Bệnh gan ăn trứng gà được không - Giải đáp ngay!
Đối với người bệnh gan cần phải đặc biệt chú trọng trong vấn đề ăn uống, bởi vì sẽ có thực phẩm nên ăn và thực phẩm không nên ăn. Trong đó nhiều người cho rằng bị gan không nên ăn trứng gà. Vậy bệnh gan ăn trứng gà được không? Để giải đáp thông tin với lựa chọn thực phẩm an toàn cho người bệnh, bạn đọc hãy xem ngay bài viết tổng hợp từ NUTRICARE PHARMA.
>> Dinh dưỡng cho người ung thư
Giá trị hàm lượng dinh dưỡng của trứng gà
Trong mỗi quả trứng gà sẽ có các thành phần dinh dưỡng trung bình cụ thể như sau:
- Lượng calo: 72
- Tổng chất béo: 4,8 gam (Trong đó có 1,6 gam bão hòa, 1 gam béo không bão hòa đa và 1,8 gam béo không bão hòa đơn).
- Tổng Carbohydrate: 4 gam (Trong đó có 0 gam chất xơ, có 2 gam đường).
- Chất đạm: 6,3 gam.
- Natri: 71 mg.
- Kali: 69 mg.
- Cholesterol: 186 mg.
- Vitamin A: 160mcg = 5,4% giá trị hàng ngày.
- Canxi: 24.1mg = 2,2% DV.
- Sắt: 4,9% DV.
Trứng gà có hàm lượng dinh dưỡng cao cung cấp năng lượng cho cơ thể
Trong lòng trắng trứng không chứa chất béo, có hàm lượng calo thấp khoảng 17 calo. Tuy nhiên hàm lượng calo này chiếm hơn nửa so với tổng lượng protein của cả quả trứng. Lòng trắng rất giàu khoáng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể như: kali, riboflavin, niacin, magie,...
Lòng đỏ trứng gà có hàm lượng protein thấp nhưng lại chiếm phần lớn các vitamin A, B6, B12, D, canxi, omega-3, folate. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng cũng cung cấp cholesterol và các axit béo thiết yếu cho cơ thể. Nếu so sánh lòng trắng và lòng đỏ thì lòng đỏ có thành phần dinh dưỡng đậm đặc hơn, cung cấp khoảng 55 calo. Trứng gà là nguồn cung cấp protein dồi dào cao nên việc bổ sung trứng gà vào trong bữa ăn hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe.
>> Ung thư sắc tố có nguy hiểm không - Giải đáp ngay!
Người bị bệnh gan ăn trứng gà được không?
Khi mắc các bệnh về gan thì các chức năng hoạt động của cơ quan này không còn tốt như trước nữa. Các vấn đề về khả năng chuyển hóa, thanh lọc chất độc của gan bị suy giảm đáng kể. Do giá trị dinh dưỡng của trứng gà cao nên có nhiều người thắc mắc bệnh gan ăn trứng gà được không? Lý do là bởi họ lo lắng dinh dưỡng cao có thể sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn.
Bệnh gan có thể ăn được trứng gà nhưng chỉ ăn số lượng hạn chế vừa phải
Đối với thắc mắc này thì người bị các bệnh về gan có thể ăn được trứng gà. Tuy nhiên chỉ ăn ở số lượng ít trong khẩu phần ăn và không nên ăn mỗi ngày. Việc ăn quá nhiều trứng sẽ khiến tăng áp lực lên gan và khiến cơ quan này hoạt động vất vả hơn. Khi gan làm việc quá sức sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, dễ mắc bệnh xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ,...
Người bị bệnh gan có thể ăn được trứng gà nhưng không phải ăn thế nào cũng được. Chỉ nên ăn số lượng ít khoảng 1 - 2 quả mỗi tuần, tốt nhất nên ăn trứng luộc. Đối với các loại trứng chiên, trứng ốp la, trứng có sốt mayonnaise, trứng lộn, trứng tráng bằng dầu bơ thì người bệnh cần hạn chế, tốt nhất không nên ăn.
>> Biến chứng sau nút mạch gan là gì? Có nguy hiểm không?
Những thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị bệnh gan
Khi bị bệnh về gan ngoài phương pháp điều trị chỉ định từ bác sĩ thì người bệnh cần phải chú ý đến vấn đề ăn uống. Ngoài việc lưu ý khi ăn trứng người bệnh nên chú ý thêm những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị bệnh gan. Cụ thể:
Thực phẩm nên ăn
Người bệnh gan có thể bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe bao gồm như sau:
- Thực phẩm giàu protein: Mỗi ngày nên bổ sung khoảng 1 gram protein/kg/ngày và nên ăn thịt, cá, ngũ cốc, trứng, sữa,...
- Thực phẩm giàu vitamin: Nên ăn nhiều rau củ quả tươi theo mùa vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Thực phẩm này sẽ giúp giảm sự tiến triển của bệnh và tăng cường, cải thiện sức khỏe.
- Thực phẩm nhiều chất xơ: Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cải thiện sức khỏe của gan, giải độc gan, làm sạch cơ thể, cải thiện tiêu hóa, cân bằng dưỡng chất,... Người bệnh có thể ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, đậu, bánh mì,...
- Thực phẩm giàu Beta-carotene: Trong cà rốt có chứa nhiều Beta-carotene (chất chống oxy hóa mạnh) để giúp bảo vệ gan chống lại các bệnh về gan và loại bỏ các gốc gây bệnh tự do.
- Thực phẩm chứa nhiều Omega-3 Fatty Acids: Cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ,... Ăn các thực phẩm này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, cải thiện chức năng gan.
- Nên uống nhiều nước khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để làm mát gan, loại bỏ độc tố đào thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
- Bổ sung sản phẩm Leanmax Ligos - dinh dưỡng tốt cho gan vào khẩu phần ăn hằng ngày. Không chỉ dành cho các bệnh nhân rối loạn chức năng gan, tổn thương gan do dùng thuốc kéo dài, mắc viêm gan, xơ gan, cần tăng cường sức khỏe gan, Leanmax Ligos còn dành cho những người bị suy giảm chức năng gan do sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn. Ngoài ra, sản phẩm dinh dưỡng này cũng là sự lựa chọn tốt để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của người ốm, hoặc bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật.
Leanmax Ligos - dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện chức năng gan.
Thực phẩm không nên ăn
Ngoài thuốc điều trị của bác sĩ đưa ra thì người bệnh cần lưu ý không nên ăn các thực phẩm dưới đây để bệnh không tiến triển nặng hơn. Cụ thể:
- Mỡ động vật, chất béo: Bởi thực phẩm này sẽ khiến co gan hoạt động nhiều hơn để bài biết chất thải, tăng áp lực làm việc. Về lâu về dài gan sẽ hoạt động kém và không thể đào thải mỡ được nữa và mỡ sẽ tích tụ ở gan gây bệnh gan nhiễm mỡ.
- Thịt đỏ: Thực phẩm này có chứa nhiều protein được chuyển hóa tại gan nên người bệnh cũng cần tránh. Ăn nhiều thịt đỏ sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và làm tăng gánh nặng cho gan.
- Thực phẩm giàu cholesterol như: lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,... Khi ăn quá nhiều chất này sẽ làm tăng gánh nặng cho gan hoạt động nhiều hơn.
- Thực phẩm có hàm lượng đường cao sẽ gây ra các bệnh lý về tiểu đường, béo phì, huyết áp,... Hạn chế ăn đường sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan và giúp kiểm soát sự tiến triển của bệnh.
- Rượu, bia: Những đồ uống có cồn làm gan hoạt động nhiều hơn, khiến thúc đẩy quá trình xơ gan và có thể gây ra ung thư gan.
- Không nên hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
- Đồ uống có ga sẽ gây áp lực cho gan nên hãy hạn chế sử dụng.
Nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol không tốt cho gan nên cần phải tránh
Lời kết
Với thắc mắc bệnh gan ăn trứng gà được không đã được giải đáp chi tiết rõ. Vì vậy mỗi người hãy chú ý đến vấn đề ăn uống để cơ thể có đủ sức khỏe để phòng chống bệnh tật tối ưu nhất. Ngoài ra để tham khảo thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe an toàn, bạn đọc hãy truy cập vào website https://www.dinhduongyhoc.com.vn/ nhé.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.