Làm sao để hạn chế ung thư không tái phát?

Có phương pháp điều trị triệt tiêu được hoàn toàn mầm mống ung thư nhưng có phương pháp không thể triệt tiêu hết được. Vì vậy người bệnh sẽ có khả năng tái phát cao sau điều trị. Vậy làm sao để ung thư không tái phát? Bạn đọc hãy cùng NUTRICARE PHARMA tìm hiểu xem ngay thông tin tổng hợp dưới bài viết để có thể chọn lựa phương pháp phù hợp nhé.

>> Dinh dưỡng cho người ung thư

Bệnh ung thư thường tái phát ở đâu?

Ung thư có thể tái phát ở bất cứ chỗ nào, có thể ngay tại điểm khởi phát ban đầu, tái phát khu vực xung quanh hoặc tái phát xa. Cụ thể:

  • Tái phát cục bộ: Nghĩa là tế bào ung thư tái phát lại ở nơi đã bắt đầu trước đây gây bệnh.
  • Tái phát khu vực: Đây là các tế bào ung thư quay trở lại trong hạch bạch huyết gần vị trí đã tồn tại, xuất hiện.
  • Tái phát xa: Các tế bào ung thư xuất hiện ở một vị trí khác cách xa chỗ trước kia khối u cư trú, thường là di căn vào gan, phổi, xương, não,...

Tái phát bệnh ung thư có thể diễn ra ở bất kỳ vị trí nào

Tại sao ung thư lại tái phát trở lại?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các tế bào ung thư xuất hiện tái phát trở lại, có thể kể đến như sau:

  • Do khi phẫu thuật bác sĩ cắt không sạch khối u nên tế bào gây ung thư vẫn còn và khiến tái phát bệnh trở lại.
  • Sử dụng các biện pháp xạ trị, hóa trị không triệt để do nhiều nguyên nhân. Có thể do bác sĩ chưa loại bỏ hết khối u, có thể bệnh nhân đang làm giữa chừng không đáp ứng được điều trị.
  • Xuất hiện một số tác nhân gây bệnh khác khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm, cơ thể suy kiệt do thiếu dưỡng chất.

Ung thư tái phát rất nguy hiểm nên cần phải theo dõi sát sao

>> Bệnh gan ăn trứng gà được không - Giải đáp ngay!

Cách phân biệt giữa ung thư tái phát và ung thư mới

Để nhận định kỹ về ung thư tái phát và ung thư mới, bạn đọc hãy dựa vào các yếu tố dưới đây nhé. Cụ thể:

  • Ung thư tái phát chỉ xuất hiện sau 1 năm điều trị và không có biểu hiện, triệu chứng gì.
  • Ung thư mới có thể xuất hiện ở bệnh nhân có tiền sử ung thư, xuất hiện ngẫu nhiên và được gọi là ung thư nguyên phát thứ hai.
  • Ung thư mới xuất hiện ngẫu nhiên, có thể liên quan đến quá trình xạ trị, hóa trị khi điều trị ung thư.
  • Để phân biệt hai loại ung thư này, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả giải phẫu bệnh. Dựa vào đó để xác định tế bào ung thư mới này có khác trước không hay là tái phát lại.

Tỷ lệ mắc lại ung thư tái phát

Ung thư tái phát lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan, có thể xác định vào:

  • Vị trí bị ung thư.
  • Mô bệnh học của ung thư có ít biệt hóa thì càng là ác tính.
  • Dựa vào thời điểm phát hiện xem xét giai đoạn tiến triển và xem đã có di căn hay chưa.
  • Dựa vào biện pháp điều trị đã áp dụng.
  • Bệnh nhân có thể trạng như thế nào sau điều trị.

Thông thường sau khi điều trị thành công, bệnh nhân thường ít quan tâm đến việc phòng ngừa ung thư tái phát. Nhiều người thấy sức khỏe của mình khá lên thì chủ quan không tái khám nữa và từ chối việc tái khám. Các trường hợp phát hiện đều là do ngẫu nhiên khi tái khám lại sau một thời gian dài và cơ thể bắt đầu có triệu chứng bất thường.

Theo thống kê của một Bệnh viện tại Hoa Kỳ năm 2019, tỷ lệ tái phát của một số loại ung thư phổ biến được minh họa qua hình bên dưới:

Tỷ lệ tái phát của một số loại ung thư thường thấy

Làm sao để ung thư không tái phát trở lại?

Việc phòng ngừa ung thư tái phát trở lại là rất cần thiết mà mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần quan tâm. Làm sao để ung thư không tái phát trở lại thì bạn đọc hãy thực hiện theo các biện pháp sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đạt chuẩn, hợp lý, khoa học

Để ung thư không tái phát trở lại sau điều trị thì bệnh nhân cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, lành mạnh. Ăn uống hợp lý sẽ giúp kéo dài tuổi thọ, cải thiện phục hồi sức khỏe và hỗ trợ phòng ngừa ung thư tái phát.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cải thiện phục hồi sức khỏe

Làm sao để ung thư không tái phát, người bệnh cần thực hiện ăn uống theo nguyên tắc vàng sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất,...
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, các loại thức ăn chế biến sẵn như: xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, thịt cừu, thịt lợn,...
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung dưỡng chất và tránh các thực phẩm từ đường tinh chế, gạo trắng.
  • Nếu đang thừa cân, bệnh nhân cần cố gắng giảm cân bằng cách giảm calo hấp thụ, tăng cường vận động nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe.
  • Không uống bia, rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích như: cà phê, ma túy, thuốc lá, thuốc lào,...

Hãy bổ sung vitamin khi cần thiết

Bổ sung đầy đủ vitamin là điều cần thiết mà tất cả các bệnh nhân ung thư chưa điều trị và sau điều trị cần phải áp dụng. Sau điều trị, cơ thể người bệnh bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng và thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất cần thiết khiến cơ thể lâu hồi phục và tăng cao nguy cơ tái phát.

Lưu ý: Người bệnh không được tự ý bổ sung vitamin và lạm dụng các chất này mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu dùng quá liều sẽ có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, trong đó khiến bệnh tái phát trở lại.

Làm sao để ung thư không tái phát hãy tập luyện thể dục thường xuyên

Người bệnh nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao để tăng sức dẻo dai của cơ thể và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Người bệnh chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực để giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress, lo âu, đau nhức, mệt mỏi,...

Rèn luyện thể thao nhẹ nhàng phù hợp sức giúp phòng ngừa ung thư tái phát

Hãy đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

Người bệnh cần phải theo dõi sức khỏe của mình thường xuyên để có thể quan sát và phát hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Nên hỏi bác sĩ về những trường hợp cần phải thăm khám ngay để phát hiện và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Một số dấu hiệu cần phải báo ngay cho bác sĩ điều trị chuyên khoa cần chú ý gồm:

  • Ớn lạnh.
  • Sốt cao
  • Khó thở.
  • Ho dai dẳng
  • Phân hoặc nước tiểu có máu kèm theo.
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn, nôn, chán ăn, khó nuốt,...
  • Xuất hiện khối u hay bị sưng không rõ nguyên nhân.
  • Dễ dị ứng, phát ban, ngứa,...
  • Thở khò khè.
  • Sụt cân.
  • Đau bất thường nhưng không phải do chấn thương.
  • Xuất hiện các triệu chứng, biểu hiện của tình trạng ung thư đã gặp phải trước đây

Hãy luôn lạc quan

Lạc quan là liều thuốc tinh thần giúp cơ thể hạn chế tình trạng tái phát ung thư. Vì vậy người bệnh không nên lo lắng thái quá, hãy làm điều mình thích để tinh thần luôn thoải mái, vui tươi nhé.

>> Ung thư sắc tố có nguy hiểm không - Giải đáp ngay!

Bổ sung dinh dưỡng với Leanmax Hope

Leanmax Hope là dòng sản phẩm dinh dưỡng y học chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Những người đang điều trị ung thư hoặc sau điều trị đều có thể bổ sung dinh dưỡng bị thiếu hụt. Sản phẩm có mùi thơm, dễ uống sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm mệt mỏi, giảm đau, cải thiện sức đề kháng và đặc biệt có thể hỗ trợ cải thiện cân nặng, khối cơ bị giảm sút do quá trình điều trị.

Leanmax Hope giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe người bị ung thư tốt hơn, sản phẩm đã được chứng minh tăng cân, khối cơ sau 8 tuần. TÌM HIỂU THÊM

Lời kết

Khi biết rõ làm sao để ung thư không tái phát rồi, bạn đọc hãy áp dụng theo để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Ung thư tái phát rất khó kiểm soát nhưng với các cách đơn giản trên sẽ giúp hạn chế được phần nào bệnh tiến triển.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.