Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là bị bệnh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì được xem là bình thường và bao nhiêu là bị bệnh? Bác sĩ có dựa vào chỉ số này để chẩn đoán bệnh đái tháo đường không? Để giải đáp chi tiết cho những thông tin liên quan bệnh tiểu đường, mọi người hãy cùng Nutricare Pharma tham khảo qua bài viết nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là bình thường?

Glucose được biết đến là nguồn năng lượng quan trọng của cơ thể người. Các tế bào sẽ chuyển hóa glucose được nạp vào cơ thể qua đồ ăn thức uống thành năng lượng. Nhờ đó cơ thể chúng ta mới có thể duy trì mọi hoạt động như thường. Chỉ số tiểu đường còn được gọi là chỉ số đường huyết - Glycemic Index (GI), là nồng độ glucose trong máu. Chỉ số này được đo bằng đơn vị mmol/L hay mg/dl. 

còn được gọi là chỉ số đường huyết - Glycemic Index (GI), là nồng độ glucose trong máu

Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để xác định chỉ số tiểu đường chính xác nhất

>> Xem thêm:

Muốn xác định được chỉ số đường huyết cụ thể, người ta cần thực hiện xét nghiệm đường huyết. Trong cơ thể mỗi người luôn có lượng đường (glucose) nhất định. Nếu mức đường huyết cao hơn bình thường sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. 

Chỉ số đường huyết được chia làm các loại chính, đó là được xác định vào:

  • Lúc ngẫu nhiên.

  • Lúc đói.

  • Thời điểm sau khi ăn.

  • Đường huyết HbA1C.

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết (chỉ số tiểu đường) được xem là bình thường hay không sẽ tùy vào đối tượng được áp dụng. Đối với người bình thường thì các chỉ số như sau là an toàn.

  • Chỉ số đường huyết đo lúc ngẫu nhiên: <140 mg/dL (hay 7,8 mmol/L).

  • Chỉ số đường huyết đo lúc đói: < 100 mg/dL (hay < 5,6 mmol/L).

  • Chỉ số đường huyết đo sau khi ăn 2 tiếng: < 140 mg/dL (hay 7,8 mmol/L).

  • Chỉ số đường huyết HbA1C: < 5,7%.

Còn đối với người bị tiểu đường đang điều trị bằng thuốc thì chỉ số đường huyết được xem là bình thường chính là:

  • Chỉ số đường huyết đo lúc ngẫu nhiên: < 180 mg/dL (hay 10 mmol/L).

  • Chỉ số đường huyết đo lúc đói: 80- 130 mg/dL (hay < 7 mmol/L).

  • Chỉ số đường huyết đo sau khi ăn 2 tiếng: < 180 mg/dL (hay 10 mmol/L).

  • Chỉ số đường huyết HbA1C: < 7%.

Chỉ số tiểu đường ở người bệnh

Vậy chỉ số tiểu đường của người bệnh được xác định như thế nào? Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm đường huyết và dựa vào kết quả với chỉ số đường huyết cụ thể như sau.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là bị bệnh?

Bác sĩ thực hiện xét nghiệm máu với bệnh nhân tiểu đường để xác định chỉ số tiểu đường

Chỉ số HbA1C:

  • Chỉ số của người bình thường: < 5,7%.

  • Chỉ số của người tiền tiểu đường: 5,7 – 6,4%.

  • Chỉ số của người bị tiểu đường: >= 6,5%.

Chỉ số đường huyết lúc đói:

  • Chỉ số của người bình thường: < 100 mg/dL.

  • Chỉ số của người tiền tiểu đường: 100 – 125 mg/dL.

  • Chỉ số của người bị tiểu đường: >= 126 mg/dL (áp dụng cho 2 lần thử).

Chỉ số đường huyết đo lúc bất kỳ:

  • Chỉ số của người bình thường: < 140 mg/dL.

  • Chỉ số của người tiền tiểu đường: 140 – 200 mg/dL.

  • Chỉ số của người bị tiểu đường: >= 200 (áp dụng cho hai lần thử).

Nghiệm pháp dung nạp glucose:

  • Chỉ số của người bình thường: < 140 mg/dL.

  • Chỉ số của người tiền tiểu đường: 140 – 200 mg/dL.

  • Chỉ số của người bị tiểu đường: >= 200 mg/dL.

Trong trường hợp mắc phải tiền đái tháo đường mà người mắc không kiểm soát được lượng đường khiến nó tăng cao có thể dẫn đến tiểu đường type 2. Tình trạng bệnh kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. 

Xác định chỉ số đường huyết chính xác thế nào?

Làm thế nào để xác định được chỉ số tiểu đường một cách chính xác nhất? Mọi người có thể dựa vào những tiêu chí sau để thực hiện.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là bị bệnh?

Dựa vào những thời điểm cụ thể để đo chỉ số tiểu đường cho kết quả chính xác

Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn

Tiến hành kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn, cụ thể là lúc bạn đang đói để cho ra kết quả chính xác. Thời điểm thực hiện là vào buổi sáng, các bạn nên nhịn ăn sáng hoặc nhịn đói ít nhất trong vòng 8 tiếng liên tiếp với được kiểm tra chỉ số đường huyết.

