Bệnh bướu cổ là gì? Có nguy hiểm không và lời đáp
Bệnh bướu cổ là gì? Có nguy hiểm không là thắc mắc được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt trong cuộc sống của chúng ta. Thậm chí bệnh lý về tuyến giáp này còn đang có tỷ lệ bệnh nhân mắc rất cao. Những thông tin được nội dung bài viết hôm nay của Nutricare Pharma sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp
Bệnh bướu cổ là gì?
Bướu cổ là một trong những bệnh lý phổ biến với tỷ lệ người mắc khá cao. Chúng ta sẽ nhận thấy các khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp. Nó có thể gây ảnh hưởng hoặc làm suy giảm chức năng của bộ phận này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo y học, bướu cổ đang được chia làm 3 nhóm: lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết.
Được biết, đến 80% các trường hợp bị bướu cổ đều ở dạng lành tính và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển với kích thước lớn sẽ lồi to, vừa gây mất thẩm mỹ lại khó khăn trong việc sinh hoạt, ăn uống. Trong trường hợp bệnh đã chuyển sang ung thư khả năng di căn sang các bộ phận khác rất cao và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
>> Ung thư tuyến giáp có ăn được nấm không và lời giải đáp
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bướu cổ, điển hình nhất là cơ thể chúng ta thiếu hụt hoặc dư thừa lượng iod. Mà chất này lại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tuyến giáp sản sinh ra hormon T3 và T4 để điều hòa nội tiết. Ngoài, nếu chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với chất phóng xạ hoặc bẩm sinh di truyền cũng có thể hình thành bệnh.
Tỷ lệ bệnh nhân mắc bướu cổ hiện nay ngày càng cao
Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không?
Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào từng loại cụ thể, kích thước, giai đoạn hoặc ảnh hưởng ra sao đến chức năng của tuyến giáp. Nhìn chung, nếu tình trạng của người bệnh đã chuyển sang ung thư và để kéo dài lâu thì khả năng phục hồi rất thấp cũng như gây suy giảm sức đề kháng nhanh chóng. Một số biến chứng nguy hiểm mà chúng ta có thể gặp phải là chảy máu, gây bội nhiễm, di căn,...
Ngoài ra, bướu cổ còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe với các biểu hiện như: hồi hộp, tăng tiết mồ hôi, tim đập, run tay, lo lắng, khó ngủ, sụt cân nhanh chóng,... Trong một số trường hợp, nếu tình trạng bệnh bắt nguồn từ việc suy giáp sẽ tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, vô sinh, tâm thần,... hoặc mất tri giác.
Đặc biệt, phụ nữ mang bầu nếu mắc bướu cổ chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, thể chất của thai nhi. Bởi vì lúc này cơ thể người mẹ thường gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết, và đứa trẻ sẽ hấp thu các hormon này. Vì thế, chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị sớm.
Bướu cổ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh
>> Ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không và những lưu ý
Có những phương pháp nào để điều trị bệnh bướu cổ?
Nếu mắc dạng lành tính ở những giai đoạn đầu mà kích thước chưa lớn thì người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và dùng thực phẩm hỗ trợ. Còn khi tình trạng của chúng ta đã chuyển biến thành ung thư hoặc bướu cổ gây chèn ép đến bộ phận khác sẽ được chỉ định thực hiện các biện pháp y khoa như sau:
>> Xem thêm:
- Mổ tuyến giáp cần phải nằm viện trong bao lâu? Lưu ý sau khi mổ
- Mổ ung thư tuyến giáp có phải kiêng nói không?
Phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ bướu cổ kích thước lớn cản trở việc hô hấp và ăn uống hoặc sản xuất quá nhiều hormone gây rối loạn nội tiết nghiêm trọng. Sau khi thực hiện phương pháp này chúng ta thường phải dùng thêm thuốc hỗ trợ hoặc các liệu trình điều trị khác.
Phẫu thuật không phải là cách được dùng phổ biến để chữa bướu cổ. Bởi vì trong quá trình thực hiện bệnh nhân có thể gặp phải một số tai biến nguy hiểm như chảy máu, hạ canxi, suy giáp,… Mọi người cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương pháp này.
Phẫu thuật là một trong các phương pháp điều trị bướu cổ
Sử dụng thuốc hormon tổng hợp
Nếu bướu cổ ở bệnh nhân xuất hiện do tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp sẽ cần dùng thêm hormon tổng hợp. Tuy nhiên, các bạn cần làm xét nghiệm để biết cơ thể đang thiếu chất gì nhằm lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất. Đặc biệt, chúng ta phải bổ sung nhiều thực phẩm giàu iot vì nó có tác dụng ổn định nội tiết tố và bảo vệ tuyến giáp khỏe mạnh hơn.
Người mắc bướu cổ cần sử dụng thuốc để bổ sung thêm hormon
Iod phóng xạ (I-131)
Những trường hợp mắc bướu cổ cường giáp sẽ được chỉ định uống thuốc I-131 để ngấm vào máu và đi vào tuyến giáp. Các hạt phóng xạ trong đó có tác dụng hủy hoại tế bào bệnh, đồng thời khiến bộ phận này ngưng tiết hormone. Kết thúc quá trình điều trị, bướu cổ của chúng ta sẽ được nhỏ lại và tiêu biến dần.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng điều trị bằng iod phóng xạ (I-131) không chữa khỏi được bướu cổ và người mắc vẫn có thể bị tái lại. Thậm chí một số trường hợp bệnh nhân còn gặp phải biến chứng suy giáp nặng hơn nên cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
>> Ung thư tuyến giáp có uống được sâm không và các lưu ý
Đốt sóng cao tần
Đốt sóng cao tần được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh này. Mục đích của nó là tiêu diệt tế bào ung thư cũng như giảm kích thước bướu cổ nhưng không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và các mô khỏe mạnh xung quanh. Chúng ta cũng có thể tiết kiệm được chi phí điều trị cũng như đảm bảo an toàn, ít xảy ra biến chứng nguy hiểm hơn.
Đốt sóng cao tần là cách điều trị bệnh bướu cổ an toàn
Những lưu ý người mắc bướu cổ cần quan tâm
Bướu cổ sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta không biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe để tăng đề kháng chống chọi lại bệnh tật. Vì thế, để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, mọi người cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh xa các loại thực phẩm chứa chất kích thích.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng và nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
- Bướu cổ sẽ phát triển nhanh chóng nếu người bệnh thường xuyên ăn các loại rau họ cải, thực phẩm làm từ đậu nành, sữa, chứa gluten hoặc nhiều đường, chất xơ.
- Chúng ta không được tự ý dùng thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ sẽ khiến tình trạng bướu cổ trở nên trầm trọng hơn.
- Bệnh nhân luôn phải tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để biết về tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma. 2 dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:
- Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.
- Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.
Leanpro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp. Mua ngay
>> Giải đáp: Ung thư tuyến giáp có ăn được bánh mì không?
Những loại thức ăn tốt và không tốt cho người bệnh bướu cổ
Thức ăn có thể có tác động lớn đến tình trạng sức khỏe của người bệnh bướu cổ. Một số loại thực phẩm tốt và không tốt cho người bệnh bướu cổ có thể kể đến như:
Người bệnh bướu cổ nên được bổ sung dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm sau
Bệnh bướu cổ thường do thiếu hụt i-ốt. Hải sản như tôm, cua, ngao, sò và hến là nguồn cung cấp i-ốt tự nhiên tốt cho cơ thể.
Sữa chua và pho-mát từ sữa bò cũng giàu protein, vitamin, canxi và i-ốt, giúp người bệnh bướu cổ.
Rong biển là một loại thực phẩm có tác dụng làm mềm khối u rắn và chứa hàm lượng i-ốt cao.
Trứng chứa selen và i-ốt lành mạnh, với lòng đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Khoai tây là một loại rau củ chứa nhiều i-ốt, có thể ăn cả vỏ để tăng lượng i-ốt.
Hải sản là nguồn thực phẩm bổ sung i-ốt cho người mắc bệnh bướu cổ
Những loại thực phẩm mà bệnh nhân bướu cổ cần tránh trong giai đoạn điều trị
Một số loại rau cải như bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, rau cải, súp lơ và su hào chứa glucosinolate, một hợp chất lưu huỳnh có thể chuyển hóa thành isothiocyanates trong cơ thể. Isothiocyanates này có thể ngăn chặn sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp và làm to tuyến giáp trạng, góp phần vào bệnh bướu cổ.
Đậu nành cũng nên được kiêng kỵ vì có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Một số loại ngũ cốc như hạt kê và khoai mì cũng chứa các tác nhân gây bệnh bướu cổ như oxazolidin thrones và thiocyanates.
Các loại hoa quả như cam, quýt, lê, táo và nho chứa flavon, có khả năng ức chế chức năng của tuyến giáp.
Người bị bệnh bướu cổ hạn chế ăn đậu nành vì có thể làm bệnh trở nặng hơn
Lời kết
Như vậy, bệnh bướu cổ là gì? Bướu cổ có nguy hiểm không? đã được nội dung bài viết hôm nay giải đáp cụ thể đến độc giả. Mong rằng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp mỗi người biết cách bảo vệ sức khỏe của mình và người thân xung quanh tốt hơn.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.