Bệnh tiểu đường có ăn được mỳ tôm hay không và tại sao?
Mỳ hay mỳ tôm là món ăn sáng khoái khẩu của nhiều người. Bởi nó có hương vị độc đáo, đậm đà và đặc biệt mất rất ít thời gian để chế biến. Vậy bạn có từng nghi vấn người bệnh tiểu đường có ăn được mỳ tôm hay không? Hãy tham khảo nội dung bài viết sau cùng Nutricare Pharma để có câu trả lời chuẩn xác nhất nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có ăn được mỳ tôm hay không?
Theo khoa học, bệnh nhân đái tháo đường không cần phải kiêng khem bất mỳ loại thực phẩm nào. Mặc dù vậy, việc ăn mỳ tôm thường xuyên có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Mì ăn liền món ăn sáng ưa thích của nhiều người
Sản phẩm được sản xuất có nguyên liệu chính là tinh bột mì, nhiều dầu, bột nghệ tạo màu, muối, chất tạo xốp, chất điều vị, chất phụ gia khiến món ăn có hương vị đặc trưng. Định lượng dinh dưỡng trong một 75g mỳ tôm tương đương 1 gói thành phẩm như sau:
- Năng lượng: 350 calo
- Chất béo: 13g
- Chất đạm: 6.9g
- Carbohydrate: 51.4g
Một số ảnh hưởng xấu của mỳ tôm đối với sức khoẻ
Sau đây là một số tác hại khi ăn mỳ tôm:
Dễ mắc phải biến chứng tiểu đường
Trong thành phần của mì tôm chứa hàm lượng muối (natri) cao gấp định lượng cho phép được khuyến nghị. Chúng chính là nguyên nhân khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, suy thận của người bị tiểu đường tăng cao.
Tăng đột biết lượng đường huyết
Mỳ tôm được làm từ tinh bột đã bị loại bỏ các chất xơ hòa tan nên đường dễ bị hấp thụ vào máu hơn. Quá trình chiên dầu liên tục trong nhiệt độ cao cũng khiến tăng lượng chất béo chuyển hóa, giảm thiểu chất dinh dưỡng. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động của insulin, khiến cholesterol và lượng đường trong máu tăng đột biến.
Nguyên nhân gây béo phì
Mì ăn liền chứa lượng calo rỗng làm người bệnh tiểu đường nhanh tăng cân. Một bát mỳ tôm trứng cung cấp 450kcal và 40g carbohydrate. Điều này khiến người bệnh dễ đói, ăn nhiều hơn khiến lượng đường huyết sau ăn tăng nhanh, ảnh hưởng tới sức khỏe và cũng là một trong các nguyên nhân dễ gây béo phì.
Ăn nhiều mỳ tôm khiến bệnh nhân tiểu đường tăng cân nhanh
Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
Để mì tôm có mùi vị hấp dẫn và vẻ ngoài bắt mắt, nhà sản xuất có bổ sung một số chất phụ gia. Trong đó, chất bảo quản khi kết hợp cùng chất béo hydro hóa gây ra hiện tượng đầy hơi khó tiêu. Thực phẩm có hàm lượng protein và chất xơ ít nên làm chậm quá trình chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc táo bón, giảm số lượng lợi khuẩn trong đường ruột.
Như vậy, ăn nhiều mì tôm sẽ không tốt cho bệnh tiểu đường. Thay vào đó, người bệnh có thể thay thế loại thực phẩm này bằng những món có nhiều dinh dưỡng hơn cho buổi sáng như: Bột ngũ cốc (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, gạo lứt...), trái cây hay các loại sữa chua không đường. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số các sản phẩm dinh dưỡng cho người bị tiểu đường giúp kiểm soát lượng đường ổn định.
Mỳ tôm có nhiều tác hại với người bị đái tháo đường
Người bệnh tiểu đường nên ăn mỳ tôm như nào?
Ăn uống khoa học giúp cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Việc kiêng khem tuyệt đối một loại thực phẩm không được khuyến khích. Vì vậy, người bệnh có thể thưởng thức món khoái khẩu này mà vẫn đảm bảo cân bằng lượng đường ở mức cho phép nếu làm đúng cách như sau:
Ăn một lượng vừa phải
Cân đối khẩu phần phù hợp sẽ giúp kiểm soát sự tác động của carbohydrate đến đường huyết. Theo nghiên cứu, nữ giới chỉ nên ăn từ 64 – 83g mỳ/ngày và ở nam giới là 128g/ngày. Người bệnh tiểu đường không nên ăn mỳ quá 2 lần/tháng. Trước và sau khi ăn mỳ, bạn nên tiến hành đo lượng đường huyết là bao nhiêu. Nếu tăng đột biến, khẩu phần ăn của lần tiếp theo sẽ cần phải bớt đi.
Ăn mì sau khi ăn rau
Phương pháp ăn mỳ được đánh giá khá hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường. Khi ăn rau trước sẽ có cảm giác no lâu, khiến người bệnh tiêu thụ mỳ tôm với lượng ít hơn. Ngoài ra một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra việc ăn nhiều rau trước mỳ tôm sẽ hạn chế hấp thụ carbohydrate một cách hiệu quả.
Nấu cùng thực phẩm giàu protein
Bạn nấu mì cùng với nhóm các chất xơ, giàu protein như: Rau xanh, thịt bò, thịt gà, trứng, cá, đậu phụ... Điều này sẽ giúp giảm lượng đường sản sinh trong bữa ăn và hạn chế tăng đường huyết sau ăn một cách hiệu quả.
Bệnh tiểu đường có thể ăn được mỳ tôm nếu biết cách chế biến
Chế biến đúng cách
Thay vì úp mì trong 3 phút như thông thường cho nhanh gọn, bệnh nhân đái tháo đường nên tham khảo cách nấu mỳ như sau để đảm bảo GI ở ngưỡng vừa phải:
- Sơ chế mỳ qua 2 lần nước: Một lần trần mì qua nước sôi để ráo và tiếp tục trần thêm một lần nữa. Việc làm này tuy hơi mất công nhưng lại có tác dụng giảm lượng chất béo đang kể. Để đảm bảo hơn, bạn nên loại bỏ các gói gia vị, gói mỡ có sẵn vì chúng không tốt chút nào.
- Không nấu mì quá chín: Chỉ nên thưởng thức khi mỳ tôm vừa chín tới. Việc nấu càng lâu vô hình chung khiến chỉ số đường huyết của mỳ tôm tăng cao. Lúc này món ăn cũng không còn nhiều chất dinh dưỡng
>> Xem thêm:
Gợi ý các loại mỳ thay thế cho mỳ tôm cho người bệnh tiểu đường
Dù sao thì mỳ tôm cũng là một thực phẩm có nhiều tác hại đối với người bệnh tiểu đường. Để hạn chế điều này, Nutricare Pharma sẽ gợi ý cho bạn một số loại mỳ phù hợp hơn. Hãy cùng tham khảo nhé!
Mỳ soba (kiều mạch)
Loại mỳ có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản. Chúng được làm từ những hạt kiều mạch có chỉ số đường huyết thấp hơn 55 nên cực kỳ phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường. So với các thực phẩm giàu carbohydrate, mỳ soba còn có nhiều chất xơ và hoạt chất rutin. Đây đều là những dưỡng chất giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tiểu đường, tim mạch
Mỳ kiều mạch lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân tiểu đường
Mỳ khoai mỡ (shirataki)
Loại mỳ chỉ chứa 20 calo trong 100g sản phẩm. Nó rất ít đường và chất béo nên giúp người mắc bệnh đái tháo đường kiểm soát được lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ béo phì.
Mì tảo bẹ (kelp noodles)
Tảo bẹ là loại thực phẩm chứa cực ít calo, 100g mì tảo chỉ cung cấp 10 calo và 1g carbohydrate. Bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng mà không lo đến vấn đề tăng đột biến đường huyết trong máu. Mặt khác, mỳ tảo bẹ còn chứa nhiều chất xơ làm tăng cảm giác lo lâu, giúp giảm bớt khẩu phần ăn cho người bệnh.
Mỳ ngũ cốc
Các loại mì được làm từ ngũ cốc cho người tiểu đường phổ biến có: Mỳ gạo lứt, mì nguyên cám, mì nguyên hạt. Chúng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ làm tăng cảm giác no, giảm thiểu cholesterol và tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng mì ngũ cốc có công dụng kiểm soát quá trình hấp thụ đường, giúp duy trì lượng đường huyết luôn ở mức ổn định.
Lượng calo trong mì gạo lứt rất thấp so với mì tôm
Ngoài các loại kể trên, bạn có thể tham khảo một số các sản phẩm dinh dưỡng cho người bị tiểu đường để thay thế các bữa ăn mỳ tôm kém chất lượng. Bạn cũng nên kết hợp đa dạng các thực phẩm và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Người bệnh tiểu đường cũng có thể bổ sung 2,3 ly sữa Nutricare Cerna mỗi ngày vào trong khẩu phần ăn của mình. Sữa Nutricare Cerna - dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh đái tháo đường, giúp người bệnh ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.
Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được mỳ tôm hay không và lý do vì sao. Với hàm lượng carbohydrate, chất béo và tinh bột cao, lời khuyên chúng tôi đưa ra là không nên ăn mì tôm quá 2 lần/tháng.
Người bệnh cũng cần kết hợp việc ăn đúng cách hoặc có thể thay thế bằng các sản phẩm dinh dưỡng cho người tiểu đường của Nutricare Pharma: Nutricare Cerna - Giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, giúp ổn định đường huyết, giảm mệt mỏi, tốt cho tim mạch. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết thấp.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.