Cường giáp - Hiểu đúng bệnh & dinh dưỡng đúng cách điều trị bệnh
Cường giáp do tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất quá nhiều hormone giáp và gây tăng nồng độ hormone giáp trong máu. Khi cường giáp không được phát hiện, điều trị đúng cách và kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh cường giáp là bệnh gì?
Tuyến giáp nằm phía trước cổ, ngay dưới thanh quản là tuyến nội tiết quan trọng, đóng vai trò chính trong chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển cơ thể. Tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong máu sẽ hình thành cường giáp. Tình trạng cơ thể tăng chuyển hóa và biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể kết luận bệnh cường giáp.
Triệu chứng của bệnh cường giáp
Bởi giữ một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất nên khi tuyến giáp có quá nhiều hormone thì mọi chức năng của cơ thể đều có xu hướng gia tăng và hình thành một số triệu chứng điển hình:
- Dễ mệt và hay nổi nóng: nếu thường mệt mỏi, không muốn vận động kèm theo bất thường tâm lý như dễ nổi nóng, lo lắng hoặc suy nghĩ tiêu cực…
- Dễ khó ngủ hoặc thường ngủ không yên giấc.
- Hay hồi hộp, tim đập nhanh và có thể ngực đau tức và khó thở.
- Thân nhiệt cao, chịu nóng kém: do mức chuyển hóa cơ bản cao nên thân nhiệt người bệnh cao hơn bình thường. Vì thế, khi thời tiết nóng bức, khả năng chịu nóng của họ thường kém.
- Run tay nhanh: triệu chứng mất kiểm soát, run tay với biên độ nhỏ và tần số nhanh khá điển hình và gặp phần lớn ở người bệnh.
- Cân nặng giảm: dù có ăn nhiều hơn bình thường nhưng cân nặng vẫn giảm, đôi khi giảm rất nhanh thì có thể là biểu hiện của bệnh..
- Vấn đề tiêu chảy: người bị bệnh cường giáp nhu động ruột tăng thường xuyên và có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy.
- Tăng tiết mồ hôi bất thường: dù không vận động mạnh vẫn bị ra nhiều mồ hôi thì cần kiểm tra tuyến giáp càng sớm càng tốt.
>>Xem thêm:
- Điều trị bệnh cường giáp ở đâu Hồ Chí Minh tốt nhất?
- Cường giáp sơ sinh ở trẻ nhỏ cần chú ý gì trong giai đoạn đầu đời
Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh cường tuyến giáp
Cường giáp là bệnh lý hình thành bởi một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:
- Viêm tuyến giáp: những tổn thương tuyến giáp do nhiễm virus vi khuẩn, do miễn dịch hoặc thuốc… thường bị bỏ qua nhưng khi bệnh kéo dài và không được điều trị khiến chức năng tuyến giáp không hồi phục.
- Sử dụng nhiều hormon khiến cơ thể tăng hấp thu quá mức hormon giáp, điều này dễ gặp phải ở người lạm dụng thuốc giảm cân quá nhiều.
- Bệnh nhân đã mắc phải chứng bệnh graves: loại bệnh này là do di truyền và tỉ lệ mắc phải ở phụ nữ cao hơn gấp 4 lần nam giới.
- Dùng quá nhiều lượng iot
- Bướu cổ hoặc bị u tuyến giáp…
Tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh có thể không chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp nhưng các loại thực phẩm tốt bổ sung trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp giảm hiệu quả các triệu chứng của bệnh. Khi bị bệnh cường giáp nên ăn gì và nên kiêng gì là vấn đề nhiều người bệnh còn băn khoăn và đồng thời cũng cần nắm rõ.
Bệnh cường giáp có thể tự khỏi?
Bệnh cường giáp là một bệnh về nội tiết, không thể tự khỏi, chỉ có thể điều trị bệnh sớm để nhanh chóng khỏi bệnh. Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh cường giáp là cải thiện triệu chứng, khắc phục vấn đề tuyến giáp hoạt động bất bình thường và dự phòng, hạn chế biến chứng cho người bệnh.
Bệnh cường giáp không thể tự khỏi, bệnh nhân nên điều trị sớm
Cách điều trị bệnh cường giáp
Người bệnh nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể mất thời gian 18 đến 24 tháng ngừng dùng thuốc và điều trị tái phát dài hạn để kiểm soát bệnh sau đó. Y khoa hiện có ba phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh cường giáp, cụ thể như sau:
Điều trị nội khoa với thuốc
Đây là phương pháp phổ biến nhất vì có thể áp dụng cho hầu hết trường hợp bệnh nhân cường giáp. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp, thuốc kháng giáp, cùng các loiaj thuốc để hạn chế triệu chứng, ngăn biến chứng.
Phẫu thuật tuyến giáp
Bệnh nhân cường giáp nếu điều trị nội khoa đáp ứng kém, bệnh chuyển nặng quá nhanh có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để kiểm soát bệnh. Cuộc phẫu thuật sẽ cắt đi một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để chức năng sản sinh hormon tuyến giáp quá được cải thiện.
Thông thường phẫu thuật thường đem lại kết quả rất tốt đối với đa số bệnh nhân cường giáp, thể hiện rõ giảm triệu chứng sau vài tháng phẫu thuật. Đối tượng phù hợp nhất áp dụng phương pháp này là: Bệnh nhân dễ tái phát bệnh, có bướu giáp quá to, là phụ nữ mang thai (mổ sớm khoảng tháng 3 – 4 thai kỳ) và đang cho con bú.
Điều trị phóng xạ (xạ trị)
Là phương pháp dùng iod phóng xạ (Iod 131) để kiểm soát chức năng tuyến giáp. Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân khi 2 phương pháp trên không đạt hiệu quả, nhưng không thể sử dụng cho đối tượng là trẻ em, người có thai.
Xạ trị bệnh cường giáp
Dinh dưỡng đúng cách cho người bị cường giáp
Thực phẩm nên ăn
Người bệnh cường giáp cần lưu ý bổ sung những loại thực phẩm được kể tên dưới đây:
- Trái cây giàu chất chống oxy hóa: như: dâu tây, việt quất, kiwi, trái cây họ cam quýt, cà chua, cải mâm xôi hoặc các loại rau củ như: rau chân vịt, cải xoăn, ớt chuông hoặc bí đỏ… giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp. Đây là nhóm thực phẩm hàng đầu mà người bị cường giáp nên bổ sung thường xuyên.
- Rau họ cải: như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ... giúp làm giảm lượng hormone do tuyến giáp sản xuất ra trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh nên bổ sung vừa đủ, tránh dùng quá nhiều vì nhóm thực phẩm này có thể dẫn đến suy giáp.
- Vitamin D và Omega 3: giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, phòng ngừa loãng xương hiệu quả, làm dịu hoạt động của tuyến giáp, tăng cường sức khỏe của tuyến giáp nói riêng và cả cơ thể nói chung. Cá hồi, trứng và nấm, quả óc chó, dầu oliu hoặc dầu hạt lanh… là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhóm này.
- Thực phẩm giàu kẽm từ loại các hạt như: hạnh nhân, hạt óc chó hoặc hạt bí ngô…
- Đạm thực vật an toàn và tốt cho sức khỏe người bị cường giáp.
- Sản phẩm từ sữa: như sữa chua, sữa ít béo hoặc phô mai… để bổ sung canxi.
>>Xem thêm:
- Cổ có bướu to là bệnh suy giáp hay cường giáp?
- Dùng thuốc điều trị cường giáp kết hợp Lean Pro Thyro LID có tốt không?
Thực phẩm nên kiêng
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung vào trong thực đơn của người bệnh cường giáp, bạn nên hạn chế những thực phẩm kể tên dưới đây:
- Thực phẩm chứa nhiều iot: muối Iốt, rong biển, tảo biển, hải sản hoặc các thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc từ chúng… có thể làm vấn đề cường giáp có sẵn ở người bệnh nặng thêm.
- Nước uống đóng chai.
- Bánh quy bơ vì nguyên liệu làm bánh có thể có chứa Iốt..
- Các loại chất béo bão hòa và cholesterol gia tăng như mỡ động vật, dầu chiên lại nhiều lần, các loại thức ăn chiên xào… có thể làm các triệu chứng bệnh cường giáp trở nên nặng hơn và giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh cường giáp.
- Cà phê kích thích tiết hormone ở tuyến giáp, có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh cường giáp.
Bên cạnh đó, với người bệnh cường giáp thì các cơ quan đã phải hoạt động quá mức do cường giáp nên việc nghỉ ngơi ít và lao động gắng sức có thể làm tình trạng sức khoẻ thêm suy kiệt, nhất là trong khoảng thời gian 3-4 tháng đầu điều trị.
Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi phù hợp giúp bạn giảm các triệu chứng của cường giáp hiệu quả cho quá trình điều trị nhanh phục hồi hơn. Hơn nữa chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp người bệnh cảm giác dễ chịu hơn khi triệu chứng bệnh thay đổi.
Dinh dưỡng cho người bệnh cường giáp _ Leanpro Thyro LID được nghiên cứu tách bỏ tới 88% i-ốt, nhưng vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân đối và đa dạng vitamin, khoáng chất; giúp điều hòa canxi máu.
Leanpro Thyro LID – Dinh dưỡng giảm I-ốt phù hợp cho người bệnh cường giáp và người chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ. Chế độ dinh dưỡng giảm I-ốt tới 88% giúp kiểm soát hoạt động Hormone tuyến giáp không vượt quá mức.
LEANPRO THYRO LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho chế độ kiêng I-ốt. XEM NGAY
Bên cạnh đó, Leanpro Thyro LID còn bổ sung các dưỡng chất giúp giảm viêm, với hàm lượng Canxi cao giúp phòng nguy cơ hạ Canxi máu hay gặp ở người bệnh tuyến giáp.
Đặc biệt hơn, Leanpro Thyro LID có thể đáp ứng chế độ ăn kiêng I-ốt cho người bệnh có chỉ định phải điều trị I-ốt phóng xạ nhờ hàm lượng I-ốt giảm tối đa đáp ứng khuyến nghị của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ đưa ra cho người trong chế độ ăn kiêng I-ốt.
Cùng với sản phẩm Leanpro Thyro LID, Nutricare còn có sản phẩm Leanpro Thyro phù hợp cho người sau phẫu thuật tuyến giáp gặp tình trạng suy giáp, cần bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe.
Bộ sản phẩm cho người bệnh tuyến giáp Nutricare Leanpro Thyro là dinh dưỡng tiên phong cho người bệnh tuyến giáp, phù hợp với từng giai đoạn điều trị bệnh.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.