Ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không và những lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Sữa chua là nguồn thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao cho người sử dụng. Chúng không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có tác dụng trong việc tăng cường hệ miễn dịch khá hiệu quả. Vậy người mắc bệnh ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không? Để biết câu trả lời chi tiết bạn đọc hãy tham khảo những chia sẻ sau đây của Nutricare Pharma nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Thành phần dinh dưỡng thiết yếu có trong sữa chua

Trước khi tìm hiểu thắc mắc ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua hay không chúng ta cần tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng. Đây là chế phẩm từ sữa bò đã lên men các chủng vi khuẩn có lợi cho sức khỏe con người và sữa hiểu nguồn dưỡng chất dồi dào như:

>> Xem thêm:

Protein

Theo nghiên cứu y khoa, trong 245g sữa chua nguyên chất chứa khoảng 8,5g protein rất tốt cho cơ thể người sử dụng. Nguồn dưỡng chất này được chia ra làm 2 loại chuyên biệt như:

  • Váng sữa có chiếm 20% hàm lượng protein hòa tan mà sữa chua cung cấp.
  • Casein có trong sữa chua là các protein sữa không hòa tan mang khả năng tăng cường sức khỏe, giúp hấp thụ dinh dưỡng và chuyển hóa tốt cho người sử dụng.

ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không

Sữa chua là nguồn thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao

Chất béo

Trong sữa chua có tới hơn 400 loại hoạt chất béo khác nhau tùy thuộc vào các chế phẩm sản xuất ra nó. Chúng có thể được làm từ sữa ít béo, nguyên kem hoặc sữa béo với thành phần cụ thể như sau:

  • Trong sữa chua không béo có chứa 0.4% chất béo.
  • Đối với sữa chua béo thì thành phần này chứa 3,3% hoặc cao hơn.
  • Đa phần các chất béo trong sữa chua đều là chất béo không bão hòa với khoảng 70% cùng một lượng chất béo bão hòa đơn.
  • Chất béo có trong sữa chua có khả năng cung cấp cho cơ thể khoảng 400 loại axit béo khác nhau.

Carbohydrat

Trong sữa chua nguyên chất chứa rất ít đường tự nhiên mà chủ yếu ở dạng đường đơn galactose và lactose. Cụ thể:

  • Hàm lượng lactose trong sữa chua khá thấp so với các dòng sữa thông thường bởi quá trình lên men đã bị vi khuẩn làm phá vỡ và chuyển hóa thành glucose và galactose.
  • Trong sữa chua, hầu hết các glucose sẽ chuyển hóa thành  axit lactic để tạo nên vị chua cho sản phẩm.
  • Theo đó, lượng đường có trong sữa chua thường thấp và không có định với khoảng 4,7% đến 18,6%.

ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không

Trong sữa chua nguyên chất chứa rất ít đường tự nhiên

Vitamin và khoáng chất

Để biết nguồn vitamin và khoáng chất cụ thể có trong sữa chua chúng ta cần phải căn cứ vào các dòng sữa chưa khác nhau. Trong đó, sản phẩm dược sản xuất từ sữa tươi nguyên kem sẽ chứa hàm lượng như sau:

  • Vitamin B12.
  • Canxi.
  • Photpho
  • Riboflavin

Probiotic

Trong sữa chua chứa lợi khuẩn probiotic có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa rất hiệu quả. Những lợi khuẩn này chủ yếu là axit lactic và bifidobacteria mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giảm cholesterol.
  • Tổng hợp các vitamin như B6, B12, folate, vitamin K, thiamin, niacin,....
  • Bifidobacterium có khả năng làm giảm các hội chứng ruột kích thích.
  • Điều trị tiêu chảy.
  • Chống chứng táo báo.
  • Giúp tiêu hóa lactose.

ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không

Sữa chua chứa lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện chức năng tiêu hóa

Ung thư tuyến giáp ăn sữa chua được hay không?

Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề bệnh ung thư tuyến giáp ăn được sữa chua hay không thì câu trả lời là CÓ. Bởi sản phẩm này sở hữu nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt khả năng cải thiện hệ tiêu hóa. Trong khi đó, người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn nên việc sử dụng sẽ chua sẽ giúp kích thích ăn ngon miệng hơn.

Đồng thời, trong sữa chua có chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu đối với sức khỏe người sử dụng. Do vậy, khi bệnh nhân ăn sản phẩm này sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ức chế tế bào xấu phát triển và tổng hợp nguồn năng lượng cần thiết. Hơn nữa, trong sữa chua còn chứa axit lactic và bifidobacteria có khả năng giảm cholesterol giúp bảo vệ tim mạch của bệnh nhân ung thư.

Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư tuyến giáp không nên sử dụng sữa chua khi chuẩn bị và đang điều trị iot phóng xạ. Giai đoạn này mọi người nên có chế độ ăn uống lành mạnh và thực hiện chế độ kiêng iot trong vòng 14 ngày một cách nghiêm túc. Sau khi kết thúc đợt điều trị bệnh nhân có thể ăn sữa chua bình thường theo đúng liều lượng và thời gian phù hợp được bác sĩ khuyến cáo.

ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không

Bệnh nhân tuyến giáp không ăn sữa chua khi điều trị iot phóng xạ

Cách bổ sung sữa chua hiệu quả cho người bệnh

Để bổ sung sữa chua cho người mắc ung thư tuyến giáp hiệu quả và an toàn nhất chúng ta nên tránh thời gian diễn ra điều trị iot phóng xạ và thời điểm kiêng iot. Điều này sẽ giúp bệnh nhân đảm bảo sức khỏe, tránh được các tác dụng không mong muốn và phát huy lợi ích của sữa chua. Sau đây là cách uống sữa chua hợp lý nhất mà mọi người có thể tham khảo để áp dụng.

  • Mỗi người, người mắc bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn khoảng 1 đến 2 hũ sữa chua sau thời gian kiêng iot và điều trị phóng xạ. Bạn không nên bổ sung quá nhiều sẽ gây nên phản ứng ngược có hại cho sức khỏe.
  • Bệnh nhân ung thư tuyến giáp tuyệt đối không sử dụng sữa chua khi bụng đang đói. Thay vào đó chúng ta nên bổ sung vào khoảng 1 đến 2 giờ sau khi dùng bữa chính. Cách dùng này chắc chắn sẽ bảo vệ được sức khỏe dạ dày và ngăn chặn tình trạng kích ứng và dễ dàng hấp thụ sữa chua.
  • Bệnh nhân ung thư tuyến giáp không nên uống sữa chua cùng lúc với thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị. Thay vào đó, bạn nên sử dụng sau khi dùng thuốc khoảng 1 đến 2 tiếng để lợi khuẩn của sản phẩm không bị tiêu diệt.

ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không

Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng sữa chua khi bụng đang đói

Lưu ý khi dùng sữa chua với bệnh ung thư tuyến giáp

Sau khi biết cách sử dụng sữa chua đúng cách cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp chúng ta cũng nên quan tâm đến những lưu ý quan trọng sau đây.

  • Bạn không nên sữa chua ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm chết các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe con người. Bởi vậy, chúng ra không nên hâm nóng hay bảo quản sữa trong ngăn đá tủ lạnh sẽ làm mất hết tác dụng mà sản phẩm mang lại.
  • Chúng ta không nên ăn sữa chua cùng với những đồ mặn như: thịt xông khói, xúc xích vì nó có thể làm rối loạn tiêu hóa người sử dụng. Thay vào đó, bạn hãy ăn sữa chua cùng bánh mì, ngũ cốc hoặc hoa quả để tăng thêm tác dụng.
  • Người mắc bệnh tuyến giáp nên lựa chọn dòng sữa chua ít béo, ít đường hoặc không đường, đặc biệt  là các loại chứa lợi khuẩn sống. Điều này sẽ giúp chúng mang lại tác dụng tuyệt vời cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân ung thư tuyến giáp không nên sử dụng các dòng sữa chua có màu và hương vị bởi chúng có nhiều hóa chất không tốt cho sức khỏe của người dùng.
  • Bạn nên chọn sữa chua có thương hiệu uy tín và tìm hiểu kỹ những thành phần có trong sản phẩm để biết bản thân cảm thấy loại phù hợp nhất.

ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không

Bạn nên chọn sữa chua có thương hiệu và tìm hiểu kỹ thành phần

Lời kết

Bài viết trên Nutricare Pharma đã giúp bạn đọc tìm hiểu về thắc mắc ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không. Đây là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe con người cùng khả năng kích thích tiêu hóa rất tốt. Bởi vậy bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp có thể ăn sau khi kết thúc đợt điều trị phóng xạ.

Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma. 2 dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:

Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.

Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.

Ung thư tuyến giáp có ăn được sữa chua không và những lưu ý

Leanpro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp. Mua ngay

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái