Những người mắc bệnh tiểu đường có ăn được phở không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Các món ăn được chế biến sẵn ngoài hàng luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với thực khách thưởng thức. Tuy nhiên không phải trường hợp nào chúng ta cũng nên sử dụng mà thay vào đó hãy cân nhắc để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Ví dụ như những người mắc bệnh tiểu đường có ăn được phở không? Để làm rõ thắc mắc này chúng ta hãy tham khảo ngay nội dung bài viết hôm nay của Nutricare Pharma nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Phở có hàm lượng dinh dưỡng như thế nào?

Phở là một trong những món ăn truyền thống và vô cùng thân thuộc với đại đa số người dân Việt Nam. Nếu tìm hiểu về hàm lượng dinh dưỡng của nó chắc chắn chúng ta sẽ phải bất ngờ vì có rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Trung bình mỗi bát mọi người ăn sẽ chứa khoảng 350 kcal, chiếm 1/3 mức năng lượng cần thiết trong khi lượng cần nạp tối thiểu mỗi ngày là 2000 kcal.

Sở dĩ món ăn này tạo ra nhiều năng lượng đến vậy là do nó được làm bởi bánh phở và nước dùng kết hợp cùng thịt bò hoặc gà thái lát mỏng cùng với các gia vị như chanh, tiêu, ớt, muối,… Tuy nhiên, tùy vào từng cách chế biến mà con số này có thể thay đổi khác nhau.

Còn theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, trong mỗi bát phở sẽ bao gồm protein, lipid, glucid, vitamin, axit amin, khoáng chất và cholesterol, trong đó:

  • Thịt bò, gà chứa nhiều protein giúp cơ thể bổ sung năng lượng nhanh chóng và thúc đẩy các tế bào hoạt động khỏe mạnh hơn.
  • Một số thành phần trong phở cũng rất giàu vitamin và khoáng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng đề kháng cho cơ thể.
  • Ngoài ra, trong phở còn rất giàu chất bột đường và axit amin giúp đem đến cho cơ thể sự tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.

Những người mắc bệnh tiểu đường có ăn được phở không?

Phở là một món ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được phở không?

Chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào cho thấy phở gây hại cho người mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, chúng ta vẫn nên ăn món này để nhanh chóng bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên các bạn nên chú ý về việc cân đối vào khẩu phần hàng ngày vì nó chứa nhiều năng lượng, nếu không tiêu thụ hết dễ dẫn đến tăng lượng đường huyết trong máu.

Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và tính toán số calo cần nạp vào mỗi ngày một cách hợp lý. Bởi vì một bát phở cũng đã cung cấp đủ năng lượng cho chúng ta hoạt động, nếu vẫn tiếp tục dùng thêm các thực phẩm khác sẽ dẫn đến thừa chất, sinh ra béo phì, mỡ máu,... Hoặc nếu các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức sẽ dẫn đến suy giảm chức năng, ảnh hưởng đến sức đề kháng.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh chỉ nên dùng món này từ 2-3 lần/tuần và trong ngày hạn chế nạp thêm các loại thực phẩm có chỉ số GI cao. Ví dụ như đồ ăn chế biến sẵn, nước uống chứa gas, hoa quả sấy khô,... sẽ làm lượng đường huyết trong máu thay đổi, kéo theo cơ thể tiêu hao năng lượng nhanh hơn.

Những người mắc bệnh tiểu đường có ăn được phở không?

Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được phở

Một số lưu ý khi ăn phở với người mắc tiểu đường

Mặc dù phở là món ngon giúp người mắc tiểu đường bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng nhưng trong quá trình sử dụng chúng ta vẫn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

>> Xem thêm:

Nên chọn các loại phở có hàm lượng calo thấp

Như chúng ta đã biết, món ăn này sẽ bao gồm bánh phở và nước dùng cùng thịt bò, gà, đồ ăn kèm. Để hạn chế tối đa lượng calo nạp vào cơ thể, người bệnh nên lựa chọn các loại nguyên liệu có chỉ số GI của thực phẩm thấp, ví dụ như:

  • Dùng gạo lứt có ít calo để làm bánh phở sẽ hạn chế năng lượng hấp thụ vào cơ thể.
  • Các loại thịt trắng như gà sẽ tốt cho sức khỏe và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.
  • Dùng phở ăn liền cũng giảm bớt được lượng calo hấp thụ vào cơ thể.

Nhìn chung, không phải loại phở nào cũng giàu năng lượng và có chỉ số đường huyết cao khi hấp thụ vào cơ thể. Nếu chúng ta lựa chọn kỹ lưỡng ở khâu nguyên liệu đầu vào chắc chắn sẽ cân đối được số calo mình ăn mỗi ngày, hạn chế tình trạng dư thừa chất vừa gây hại cho sức khỏe lại dễ gia tăng khả năng béo phì.

Những người mắc bệnh tiểu đường có ăn được phở không?

Các loại phở có calo thấp sẽ tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Hạn chế ăn phở chế biến sẵn

Chúng ta rất khó kiểm soát được hàm lượng calo, chất béo, tinh bột,… của một tô phở chế biến sẵn là bao nhiêu để cân đối với những loại thức ăn khác trong khẩu phần hàng ngày. Nếu người bệnh nạp vào quá ít năng lượng sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, gây ảnh hưởng cho quá trình điều trị tiểu đường. Còn dư thừa năng lượng lại dẫn đến gia tăng nguy cơ biến chứng nặng hơn.

Chưa kể việc mua phở chế biến sẵn ngoài hàng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiễm khuẩn,... Đây có thể là nguyên nhân khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề khác, điển hình như ngộ độc, đầy bụng, khó chịu,..... Vì thế, các bạn nên tự chế biến phở tại nhà sẽ tốt hơn.

Khi tự làm phở tại nhà, chúng ta có thể lựa chọn nguyên liệu kỹ lưỡng hơn và cân đối lượng calo nạp vào cơ thể. Ví dụ như mọi người sẽ hạn chế bớt thịt bò, gà,... thay bằng các loại rau xanh giúp bổ sung vitamin, chất xơ,... giúp dễ tiêu và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Những người mắc bệnh tiểu đường có ăn được phở không?

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn phở bán sẵn ngoài hàng

Chú ý thời gian sử dụng

350 calo cho một tô phở là mức vô cùng lý tưởng để người bệnh bổ sung dinh dưỡng vào bữa sáng hoặc trưa. Bởi vì thời điểm này cơ thể chúng ta đang phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau nên cần có năng lượng để duy trì, đặc biệt là trí não.

Còn nếu người bệnh ăn phở buổi tối chắc chắn sẽ làm cho hệ tiêu hóa và gan, thận bị quá tải vì đây là thời điểm cần nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động hết công suất. Ngoài việc không thể chuyển hóa hết năng lượng dư thừa khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao thì điều này còn khiến các chức năng trong cơ thể suy yếu, về lâu dài ảnh hưởng đến sức đề kháng để chống chọi bệnh tật.

Những người mắc bệnh tiểu đường có ăn được phở không?

Chúng ta nên ăn phở vào buổi sáng để bổ sung năng lượng

Lựa chọn cách chế biến an toàn

Phở ngày nay đã được “biến tấu” với nhiều cách chế biến khác nhau để tạo nên những món ăn thơm ngon, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế kiểu nấu chiên, xào,.... vì chứa rất nhiều dầu mỡ làm tăng chỉ số GI nhanh chóng khi hấp thụ vào cơ thể.

Ngoài ra, phở được chế biến ở nhiệt độ cao dễ bị biến tính các chất dinh dưỡng và sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe người bệnh. Thậm chí nghiêm trọng hơn, chính chúng còn thúc đẩy biến chứng tiểu đường của bạn diễn biến nặng, gây cản trở cho quá trình điều trị và phục hồi sau này.

Vì thế, chúng ta hãy chọn cho mình cách chế biến phở an toàn, tốt nhất là nên tối giản tất cả các khâu để giữ được nhiều dưỡng chất nhất. Thêm nữa, các bạn cũng cần xây dựng cho mình một thực đơn hợp lý, có thể bổ sung món ăn này nhưng không nên quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới cân nặng và cũng như lượng đường huyết ổn định trong cơ thể.

Những người mắc bệnh tiểu đường có ăn được phở không?

Người bệnh nên hạn chế ăn các món phở chế biến nhiều dầu mỡ

Kết hợp thực phẩm ăn cùng phở thông minh

Đối với người bị tiểu đường vẫn có thể ăn phở, tuy nhiên cần phải có kiến thức trong việc kết hợp cùng các nguyên liệu khác. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường và rất muốn ăn phở, có thể tham khảo thêm cách kết hợp thực phẩm với phở dưới đây:

  • Nên kèm thêm nhiều rau xanh: Trong phở không chứa chất xơ nên để bổ sung chất xơ cho người bị tiểu đường nên ăn kèm thêm các loại rau xanh. Việc này giúp cho hệ tiêu hóa trong cơ thể hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng cảm giác ăn no.
  • Rau xanh kết hợp với phở cần phải được trần chín, không nên ăn sống vừa không đảm bảo lại dễ gây thêm các bệnh về sán, vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe.
  • Hạn chế ăn phở kết hợp với các loại thịt như: thịt bò, thịt lợn nhiều mỡ. Được biết, trong thịt bò cũng như trong thịt lợn mỡ có chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Vì vậy, khi kết hợp với phở sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng lên không hề tốt cho người bị tiểu đường.

Phở ăn kèm với rau xanh giúp bổ sung chất xơ cho người tiểu đường

>> Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường có di truyền không? Giải đáp từ A đến Z

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng có thể bổ sung thêm 2,3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày vào trong các bữa phụ. Sữa Nutricare Cerna - dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh đái tháo đường, giúp người bệnh ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM

>> Tham khảo thêm: Tổng hợp những biến chứng của tiểu đường

Lời kết

Tóm lại, thắc mắc của nhiều độc giả về vấn đề bệnh tiểu đường có ăn được phở không đã tìm ra lời giải đáp trong nội dung bài viết hôm nay. Mặc dù món ngon này cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhưng mọi người cần cân đối lượng phù hợp trong khẩu phần hàng ngày.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái