Biến chứng sau nút mạch gan là gì? Có nguy hiểm không?
Biến chứng sau nút mạch gan là điều không một bác sĩ và bệnh nhân nào muốn. Bởi phương pháp này có những ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy biến chứng của phương pháp điều trị này có hệ lụy thế nào tới bệnh nhân? Bạn đọc cùng NUTRICARE PHARMA tìm hiểu xem ngay bài viết bên dưới để có những nhận định chính xác hơn nhé.
>> Dinh dưỡng cho người ung thư
Nút mạch gan là gì?
Nút mạch gan có tên gọi khác là nút mạch hóa chất động mạch gan (TACE). Phương pháp này sẽ làm hoạt tử khối ung thư trong gan theo hai cơ chế là ngắt nguồn nuôi dưỡng và diệt khối u. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tạo một lối vào nhỏ trên cơ thể người bệnh để tiếp cận đến động mạch đùi hoặc vùng cổ tay.
Nút mạch gan là thủ thuật giúp ngắt nguồn dinh dưỡng cho khối u và diệt khối u
Khi đã tạo được lối đi vào, bác sĩ sẽ luồn ống thông trong lòng động mạch để tiếp cận khối u ở gan. Mọi việc thực hiện đều được làm theo sự chỉ dẫn của hệ thống máy chụp mạch DSA. Luồn ống thông xong, bác sĩ sẽ bơm hỗn hợp vật liệu tắc mạch vào khối u. Hỗn hợp bơm vào là chất tắc mạch sẽ khiến ngắt nguồn máu nuôi dưỡng u và kết hợp thêm với hóa chất để diệt khối u.
Mục đích chính khi thực hiện phương pháp này là kiểm soát sự phát triển của khối u trong gan. Từ đó kéo dài thời gian sống của bệnh nhân và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Nút mạch gan chỉ can thiệp tối thiểu dưới da có chọn lọc và giúp bảo vệ khối mô gan lành để bệnh nhân giảm tối đa các can thiệp y tế đau đớn.
>> Chỉ số ung thư gan và các dấu hiệu phát hiện bệnh sớm
Trường hợp chỉ định khi điều trị bằng nút mạch gan
Nút mạch gan được chỉ định áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân có khối u ác tính nằm trong gan nhưng chưa di căn sang các cơ quan bên cạnh. Ngoài ra, phương pháp này cũng được dùng cho cả ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát di căn từ cơ quan khác sang. Đối tượng chỉ định cụ thể:
- Người bị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).
- Người bị ung thư đường mật trong gan.
- Người bị ung thư gan thứ phát di căn từ dạ dày, đại tràng, vú, phổi,…
Hình ảnh chụp động mạch khi thực hiện phương pháp nút mạch gan
Tuy nhiên khi chỉ định phương pháp này, bác sĩ sẽ căn cứ vào giai đoạn phát triển của ung thư gan, tình trạng sức khỏe bệnh nhân và kích thước khối u,... Dựa vào yếu tố đó mà nút mạch gan có thể được chỉ định đơn lập hoặc phối hợp cùng với các phương pháp khác như: hóa trị, xạ trị, phẫu thuật,...
Nút mạch gan thường chỉ phù hợp với các bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn trung gian. Ở giai đoạn này các chức năng của gan, đông máu vẫn hoạt động tốt. Ngoài ra còn ưu tiên chỉ định đối với các trường hợp có kích thước khối u lớn từ 5 - 7cm và có bờ ranh giới rõ ràng.
Trường hợp chống chỉ định với phương pháp nút mạch gan
Phương pháp điều trị ung thư gan bằng nút mạch sẽ chống chỉ định đối với các trường hợp sau:
- Bệnh nhân đã hình thành hệ tuần hoàn bàng hệ cửa - chủ khi bệnh phát triển nặng.
- Những người bị rối loạn về đông máu.
- Bệnh nhân suy thận.
- Người dị ứng với thuốc cản quang.
- Người bị dị ứng với thuốc nút mạch và các hóa chất điều trị khác.
Biến chứng sau nút mạch gan là gì?
Nút mạch gan là phương pháp thực hiện chỉ xâm lấn tối thiểu trên cơ thể người bệnh nên độ an toàn rất cao. Hiếm khi có biến chứng sau nút mạch gan nào lớn xảy ra nếu như chỉ định đúng đối tượng và thực hiện bởi bác sĩ giỏi cùng hệ thống máy móc hiện đại.
Biến chứng sau nút mạch gan có tác dụng phụ nhẹ nhàng hơn hóa trị
Tuy nhiên vẫn có một số biến chứng sau nút mạch gan nhỏ có thể xảy ra như: sốt, đau bụng, buồn nôn, nhiễm trùng gan, có huyết khối, viêm tụy cấp,... Nếu có các biểu hiện trên người bệnh sẽ được theo dõi đến khi tình trạng cơ thể ổn định mới xuất viện. Các tác dụng phụ này nếu so với phương pháp hóa trị thì vẫn nhẹ nhàng hơn nhiều nên người bệnh có thể an tâm phần nào.
Đánh giá phương pháp nút mạch gan có tốt không?
Để biết được phương pháp này có tốt hay không, bạn đọc hãy dựa vào các đánh giá về ưu điểm, nhược điểm bên dưới đây nhé. Cụ thể:
Về ưu điểm
Phương pháp nút mạch ở gan được đánh giá khá khả quan trên lâm sàng và ngày càng ứng dụng rộng rãi nhờ vào các ưu điểm sau:
- Phương pháp này có thể ngăn cản sự phát triển của khối u ở gan để người bệnh bớt đau đớn, duy trì hoạt động chức năng ở gan.
- Có hiệu quả cao.
- Có thể thực hiện độc lập.
- Độc tính, tác dụng phụ, biến chứng sau nút mạch gan thấp hơn so với phương pháp hóa trị.
- Hạn chế được các tác dụng không mong muốn và giảm thiểu sự mệt mỏi của bệnh nhân sau mỗi lần điều trị ung thư gan.
Về nhược điểm
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này vẫn có một số nhược điểm đáng nói như sau:
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe người bệnh, có thể làm rách mạch, gây tụ máu, tổn thương lòng mạch dù tỷ lệ xuất hiện thấp.
- Biến chứng sau nút mạch gan nguy hiểm nhất đó là nhiễm trùng máu với tỷ lệ 1/1000 ca.
- Đây chỉ là phương pháp tạm thời không điều trị dứt điểm được khối u trong gan nên sẽ phải thực hiện thủ thuật nhiều lần và gây đau đớn cho người bệnh.
Quy trình các bước thực hiện nút mạch gan trong điều trị ung thư
Kỹ thuật nút mạch gan dùng để điều trị ung thư gan sẽ được tiến hành theo những bước chính sau:
- Bước 1: Bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm về chức năng hoạt động của gan, xét nghiệm đông máu, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và đánh giá tình trạng khối u.
- Bước 2: Sau khi có kết quả xét nghiệm và bệnh nhân đủ điều kiện để thực hiện thủ thuật bác sĩ sẽ tiến hành nút mạch gan. Bác sĩ sát khuẩn, gây tê tại vị trí động mạch đùi phải (vùng bẹn phải) và đặt máng đỡ lòng mạch.
- Bước 3: Chụp động mạch gan để đưa ra đánh giá động mạch nuôi khối u. Sau đó tiếp cận và chọn lọc động mạch nhánh nuôi khối u bằng vi ống thông.
- Bước 4: Chuẩn bị vật liệu để nút mạch theo phương pháp lựa chọn như: lipiodol, gelatin spongel, các hạt cồn polyvinyl,...
- Bước 5: Tiến hành bơm hỗn hợp thuốc nút mạch + hóa chất trị ung thư vào trong cơ thể người bệnh bằng sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên khoa.
- Bước 6: Kết thúc thủ thuật nút mạch và bệnh nhân được ép động mạch đùi và băng ép tại chỗ.
Nút mạch gan chỉ là phương pháp tạm thời và thực hiện nhiều lần
Lưu ý: Khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân cần phải hợp tác tối đa với bác sĩ và làm theo hiệu lệnh yêu cầu. Nếu trong quá trình thực hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu, buồn nôn, nôn, đau nhức thì cần thông báo này cho bác sĩ để xử lý kịp thời.
>> U gan lành tính kiêng ăn gì để khỏe mạnh?
Chăm sóc bệnh nhân sau khi thực hiện nút mạch gan như nào?
Sau khi thực hiện xong thủ thuật nút mạch gan, người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ nhỏ như: sốt, buồn nôn, nôn, đau nhức, chán ăn,... Lúc này cơ thể người bệnh đã mất sức nhiều và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngoài phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra thì người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Sản phẩm dinh dưỡng y học Leanmax Hope đã được chứng minh hỗ trợ người bệnh tăng cân, khối cơ sau 8 tuần. TÌM HIỂU THÊM
Trong số đó, Leanmax Hope luôn được đánh giá cao và được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Đây là sản phẩm dinh dưỡng y học dành riêng cho người ung thư giúp hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cân, giảm mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch,... Mỗi ngày 2 - 3 ly Leanmax Hope sẽ giúp hỗ trợ người bệnh hấp thụ dưỡng chất tốt và ăn ngon miệng hơn.
Lời kết
Biến chứng sau nút mạch gan mặc dù nhẹ nhàng hơn nhiều so với hóa trị nhưng nó cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, người bệnh phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để có đủ sức khỏe đáp ứng lại các phương pháp điều trị. Leanmax Hope sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các bệnh nhân ung thư.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.