Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không? Tại sao phải cắt?

Tuyến giáp là bộ phận quan trọng đối với hệ nội tiết của cơ thể. Chính vì vậy khi gặp phải vấn đề đối với bộ phận này cơ thể sẽ thường cảm thấy rất mệt mỏi và ảnh hưởng tới sức khỏe. Có nhiều trường hợp tuyến giáp gặp vấn đề và phải cắt bỏ khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Vậy cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không? Để giải đáp các thắc mắc bạn đang tò mò, dưới đây Nutricare Pharma đã tổng hợp thông tin chi tiết. Bạn hãy theo dõi nhằm có đáp án chính xác nhé.

Tổng quan thông tin về tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận chuyên giữ vai trò quản lý, hoạt động chung của hệ nội tiết. Bộ phận này tham gia vào hầu hết các quá trình quan trọng của cơ thể nhằm đảm bảo quá trình hoạt động, trao đổi chất diễn ra bình thường.

Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể

Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất các loại hormone cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và quá trình hoạt động của tim mạch. Bên cạnh đó, hormone tuyến giáp sản sinh ra còn đóng góp vào quá trình phát triển toàn diện của cơ thể.

Khi chức năng tuyến giáp suy giảm, cơ thể con người sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Do đó người bệnh nên định kỳ thăm khám sức khỏe để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, điều trị dứt điểm.

Tại sao phải cắt bỏ tuyến giáp?

Cắt bỏ tuyến giáp là một phẫu thuật thường được thực hiện khi tuyến giáp gặp các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những lý do phổ biến khiến người bệnh cần loại bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp:

  • Ung thư tuyến giáp: Đây là nguyên nhân chính. Khi tuyến giáp xuất hiện các khối u ác tính, việc cắt bỏ giúp loại bỏ nguồn gốc ung thư và ngăn ngừa tế bào ác tính lan rộng.

  • Bướu giáp lớn: Bướu giáp to bất thường có thể gây chèn ép khí quản hoặc thực quản, dẫn đến khó thở, khó nuốt hoặc mất thẩm mỹ. Phẫu thuật giúp giảm áp lực và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • Cường giáp không kiểm soát được: Trong một số trường hợp, tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) không thể điều trị bằng thuốc hoặc i-ốt phóng xạ, cắt tuyến giáp là lựa chọn cuối cùng để cân bằng nội tiết.

  • Bướu giáp nghi ngờ ác tính: Nếu bướu giáp có dấu hiệu nghi ngờ ung thư hoặc không thể xác định tính chất qua sinh thiết, việc cắt bỏ là cần thiết để loại trừ nguy cơ.

Cắt bỏ tuyến giáp là một phẫu thuật thường được thực hiện khi tuyến giáp gặp các vấn đề nghiêm trọng

>>Xem thêm:

Trường hợp nào phải cắt bỏ tuyến giáp?

Hiện nay bác sĩ thường chỉ định hình thức cắt bỏ tuyến giáp cho bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp. Hình thức này là thủ thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Cắt bỏ tuyến giáp được thực hiện bởi bác sĩ bằng cách thông qua một vết rạch ngang nhỏ ở phía trước cổ.

Những trường hợp dưới đây sẽ được bác sĩ chỉ định cắt bỏ tuyến giáp để cải thiện sức khỏe, hạn chế di căn. Cụ thể:

  • Tuyến giáp lớn, bướu cổ đa nhân gây ra triệu chứng như khó thở, khó nuốt.
  • Bướu giáp chìm sau xương ức.
  • Nhân độc tuyến giáp (có khối u lành tính).
  • Ung thư tuyến giáp.
  • Bệnh Graves (cường giáp hoặc là nhiễm độc giáp).
  • U tuyến giáp bị tái phát.
  • Sưng, viêm, nhiễm trùng tuyến giáp.
  • Bướu cổ lớn hai bên.

Hầu như 100% bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ việc di căn. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần điều trị thêm i-ốt phóng xạ nhằm loại bỏ hoàn toàn các nhân ung thư.

Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không

Cắt bỏ tuyến giáp được bác sĩ chỉ định khi bệnh tiến triển xấu

Có những loại cắt bỏ tuyến giáp nào?

Hiện nay y tế khuyến cáo 2 mức độ phẫu thuật tuyến giáp đó là cắt bỏ một phần và cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp cho bệnh nhân. Việc cắt bỏ tuyến giáp cần thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên phẫu thuật tuyến giáp. Bác sĩ điều trị cần cân nhắc kỹ lưỡng việc cắt bỏ dựa trên tình trạng và sức khỏe của người bệnh.

Cắt bỏ một phần tuyến giáp

Hình thức phẫu thuật này thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân xuất hiện các u giáp lành tính, có kích thước quá lớn. Việc cắt bỏ một phần tuyến giáp sẽ giúp cơ quan xung quanh không bị các khối u chèn ép, chịu áp lực bởi khối u.

Bác sĩ cũng cắt bỏ một phần tuyến giáp cho các bệnh nhân bị u giáp ác tính có kích thước nhỏ, giai đoạn đầu. Bệnh nhân bị bướu giáp đa nhân, phần mô lành còn nhiều, chủ yếu là nang giáp cũng sẽ cắt bỏ một phần tuyến giáp.

Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không

Cắt bỏ một phần tuyến giáp

Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

Hình thức phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp sẽ được chỉ định khi tế bào ung thư xuất hiện tình trạng xâm lấn, di căn tới những cơ quan khác. Kích cỡ khối u lớn >4cm hoặc người bệnh lớn tuổi cũng được chỉ định hình thức phẫu thuật này. Sau khi phẫu thuật, người bệnh còn được bác sĩ khuyến cáo sử dụng thêm phương pháp điều trị i-ốt phóng xạ để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh.

Tham khảo thêm:

Người bệnh sau khi cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?

Đây là vấn đề được phần lớn người bệnh thắc mắc khi nhận chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp từ bác sĩ. Mọi người lo lắng sức khỏe sẽ gặp phải một số hậu phẫu, biến chứng xấu,… Thực tế tỷ lệ xảy ra biến chứng không quá cao bởi vì sự phát triển của y học hiện nay vô cùng hiện đại nên bệnh nhân không nên quá lo lắng.

Để bạn đọc, bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp sở hữu cái nhìn trực quan nhất. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại một số biến chứng, ảnh hưởng của việc cắt bỏ tuyến giáp như sau:

Suy giáp

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng đó là suy giáp. Biểu hiện của tình trạng này đó là chảy máu trong nhiều giờ hoặc suy hô hấp cấp tính. Khi biến chứng hậu phẫu thuật xảy ra, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp cho người bệnh. Bệnh nhân cần tuân thủ phương pháp điều trị được chỉ định từ bác sĩ.

Chảy nhiều máu

Tại bất cứ cuộc phẫu thuật nào, việc chảy máu là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên lượng máu trung bình sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp thường khá ít, dù là cắt toàn bộ.

Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không

Chảy nhiều máu là ảnh hưởng khá phổ biến sau khi cắt bỏ tuyến giáp

Nhìn chung trường hợp cần truyền máu sau khi phẫu thuật là cực kỳ hiếm, trung bình cứ 300 ca mổ mới có 1 ca gặp phải biến chứng chảy máu nhiều. Tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan bởi vì máu chảy vào các mô xung quanh cổ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Các cục máu đông sẽ đè lên khí quản khiến bệnh nhân khó thở.

Vấn đề tụ máu thường xảy ra trong vòng 24 tiếng sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Do đó bệnh nhân cần chú ý diễn biến của cơ thể để báo cáo kịp thời cho bác sĩ.

Nhiễm trùng

Nhắc đến việc người bệnh sau khi cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không thì nhiễm trùng vết mổ là điều bạn cần lưu ý. Thực tế tỷ lệ nhiễm trùng khá hiếm hoi chỉ <1. Đa phần bác sĩ đều chỉ định bệnh nhân uống thêm kháng sinh để hạn chế nhiễm trùng. Với trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng sau phẫu thuật cắt tuyến giáp, bác sĩ sẽ cần dẫn lưu dịch nhiễm trùng và kê toa kháng sinh để người bệnh uống.  

Khàn giọng, thay đổi giọng nói vĩnh viễn

Đây là biến chứng hậu phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp bởi vì chấn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược. Ở gần tuyến giáp có 2 bộ dây thần kinh chuyên kiểm soát thanh quản đó là dây thần kinh thanh quản quặt ngược và nhánh ngoài dây thần kinh thanh quản phía trên.

Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không

Khàn giọng, thay đổi giọng nói vĩnh viễn là biến chứng hậu phẫu của tuyến giáp

Khi dây thần kinh thanh quản quặt ngược bị tổn thương, người bệnh sẽ khàn tiếng hoặc mất giọng. Tình trạng này có thể tự thuyên giảm trong vòng vài tuần hoặc lên đến vài tháng. Cũng có một số trường hợp hiếm hoi đó là khàn giọng vĩnh viễn sau khi cắt bỏ tuyến giáp. Bác sĩ có thể chỉ định việc mở khí quản để cải thiện chất lượng giọng nói cho người bệnh.

Hạ canxi máu

Các tuyến cận giáp có tổng cộng 4 tuyến nhỏ (kích cỡ chỉ bằng hạt gạo) nằm ở sau tuyến giáp. Chức năng chính của các tuyến cập giáp là kiểm soát nồng độ canxi trong máu. Khi cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, nồng độ canxi trong máu sẽ thấp hơn bình thường dẫn tới hạ canxi máu. Điều này là lý do xảy ra biến chứng suy tuyến cận giáp tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Hạ canxi máu còn gây ra một số triệu chứng như tê, ngứa ran, chuột rút (môi, bàn tay và bàn chân). Nhìn chung biến chứng này có thể kéo dài vài tuần, vài tháng sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống suốt đời canxi hoặc vitamin D để cải thiện.  

Seroma

Đây là tình trạng tích tụ các chất lỏng (huyết thanh hoặc chất dịch cơ thể vô trùng) tại dưới da (vị trí vết mổ). Bệnh nhân sẽ có cảm giác đầy hoặc sưng tấy tại khu vực đó, tuy nhiên vấn đề này có thể biến mất trong vòng vài tuần. Nếu kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định hình thức phẫu thuật dẫn lưu cho người bệnh.

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân cắt bỏ tuyến giáp

Sau khi nắm được đáp án chính xác cho câu hỏi cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không, bạn hãy bỏ túi một số lưu ý hữu ích nếu đã phẫu thuật xong. Người bệnh sẽ hạn chế được di chứng hậu phẫu, cải thiện sức khỏe tốt hơn nhờ vào:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi 1-2 tuần sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
  • Hạn chế thực hiện các hoạt động nặng nhọc để tránh tổn thương.
  • Ưu tiên bổ sung các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo và súp.
  • Dành thời gian 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục.
  • Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp, cụ thể:

Để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma - 2 dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:

  • Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp giúp điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi giúp điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.
  • Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.

Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không? Tại sao phải cắt?

Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID. XEM THÊM

Lời kết

Bài viết này của Nutricare Pharma chắc hẳn đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không. Nếu bác sĩ chỉ định hình thức phẫu thuật này, bạn hãy nghe tư vấn chi tiết để có quyết định, cách chăm sóc bản thân thật chính xác nhé.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.