Kiểm tra chỉ số đường huyết sau khi ăn khoảng 2 giờ

Với những người có sức khỏe bình thường sau khi ăn khoảng 2 tiếng chỉ số đường huyết sẽ giảm xuống dưới 140mg/dL. Nếu sau thời điểm này đo lượng đường huyết mà chỉ số này vẫn không giảm hay cao hơn 140 mg/dL thì nguy cơ bị tiểu đường rất cao. 

Dùng máy đo đường huyết tại nhà

Trên thị trường có không ít loại máy hỗ trợ giúp đo đường huyết cho ra kết quả chính xác. Mọi người có thể tham khảo để chọn ra loại thiết bị thích hợp để sử dụng nhé. Ưu điểm của máy đo đường huyết là cách dùng đơn giản, cho kết quả nhanh, tỷ lệ chính xác khá cao.

Một số loại máy đo đường huyết được chọn sử dụng nhiều gồm có: thiết bị đo không lấy máu, thiết bị đo có lấy máu, thiết bị đo kết hợp với smartphone, que thử đường huyết…

Đến cơ sở y tế để xét nghiệm

Để đảm bảo kết quả đo chỉ số tiểu đường chính xác nhất thì tốt hơn hết mọi người nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm. Thông qua xét nghiệm máu các bạn sẽ biết mình có đang bị bệnh gì hay không.

>> Xem thêm: Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Dựa vào chỉ số tiểu đường chẩn đoán bệnh đái tháo đường được không?

Có nhiều cách khác nhau để chẩn đoán bạn có đang mắc bệnh tiểu đường hay không. 

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là bị bệnh?

Có thể dựa vào nhiều cách khác nhau để xác định xem bạn có đang bị tiểu đường

Xét nghiệm đường huyết

Loại xét nghiệm này được thực hiện lúc đói nhằm cho ra kết quả chính xác cao. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện vào lúc sáng sớm. Chỉ số này ở người bình thường là dưới 100mg/dL và người mắc bệnh tiểu đường là từ 125mg/dL.

Nếu chỉ số này nằm trong khoảng 100 – 125mg/dL đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong trường hợp để chắc chắn bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm lần nữa. Nếu không đạt tiêu chuẩn để chẩn đoán thì bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra lại từ 1 – 3 tháng.

Làm nghiệm pháp dung nạp Glucose

Tương tự, để xác định chỉ số tiểu đường này bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nhịn đói ít nhất 8 tiếng. Bệnh nhân cần ăn uống bình thường trong 3 ngày trước khi tiến hành thực hiện nghiệm pháp. Và trước lúc thực hiện phương pháp này các bạn sẽ cần uống một cốc nước chứa 250 – 300ml nước hòa tan với 75g glucose. Sau 2 tiếng, chỉ số bình thường của người khỏe mạnh sẽ < 140mg/dL và người bị đường huyết là >200mg/dL. 

Xét nghiệm định lượng HbA1C

Loại xét nghiệm này bắt buộc phải được thực hiện tại phòng thí nghiệm chuẩn hóa quốc tế. Mục đích là để xác định hàm lượng đường trong máu ở mức độ trung bình trong vòng 3 tháng. Chỉ số HbA1C được dùng để đánh giá khả năng glucose liên kết với hồng cầu. Chỉ số ở người khỏe mạnh là < 5,7% và ở người mắc bệnh tiểu đường > 6,4%.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là bị bệnh?

Dựa vào định lượng HbA1c để xác định chỉ số tiểu đường của mỗi người

Dựa vào các dấu hiệu điển hình

Bên cạnh dựa vào chỉ số tiểu đường kể đến ở trên, bác sĩ còn dựa vào những dấu hiệu điển hình của người bệnh đái tháo đường để xác định, đó chính là:

  • Cơ thể thường mệt mỏi và luôn cảm thấy đói bụng.

  • Thường xuyên khát nước và có tần suất đi tiểu nhiều hơn so với bình thường.

  • Da và miệng bị khô nứt nẻ, ngứa da.

  • Giảm cân nghiêm trọng trong thời gian gần đây mặc dù không thay đổi chế độ ăn uống.

  • Thị lực bị giảm sút rõ rệt, tầm nhìn cũng giảm.

  • Các vết thương hở trên cơ thể lâu lành, dễ bị nhiễm trùng.

  • Viêm nhiễm nấm men, thường bị ở các vị trí có nếp gấp trên da như nách, bẹn, ngấn bụng…

Bệnh tiểu đường có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai, mọi người nên chú ý đến các dấu hiệu điển hình để nhận dạng bệnh sớm nhé.

Lời kết

Trên đây bài viết đã giới thiệu chi tiết về chỉ số tiểu đường và các thông tin liên quan rồi. Việc cung cấp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý giúp điều chỉnh chỉ số đường huyết hiệu quả. Ngoài bổ sung chất xơ từ rau củ quả, mọi người có thể tham khảo thêm Nutricare Cerna – Sữa dinh dưỡng chuyên dành cho người bệnh tiểu đường. 

Việc bổ sung 2 - 3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày là phương pháp hiệu quả giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.

còn được gọi là chỉ số đường huyết - Glycemic Index (GI), là nồng độ glucose trong máu

Nutricare Cerna: Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường. MUA NGAY

Ngoài ra, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái