Thyro. Đây là dòng sữa dinh dưỡng chuyên biệt giàu I-ốt, Selen giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt với hệ SLIM CARE độc quyền giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện.

Giải đáp: U tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

 

Leanpro Thyro – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. Mua ngay

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh u tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. 

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái