Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh tuyến giáp, ung thư tuyến giáp

SKĐS - Thống kê gần đây ở một số nước cho thấy, ung thư tuyến giáp có tỷ lệ mới mắc đứng hàng đầu, ở cả nam và nữ. Đáng báo động là bệnh tuyến giáp ở người trẻ khá nhiều, nhiều bạn trẻ khi phát hiện bệnh tỏ ra rất ngạc nhiên.

Bệnh tuyến giáp tăng nhanh

GS.TS. Lê Ngọc Hà - Chủ nhiệm Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, bệnh lý tuyến giáp ngày càng phổ biến và tăng nhanh ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Căn bệnh này có nhiều nguyên nhân. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh là phụ nữ, người có tiền sử chiếu xạ, đã có nhân tuyến giáp, basedow… Trước đây khám lâm sàng thấy bướu, hạch nhưng gần đây sự phổ cập siêu âm trong khám tổng quát nên bệnh tuyến giáp được phát hiện sớm hơn.

Hiện nay để điều trị các bệnh lý tuyến giáp, trong đó có ung thư tuyến giáp thì y học đã có nhiều tiến bộ. Mặc dù ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính nhưng vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Thống kê tỉ lệ sống sau 10 năm của bệnh nhân ung thư tuyến giáp đến 90% thậm chí cao hơn nữa (97%) và họ vẫn có cuộc sống lao động, sinh hoạt bình thường.

“Trong điều trị ung tư tuyến giáp có những giai đoạn cần kiêng muối iốt trước 2 tuần để điều trị, sau đó bệnh nhân được ăn uống đầy đủ không cần kiêng khem. Do đó bệnh nhân cần điều trị tuân thủ, chế độ ăn hợp lý chứ không phải kiêng cữ quá nhiều trong ăn uống khi mắc bệnh này khiến sức khoẻ suy yếu không đủ sức chiến đấu với bệnh tật”- PGS. Hà cho hay.

Bác sĩ bật mí chế độ ăn cho người mắc bệnh tuyến giáp, ung thư tuyến giáp

GS.TS. Lê Ngọc Hà.

Chuyên gia y học hạt nhân cũng cảnh báo người dân không chia sẻ đơn thuốc, hoặc chữa trị bằng các phương pháp truyền miệng không chính thống. Bởi lẽ, mỗi người trong quá trình theo dõi chẩn đoán, điều trị tùy theo giai đoạn bệnh, tùy theo tiến trình bệnh để có cách điều trị hợp lý. Có phần hướng dẫn chung nhưng đôi khi bệnh nhân không hiểu hết, điều trị là điều trị người bệnh chứ không hẳn là điều trị bệnh nên có sự khác biệt với nhau. Thông tin giữa bệnh nhân là cần thiết nhưng việc chia sẻ này đôi khi không tốt.

Hoặc cũng có trường hợp bệnh nhân hiểu sai vì những thông tin sai lệch, bệnh nhân ngừng thuốc quá sớm, bệnh sẽ tiến triển hoặc kiêng quá mức (giảm đường, vitamin...) nên khi đến BV không đủ sức khoẻ để điều trị… Do đó, người bệnh cần lưu ý tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ.

>> Cường giáp có uống tảo được không? 6 loại thực phẩm người bệnh cường giáp cần tránh

Thừa, thiếu iốt đều không tốt

Hiện nay có nhiều ý kiến băn khoăn rằng, liệu có phải chế độ ăn thiếu iốt cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh lý tuyến giáp và ung thư tuyến giáp? Về vấn đề này, PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người Việt chúng ta ăn khá nhiều chất đường bột dễ gây thừa cân béo phì và cũng dễ gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Bệnh sinh ra là do sự mất cân bằng giữa tác nhân gây bệnh với yếu tố bảo vệ của cơ thể. Bệnh tuyến giáp liên quan nhiều chế độ ăn uống như thiếu iốt hoặc thừa iốt gây rối loạn chức năng tuyến giáp.

Ngoài ra, chế độ ăn thiếu canxi làm tuyến cận giáp trạng kém đi nhiều. Trong khi khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta chỉ đáp ứng đủ 60% lượng canxi, như vậy còn thiếu 40%, có thể đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh tuyến giáp tăng lên.

"Chúng tôi có thực đơn cho bệnh nhân điều trị, bệnh nhân dùng muối ăn không có iốt và cũng không cần phải kiêng khem quá, chỉ kiêng iốt trong vòng 2 tuần trước điều trị iốt phóng xạ để diệt tổ chức di căn. Trong thời điểm trước 2 tuần cần lưu ý kiêng iốt trong khẩu phần ăn (chỉ dưới 50 mcg trong 1 tuần) và sau mổ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật"- chuyên gia dinh dưỡng lưu ý.

Bác sĩ bật mí chế độ ăn cho người mắc bệnh tuyến giáp, ung thư tuyến giáp

PGS.TS Lê Bạch Mai.

PGS. Mai cũng cho rằng, các bệnh nhân tuyến giáp sau khi điều trị thì đa phần đều trở lại cuộc sống bình thường. Bệnh nhân có thể dùng thức ăn bình thường, cân bằng, cần lưu ý hàm lượng iốt không phải kiêng nữa, có thể tăng cường thêm dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất để dẫn truyền thần kinh tốt để cơ thể khỏe mạnh. Nếu những người đang sử dụng hóocmon tuyến giáp để điều trị thì sẽ phải sử dụng thêm sữa giữa khoảng cách các bữa ăn để bổ sung thêm canxi, tăng thêm tác dụng của thuốc điều trị tuyến giáp mà vẫn không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Bệnh nhân cần đảm bảo bữa ăn đa dạng 8 nhóm thực phẩm hoặc 5/8 nhóm thực phẩm trong tháp dinh dưỡng. Cần cung cấp đủ nhu cầu cơ thể về năng lượng, chất đạm béo chất bột đường, các yếu tố khoáng (nhất là canxi) và vitamin (A,B,C,E).

Để phòng tránh các bệnh lý tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần có chế độ ăn hàng ngày hợp lý, tránh thừa – thiếu iốt, có lối sống phù hợp, tập luyện đều đặn… vì các bệnh lý nói chung đều cần giảm nguy cơ gây bệnh từ ăn uống, lối sống…
"Cần ăn đủ iốt, canxi, magie, không thức khuya... Trước những căng thẳng của cuộc sống cần tìm cách giải tỏa để duy trì lối sống lành mạnh, tự mình cảm thấy thoải mái nhất, hài lòng nhất để tuyến giáp và hệ miễn dịch tốt hơn"- PGS. Mai khuyên.
Người dân lưu ý bệnh này có thể phát hiện sớm qua khám xét chủ quan của chúng ta, hoặc khám sức khỏe định kỳ.

>> Gợi ý các chế độ ăn cho người cường giáp giúp kiểm soát bệnh tốt hơn

Tổng hợp thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống của người bệnh tuyến giáp, ung thư tuyến giáp

Có thể thấy rằng chế độ ăn uống hằng ngày sẽ tác động trực tiếp tới bệnh lý tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Do đó người bệnh nên lưu ý, bổ sung nhiều hơn những nhóm thực phẩm này: 

Rau có màu xanh đậm

Người bệnh tuyến giáp, ung thư tuyến giáp nên ăn các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau bina, rau cần, rau diếp… Bởi vì chúng chứa nhiều magie, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. 

Rau có màu xanh đậm là súp lơ, rau bina, rau cần, rau diếp…

>> Chia sẻ cách tăng cân cho người bị cường giáp - Nên ăn và kiêng gì?

Các loại hạt

Các loại hạt như macca, hạt điều, hạt bí, hạt óc chó, hạnh nhân… đều cung cấp các vitamin và chất chống oxy hóa cho người bệnh tuyến giáp, ung thư tuyến giáp. Do đó các bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân nên bổ sung những loại hạt vừa được liệt kê. Nếu bệnh nhân ăn được một trong các loại hạt này thì cân nhắc ăn thay cơm trắng để quá trình chữa trị tốt hơn. 

Các loại hạt như macca, hạt điều, hạt bí, hạt óc chó, hạnh nhân…

Hoa quả 

Có nhiều trái cây dồi dào vitamin A, C, E, vitamin nhóm B mà bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp, ung thư tuyến giáp nên ăn đó là đu đủ, táo, cam, ổi,… Cơ thể sẽ có đủ sức đề kháng để đáp ứng quá trình điều trị của bệnh viện. 

Hoa quả như đu đủ và táo rất nhiều vitamin tốt với cơ thể

>> Thuốc điều trị cường giáp Thyrozol - Công dụng, cách dùng

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Nutricare LeanPro Thyro – Dinh dưỡng y học cho người bệnh tuyến giáp đã đồng hành cùng chương trình.

Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh tuyến giáp, ung thư tuyến giáp

Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại: https://www.dinhduongyhoc.com.vn/collections/dinh-duong-cho-benh-tuyen-giap

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/bac-si-bat-mi-che-do-an-cho-nguoi-mac-benh-tuyen-giap-ung-thu-tuyen-giap-169167158.htm