Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng đồ ăn nào? Chế độ ăn cho người bệnh nhược giáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh suy giáp. Với những tư vấn chuyên sâu suy giáp nên ăn gì và những lưu ý cần thiết sau đây sẽ giúp người bệnh xây dựng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh, góp phần điều trị bệnh hiệu quả.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh suy giáp

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh suy giáp

Chế độ ăn uống chuyên biệt đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả điều trị bệnh suy giáp. Dựa vào những nguyên tắc chúng ta có thể suy ra được người bệnh suy giáp nên ăn gì để tốt cho sức khỏe.Chi tiết các nguyên tắc:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho tuyến giáp như I-ốt, Selen, Kẽm: Bởi người bệnh suy giáp bị thiếu hormon tuyến giáp, những hợp chất như I-ốt, Kẽm, Selen sẽ giúp hormon này được tổng hợp nhiều hơn.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa Goitrogens và Gluten: Vì đây đều là những hợp chất gây cản trở việc sản xuất hormon tuyến giáp và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Kiểm soát cân nặng người bệnh: Khi người bệnh bị tăng cân béo phì lượng cholesterol và insulin trong máu tăng cao làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho các tế bào tuyến giáp phát triển.

Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng đồ ăn nào? Chế độ ăn cho người bệnh nhược giáp

Chế độ ăn uống chuyên biệt đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả điều trị bệnh suy giáp.

=> Xem thêm:

Suy giáp nên ăn gì?

Người bệnh suy giáp nên ăn gì để tốt cho sức khỏe, qua các nguyên tắc ta có thể nhận ra người bệnh suy giáp cần bổ sung các thực phẩm giàu I-ốt, Kẽm, Selen và Tyrosin. Cụ thể:

Thực phẩm giàu I-ốt

I-ốt là một chất cần thiết để tổng hợp hormon tuyến giáp. Những người bị thiếu iốt có thể có nguy cơ bị suy giáp. Chất này có thể được bổ sung bằng cách thêm muối i-ốt để chế biến thức ăn hoặc sử dụng nhiều thực phẩm giàu i-ốt.

Các thực phẩm giàu I-ốt

  • Trứng: Trong 1 quả trứng thông thường có chứa 26 mcg i-ốt. Những người bị suy giáp nên bổ sung không quá 2 quả trứng mỗi ngày và chỉ nên ăn 3 quả trứng mỗi tuần để tốt cho sức khỏe.
  • Rong biển: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt tự nhiên nhất, trong 100g chứa tới 1-1,8mg i-ốt. Để tốt nhất cho người bệnh suy giáp thì không nên bổ sung quá 100g mỗi ngày và cần chia nhỏ bữa, không nên ăn cùng một lúc.
  • Cá và hải sản: Trong các thực phẩm này có hàm lượng i-ốt lớn, như cá tuyết 85g chứa 185 mcg i-ốt, 100g cua chứa 26-50 mcg i-ốt… Tuy nhiên, lượng thực đơn này cần phải sử dụng khoa học và chỉ nên ăn khoảng 225 – 280g hải sản mỗi tuần.
  • Sữa: Các loại sữa chuyên biệt cho người suy giáp là lựa chọn lý tưởng. Trong đó, sản phẩm Leanpro Thyro cung cấp hàm lượng I-ốt theo đúng khuyến nghị RNI cho người Việt Nam nhằm giúp người bệnh suy giáp điều trị hiệu quả.

Liều lượng bổ sung I-ốt

Dựa trên các nghiên cứu, lượng tiêu thụ i-ốt trung bình mỗi ngày của một người trưởng thành là 150 mcg/ngày. Theo một số nghiên cứu nếu bổ sung quá nhiều i-ốt thì có thể gây hại cho tuyến giáp.

Leanpro Thyro – sản phẩm lý tưởng hỗ trợ điều trị suy tuyến giáp

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh suy giáp

Thực phẩm giàu Selen

Suy giáp nên ăn các loại thực phẩm chứa Selen, bởi đây là hợp chất giúp “kích hoạt” các hormon tuyến giáp để cơ thể có thể sử dụng chúng. Đồng thời, khoáng chất này còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tuyến giáp khỏi bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại.

Các thực phẩm giàu Selen

  • Quả hạch Brazil: Đây là thực phẩm chứa rất nhiều Selen. Với 1 khẩu phần ăn chứa 6-8 quả hạch có chứa 544 mcg Selen. Và chỉ lên ăn 1 khẩu phần này từ 2-3 lần/tuần.
  • Cá hồi: Trong 100g cá hồi chứa 38 mcg selen. Cá hồi là loại cá cung cấp nhiều Omega-3 nên có thể bổ sung hàng ngày.
  • Cháo bột yến mạch: Đây là món ăn tốt cho người suy giáp vì trong 100g yến mạch chứa 34 mcg selen. Người bệnh có thể sử dụng thường xuyên món ăn này, nhưng tránh ăn nhiều sẽ dễ bị ngán.
  • Bánh mì nguyên cám: Được coi là một trong những loại bánh mì tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bánh mì nguyên cám chứa lượng selen lớn giúp hỗ trợ để người suy giáp cải thiện tình trạng bệnh.

Liều lượng bổ sung Selen

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, lượng selen mà một người nên bổ sung là khoảng từ 60 – 70 mcg/ngày. Nếu sử dụng với một lượng lớn thì có thể gây độc và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.

Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng đồ ăn nào? Chế độ ăn cho người bệnh nhược giáp

Selen là một trong những hợp chất giúp bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân gây hại

Thực phẩm giàu Kẽm

Kẽm rất quan trọng đối với sự chuyển hóa hormon tuyến giáp và được liệt trong danh sách dưỡng chất mà người suy giáp nên ăn. Theo một nghiên cứu tin cậy thì bổ sung kẽm là nguyên nhân chính làm tăng kẽm huyết tương và giảm nồng độ ferritin huyết thanh. Như vậy, kẽm là một hợp chất có tác động thuận lợi tới nồng độ hormon tuyến giáp.

Các thực phẩm giàu Kẽm 

  • Hàu và các động vật có vỏ: Là những thực phẩm giàu kẽm nên hàu và các động vật có vỏ luôn được khuyên dùng cho người suy giáp. Trong 6 con hàu chứa 32 mg kẽm; còn với 100g cua Alaska thì chứa 7.6mg kẽm. Chỉ nên ăn khoảng 2 con hàu hay 140g của Alaska mỗi ngày.
  • Thịt bò: Trong 100g thịt bò chứa 12mg kẽm. Lượng này đã đủ cho nhu cầu kẽm 1 ngày của người bệnh suy giáp. Vì vậy, mỗi ngày chỉ nên bổ sung khoảng 100g thịt bò.
  • Thịt gà: Ngoài thịt bò thì gà cũng là loại chứa kẽm cao. Với 85g thịt gà nấu chín có 3,8mg loại khoáng chất này. Hơn nữa thịt gà là loại thịt thân thiện với sức khỏe nên mỗi ngày người bệnh suy giáp có thể bổ sung khoảng 200g thịt gà.

Liều lượng bổ sung Kẽm

Theo các chuyên gia y tế, cần bổ sung của người lớn là 15mg/ngày, phụ nữ có thai 15-25mg/ngày. Nếu lượng kẽm dư thừa có thể dẫn tới tình trạng “ngộ độc kẽm” và dẫn tới các triệu chứng: buồn nôn, đắng miệng, đau bụng, tiêu chảy…

Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng đồ ăn nào? Chế độ ăn cho người bệnh nhược giáp

Những thực phẩm giàu kẽm nhất là hàu, động vật có vỏ, thịt bò, thịt gà

Thực phẩm giàu Tyrosine

Tyrosine là một trong những axit amin có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Và các thực phẩm giàu Tyrosine luôn được khuyên dùng cho người bệnh suy giáp.

Cá ngừ giàu tyrosine: Trong 100g cá ngừ chứa tới 789mg Tyrosine. Với một lượng Tyrosine dồi dào, người bệnh suy giáp chỉ nên bổ sung với lượng vừa phải tùy theo cân nặng.

Liều lượng bổ sung Tyrosine

Liều lượng phù hợp cần bổ sung là từ 100–150 mg/kg tùy theo trọng lượng cơ thể. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt với người bệnh suy giáp đang sử dụng thuốc thì cần thêm sự tư vấn của bác sĩ trước khi bổ sung thực phẩm giàu Tyrosine.

Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng đồ ăn nào? Chế độ ăn cho người bệnh nhược giáp

Cá ngừ là một thực phẩm giàu Tyrosine tốt cho người bị suy giáp

Bên cạnh đó, người bệnh suy giáp có thể sử dụng sản phẩm Leanpro Thyro - dinh dưỡng chuyên biệt giàu I-ốt, Selen giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt với hệ SLIM CARE độc quyền giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện.

Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng đồ ăn nào? Chế độ ăn cho người bệnh nhược giáp

Dinh dưỡng y học Leanpro Thyro - dinh dưỡng tăng cường sức khỏe tuyến giáp. XEM NGAY

Qua đây người bệnh suy giáp có thể biết vấn đề “Suy giáp nên ăn gì?” nhưng ngược lại không thể thiếu là việc suy giáp không nên ăn gì cũng quan trọng không kém.

Bệnh suy giáp nên kiêng ăn gì?

Khi xây dựng thực đơn tốt cho người suy giáp thông qua câu hỏi “Suy giáp nên ăn gì?” thì bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cần quan tâm đến những thực phẩm cần hạn chế. Cụ thể:

Thức ăn chứa Goitrogens

Goitrogens là hợp chất có thể gây ảnh hưởng xấu tới chức năng hoạt động của tuyến giáp.

Những thực phẩm chứa Goitrogens

  • Thực phẩm từ đậu nành: edamame, đậu phụ, tempeh…
  • Một số loại rau: súp lơ trắng, bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina….
  • Trái cây và thực phẩm giàu tinh bột: khoai lang, sắn, đào, dâu tây…
  • Các loại hạt: kê, hạt thông, đậu phộng…

Những người bị suy giáp nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa Goitrogens. Bởi Goitrogens dường như chỉ ảnh hưởng tới những người bị thiếu i-ốt hoặc ăn quá nhiều thực phẩm chứa Goitrogens.

Lưu ý: Các thực phẩm trên khi được nấu chín sẽ làm mất hoạt tính của hợp chất Goitrogens. Vì vậy, người bệnh suy giáp nên dùng những thực phẩm đó khi đã làm chín.

Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng đồ ăn nào? Chế độ ăn cho người bệnh nhược giáp

Các loại rau họ cải là thực phẩm chứa nhiều Goitrogens, người suy giáp chỉ nên sử dụng khi đã nấu chín.

Thức ăn chứa Gluten

Những thực phẩm chứa Gluten có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh suy giáp.

Những thực phẩm chứa Gluten gồm: lúa mì, các loại ngũ cốc, các loại bánh kẹo, nước sốt… Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế những thực phẩm trên và cách tốt nhất là xem trên bao bì để xác định được hàm lượng Gluten có trong sản phẩm. Từ đó, lựa chọn thực phẩm cho phù hợp và hạn chế tối đa lượng Gluten hấp thu.

Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng đồ ăn nào? Chế độ ăn cho người bệnh nhược giáp

Thực phẩm chứa gluten gồm các loại bánh mỳ, ngũ cốc, bánh quy,…

Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm chứa quá nhiều chất béo sẽ khiến cơ thể người bệnh suy giáp khó, ngăn chặn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp tự nhiên và thuốc điều trị khó hấp thụ, giảm hiệu quả. Do đó, người bệnh suy giáp cần kiêng các thực phẩm này. 

Những thực phẩm giàu chất béo gồm:

  • Sản phẩm chế biến từ động vật: thịt, sữa, trứng, phô mai, kem, bơ,... 

  • Sản phẩm từ thực vật: dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cọ,...

  • Các loại hạt như: hạt chia, hạt lanh, quả bơ, hạt dẻ, hạt hướng dương.

  • Các món ăn được chế biến chiên rán, xào nhiều dầu mỡ.

Sự thật về loại chất béo xấu nhất có trong nhiều món ăn ngon nhưng gây hại  cho cơ thể

Người bị bệnh suy giáp nên hạn chế ăn thực phẩm giàu béo 

Thực phẩm giàu calo

Người bị bệnh suy giáp luôn gặp khó khăn trong quá trình trao đổi chất tự nhiên của cơ thể, khó đốt cháy năng lượng hơn người bình thường. Do đó, người bệnh nên hạn chế hấp thu thực phẩm nhóm này để tránh dư thừa cân nặng, tạo áp lực cho tuyến giáp. 

