Tổng hợp những biến chứng của tiểu đường
Bệnh đái tháo đường có rất nhiều biến chứng nếu người bệnh không chú ý ức chế bệnh, cải thiện sức khỏe. Nếu bạn tò mò về các biến chứng của tiểu đường thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nutricare Pharma. Chúng tôi đã tổng hợp thông tin chi tiết về các biến chứng để bạn có hướng ức chế, khắc phục bệnh tốt hơn nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Biến chứng của tiểu đường là gì?
Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính khiến bệnh nhân phải kiểm soát, ức chế để hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim, thận, mắt, thần kinh,… Có thể dẫn tới căn bệnh khác hoặc đột quỵ, tử vong ở người bệnh.
Biến chứng của tiểu đường là ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường với các cơ quan trong cơ thể
Tổng hợp các biến chứng của tiểu đường
Hiện nay biến chứng của bệnh đái tháo đường được bác sĩ chia thành 2 loại. Bao gồm biến chứng mãn tính và biến chứng cấp tính. Để bạn có cái nhìn chính xác về bệnh, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại các biến chứng như sau:
Biến chứng ở da
Đây là biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu tăng cao đến mức mãn tính. Lúc này cơ thể sẽ rối loạn chuyển hóa chất đường, chất béo và chất đạm. Các cơ quan bên trong cơ thể sẽ suy giảm chức năng khiến da xuất hiện các triệu chứng như:
Nấm ngứa ngoài da.
Bệnh gai đen.
Da vàng.
Bệnh bạch biến.
U hạt vòng.
U mỡ vàng, ban vàng.
Mụn nhọt.
Phỏng nước.
Biến chứng ở da
Nhìn chung thì các biến chứng của tiểu đường xuất hiện trên da đều có thể điều trị, ngăn ngừa dễ dàng.
Tham khảo thêm:
Biến chứng ở mắt
Đường huyết cao sẽ khiến mao mạch tại đáy mắt tổn thương, ví dụ như phình mao mạch võng mạc hoặc tăng sinh mạch máu. Thị lực người bệnh sẽ suy giảm hoặc mù lòa nếu không khắc phục sớm. Ngoài ra mắt còn chịu một số biến chứng như:
Đục thủy tinh thể
Tăng nhãn áp.
Nhìn mờ.
Bong thủy tinh thể.
Bong võng mạc.
Mất thị lực một phần.
Mất thị lực toàn bộ.
Để phòng ngừa biến chứng ở mắt khi bị bệnh tiểu đường, người bệnh nên kiểm tra võng mạc thường xuyên nhằm phát hiện sớm. Khi đó tỷ lệ điều trị thành công sẽ cao hơn, hạn chế mất thị lực (mù lòa).
Biến chứng ở tim
Các biến chứng ở tim xuất hiện khá phổ biến với người bị bệnh đái tháo đường. Có thể kể đến những biến chứng như xơ động mạch ngoại vi, tắc mạch tim, nhịp tim tăng nhanh, tăng mỡ máu, cao huyết áp,… Ngoài ra còn có một số biến chứng khác như:
Đột quỵ.
Thiếu máu não, xuất huyết não hoặc nhũn não.
Thiếu máu cục bộ, đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
Xơ vữa động mạch.
Phình động mạch chủ bụng.
Tắc mạch mạc tre.
Biến chứng ở tim
Biến chứng ở tim còn khiến mạch máu ngoại vi gây tắc mạch chi. Điều này dẫn tới việc ngón chân, ngón tay thâm đen (hoại tử khô). Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể mất ngón chân.
Biến chứng ở thần kinh
Hệ thần kinh thường bị tấn công khi bệnh lý đái tháo đường trở nên nặng hơn. Có thể kể đến những triệu chứng như đau đớn, tê nóng chân tay, chóng mặt và toát mồ hôi, hô hấp không ổn định,… Khi chỉ số đường huyết tăng cao sẽ tấn công vào hệ thần kinh và tế bào thần kinh. Triệu chứng của biến chứng này đó là:
Chân tay người bệnh có thể ngứa ran, đau đớn hoặc tê mỏi, thấy yếu ớt khi hoạt động.
Mất khả năng nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết.
Tổn thương các dây thần kinh ở đầu, thân mình, tay và chân (đau, tê, teo cơ).
Biến chứng ở thận
Chỉ số đường huyết trong máu tăng cao sẽ gây tổn thương vi mạch máu của thận. Thận từ đó sẽ suy giảm chức năng lọc độc tố, suy thận mạn,… Nhìn chung biến chứng thận của bệnh nhân tiểu đường không dễ phát hiện và có triệu chứng cụ thể. Người bệnh chỉ biết được khi suy thận mạn.
Biến chứng ở thận
Biến chứng nhiễm trùng
Đây là dạng biến chứng nguy hiểm. Khi cơ thể suy yếu vì bệnh đái tháo đường, vi khuẩn sẽ phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch. Cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể. Có thể kể đến nhiễm trùng răng lợi, vết loét lâu liền, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng bộ phận sinh dục…
Biến chứng hạ đường huyết
Hạ đường huyết là dạng biến chứng cấp tính, cần được can thiệp xử lý ngay lập tức để bảo vệ cơ thể. Nguyên nhân dẫn tới biến chứng đó là dùng quá liều lượng thuốc, uống thuốc trước khi ăn, ăn uống kiêng khem quá mức, tập luyện thể thao quá độ.
Biến chứng hạ đường huyết khá dễ nhận biết thông qua các biểu hiện như cơ thể uể oải, đói cồn cào, mệt mỏi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, choáng váng, run rẩy. Để khắc phục biến chứng, bạn có thể ăn bánh kẹo, đồ ngọt và nước trái cây. Lúc chỉ số đường huyết bình thường trở lại, người bệnh nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng trước đó.
Biến chứng hạ đường huyết
Biến chứng hôn mê
Đường huyết tăng cao cũng là nguyên nhân khiến người bệnh hôn mê. Biến chứng cấp tính này thường xảy ra đột ngột, cần được bác sĩ can thiệp ngay lập tức. Nếu không xử lý sớm, hôn mê có thể dẫn đến tai biến, liệt nửa người. Để kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh cần sử dụng thuốc men, kiểm soát chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cơ thể.
Biến chứng khi mang thai
Thai phụ bị tiểu đường trong quá trình mang thai sẽ dẫn tới một số biến chứng, tai biến sản khoa như:
Hạ đường huyết đột ngột ở bé con sau khi sinh.
Trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn.
Xuất hiện các biến chứng ở da, thần kinh, mắt,… ở thai phụ.
Biến chứng khi mang thai
Làm sao để phòng tránh các biến chứng của tiểu đường?
Sau khi biết được độ nguy hiểm từ biến chứng của tiểu đường, bạn hãy tham khảo một số tips ngăn ngừa, phòng tránh hữu ích như sau:
Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của cơ thể.
Áp dụng lối sống khỏe, cân bằng dinh dưỡng.
Lịch khám sức khỏe tổng quát định kỳ, tối thiểu 6 tháng/lần.
Khi thấy mắt mờ hoặc đau nhức, hãy đi khám để biết chính xác tình trạng cơ thể.
Theo dõi thường xuyên các chỉ số của cơ thể (mỡ trong máu, đường huyết, huyết áp).
Chú ý chăm sóc và vệ sinh cơ thể đúng cách mỗi ngày.
Hạn chế ăn thức ăn quá mặn, thực phẩm nên nấu ít muối, ít đạm và ít mỡ.
Chú ý xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để quan sát, theo dõi thận.
Đi khám nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như sốt, tiểu buốt, đi tiểu ra máu, chất dịch cơ thể tỏa mùi khó chịu,…
Đặc biệt, sử dụng sản phẩm dinh dưỡng y học được nghiên cứu và sản xuất dành cho người tiểu đường Nutricare Cerna để hỗ trợ kiểm soát, ức chế bệnh.
Bệnh nhân tiểu đường nên ngừa biến chứng bằng cách bổ sung sản phẩm dinh dưỡng y học Nutricare Cerna giúp kiểm soát tốt đường huyết. MUA NGAY
Ngoài ra bệnh nhân đái tháo đường nên kiểm soát tích cực bệnh lý bằng cách tuân thủ việc dùng thuốc, chăm chỉ tập thể dục thể thao đúng chỉ định từ bác sĩ. Cơ thể sẽ khỏe mạnh, ít dẫn đến biến chứng nếu bệnh nhân “chung sống hòa bình với tiểu đường”.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh, không uống bia rượu và duy trì thể trọng hợp lý là điều cực kỳ quan trọng. Thuốc lá, chất kích thích là những yếu tố khiến bệnh tiểu đường ngày càng nặng. Bệnh nhân nên dành thời gian (ít nhất 30 phút) để tập thể dục thể thao mỗi ngày.
Lời kết
Bài viết này Nutricare Pharma đã bật mí cho bạn đọc về các biến chứng của tiểu đường. Hy vọng sau khi theo dõi bạn sẽ có cái nhìn chính xác, khách quan hơn để ức chế, kiểm soát được căn bệnh này.
Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.