Thực phẩm giàu calo gồm:

  • Thực phẩm nhiều đường như: bánh kẹo ngọt, nước ngọt, bánh kem, ...

  • Các loại trái cây nhiều đường như: nhãn, vải, mít, sầu riêng,...

3.5. Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

Đồ ăn chế biến sẵn luôn chứa nhiều muối cùng chất phụ gia. Chúng không hề tốt với hệ tim mạch của bệnh nhân suy giáp, giảm quá trình sản xuất thyroxin của cơ thể và giảm tác dụng của thuốc điều trị. Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn gồm: Thịt cá, phô mai, đồ hộp, đồ đông lạnh, thức ăn nhanh,...

Đồ uống chứa cồn, caffein

Các nhóm thực phẩm, đồ uống này khiến cơ thể người bệnh suy giáp giảm sản xuất ra hormon của tuyến giáp, khiến bệnh trầm trọng hơn. 

Nhóm thực phẩm có cồn, chất kích thích cần kiêng gồm:

  • Đồ ăn, đồ uống chứa caffeine như: trà, cà phê, socola,… 

  • Đồ uống nhiều cồn như: rượu bia, cocktail,...

Vì sao rượu bia là "khắc tinh" của dạ dày - Vietlifenano.vn

Người bệnh suy giáp nên kiêng đồ uống có cồn

=> Xem thêm:

Lưu ý đặc biệt cho phụ nữ mang thai bị suy giáp

Với người bình thường bị suy giáp chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều tới tình trạng bệnh và với các mẹ bầu bị mắc bệnh này thì cần phải quan tâm đặc biệt hơn nữa. Ngoài việc suy giáp nên ăn gì hay không nên ăn gì thì sau đây là những lưu ý cần thiết dành cho phụ nữ mang thai bị suy giáp.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

  • Bổ sung I-ốt: Thông qua việc sử dụng muối I-ốt để chế biến thức ăn hoặc các thực phẩm giàu I-ốt tự nhiên như: tôm, cua, rong biển… I-ốt sẽ giúp điều hòa và cải thiện chức năng tuyến giáp.
  • Ăn ngũ cốc, rau xanh chứa nhiều chất xơ: Bởi chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hạn chế tình trạng táo bón – một triệu chứng phổ biến ở các mẹ bầu.
  • Hạn chế thực phẩm chứa Goitrogens và Gluten: Vì hợp chất Goitrogens và Gluten khiến cho tình trạng suy giáp trở nên xấu hơn, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và bé.
  • Bổ sung Vitamin D và Omega-3: Những thực phẩm chứa các dưỡng chất này giúp tăng cường thể lực cho bà bầu và điều tiết hormon. Các thực phẩm giàu vitamin D và Omega-3 như cá ngừ, cá hồi, hạt óc chó… là thực phẩm lý tưởng cho mẹ bầu mắc chứng suy giáp.
  • Bổ sung Protein: Các thực phẩm như thịt gà, trứng, đậu lăng… rất giàu Protein cung cấp năng lượng để hạn chế mệt mỏi cho phụ nữ mang thai bị suy giáp.
  • Uống sữa tốt cho mẹ bầu bị suy giáp: Vì sữa chứa nhiều canxi, vitamin thiết yếu nhằm nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu và tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Qua bài viết suy giáp nên ăn gì, hy vọng đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích về những thực phẩm nên ăn, những đồ ăn cần hạn chế và các lưu ý cần thiết. Để từ đó xây dựng chế độ ăn, lối sống khoa học, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng đồ ăn nào? Chế độ ăn cho người bệnh nhược giáp

Sản phẩm Leanpro Thyro dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân suy giáp, giúp tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. Mua ngay sản phẩm, TẠI ĐÂY

***Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nếu có thắc mắc gì về bệnh lý suy giáp, bạn hãy truy cập vào fanpage Nutricare Pharma hoặc liên hệ Hotline 1800 6742 để được tư vấn cụ thể và tận tình.

---

Nutricare đang triển khai chương trình: DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT - TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT vô cùng hấp dẫn, đừng bỏ lỡ. Xem ngay tại đây: Lazada

Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại: https://www.dinhduongyhoc.com.vn/collections/dinh-duong-cho-benh-tuyen-giap
Thông tin mua hàng:

Giao hàng miễn phí với đơn hàng trên 1 triệu đồng.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái