Bệnh tiểu đường nên ăn hạt gì và một số lưu ý khi sử dụng
Theo các cuộc khảo sát cho thấy, số lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày một tăng lên. Các y bác sĩ đưa ra rất nhiều phương pháp giúp bệnh nhân điều trị, một trong số đó là việc sử dụng các loại hạt trong chế độ ăn hàng ngày. Vậy, bệnh tiểu đường nên ăn hạt gì? Bài viết sau Nutricare Pharma sẽ giúp bạn đọc làm rõ vấn đề này.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Lợi ích sử dụng hạt đối với bệnh nhân tiểu đường
Theo các chuyên gia nghiên cứu, việc kết hợp các loại hạt dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày đối với các bệnh nhân tiểu đường rất nhiều lợi ích, cụ thể:
- Chứa nhiều chất béo có lợi: Đây là các chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường. Việc hấp thụ các chất béo có lợi này giúp cải thiện và duy trì nồng độ cholesterol và triglycerid, ngăn chặn các nguy cơ biến chứng tim mạch.
- Chỉ số đường huyết - GI thấp: GI là chỉ số đánh giá sự ảnh hưởng của thực phẩm đối với lượng đường huyết trong cơ thể. Chỉ số này càng thấp cho thấy lượng đường huyết sau ăn càng thấp.
- Chứa Arginine: Đây là một enzym có lợi, giúp làm tăng độ nhạy cảm của insulin trong cơ thể, đặc biệt đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, Arginine còn giúp cải thiện sức bền thành mạch, từ đó giảm các nguy cơ dẫn đến biến chứng mạch máu ở người bệnh tiểu đường.
- Chứa nhiều chất xơ: Chất xơ hòa tan chứa rất nhiều dinh dưỡng trong các loại hạt, hỗ trợ cải thiện nồng độ đường huyết, tăng sự hoạt động của các insulin và làm giảm các cholesterol xấu có trong cơ thể.
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa: Một số chất chống oxy hóa được tìm thấy trong các loại hạt như phenolic, tocotrienols, luteolin hay các hợp chất flavonoid giúp hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch, cải thiện chức năng và bảo vệ thành mạch một các hiệu quả.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn hạt gì để có lợi cho sức khoẻ?
Bệnh tiểu đường nên ăn hạt gì tốt cho sức khỏe?
Loại hạt nào tốt cho bệnh nhân tiểu đường là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sau đây là một số các loại hạt bạn nên kết hợp trong bữa ăn để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Hạt macca
Hạt macca có lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường - đái tháo đường, đặc biệt là các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung loại hạt này vào chế độ ăn hằng ngày giúp tăng khả năng ngăn chặn tình trạng lượng cholesterol và lượng đường cao trong máu - nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng đến tính mạng như bệnh tim, đột quỵ…
Bên cạnh đó, hạt macca chứa nhiều chất béo không bão hòa. Vậy nên khi sử dụng chúng sẽ giúp cơ thể kiểm soát tình trạng tim mạch tốt hơn và làm giảm các nguy cơ gây đau tim, đột quỵ hoặc tử vong.
Hạt óc chó
Bệnh tiểu đường nên ăn loại hạt gì? Chắc chắc không thể bỏ qua hạt óc chó. Loại hạt này hỗ trợ làm giảm nguy cơ phát triển các loại bệnh liên quan đến tiểu đường, đái tháo đường. Sử dụng hạt óc chó giúp làm tăng cảm giác no cho cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn các thức ăn khác.
Nghiên cứu cho thấy, người thường xuyên ăn hạt óc chó hay những thực phẩm khác chế biến từ óc chó sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường so với những người không sử dụng loại hạt này.
Hạt óc chó hỗ trợ giảm nguyên nhân mắc các bệnh về đường huyết
Hạt hạnh nhân
Hạnh nhân chứa ít carbs nhưng lại giàu các chất béo lành mạnh, chất đạm và chất xơ. Do vậy, có thể coi đây là thực phẩm tốt cho các bệnh nhân tiểu đường type 2 hay các người đang gặp phải hội chứng chuyển hóa.
Đặc biệt, một yếu tố phải nhắc đến đó là hàm lượng magie có rất nhiều trong hạnh nhân, cứ mỗi 100g hạnh nhân sẽ cung cấp đến 268mg magie cho cơ thể. Khoáng chất này có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, ngoài ra còn tham gia vào hơn 200 quá trình diễn ra trong cơ thể.
>> Xem thêm:
Hạt dẻ cười
Hạt dẻ cười cũng là một câu lựa chọn tốt khi nói đến vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn hạt gì. Loại hạt này cung cấp một lượng phốt pho cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ chuyển hóa các protein thành các axit amin, giúp dung nạp glucose, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Một nghiên cứu cho thấy, việc kết hợp 20% calo từ hạt dẻ cười vào chế độ ăn giúp giảm đáng kể lượng cholesterol và lượng đường huyết trong máu nhờ nội tiết tố insulin được cải thiện. Ngoài ra, hạt dẻ còn làm giảm đáng kể lượng mỡ bụng, cải thiện vóc dáng và ngăn chặn các nguy cơ khác dẫn đến các bệnh mãn tính nguy hiểm.
Hạt dẻ cười giúp làm giảm lượng cholesterol và đường huyết
Hạt bí xanh
Các chất dinh dưỡng có trong hạt bí xanh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Các gốc tự do oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh và các chất chống oxy hóa có trong bí xanh giúp ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do này.
Ngoài các chất chống oxy hóa, hạt bí xanh còn chứa các hợp chất thực vật phytosterol, giàu magie, manga, protein,... có lợi cho sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu được tiến hành trên động vật cho thấy, bí xanh có thể cải thiện insulin và giúp ngăn chặn các biến chứng của bệnh đái tháo đường bằng việc giảm stress oxy hóa.
Hạt bí xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe
Hạt điều
Hạt điều cũng là một trong các loại hạt mà bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng. Loại hạt này chứa một lượng lớn các chất béo lành mạnh, tốt cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, cứ 100g hạt điều nhân sẽ cung cấp 550 - 600 Kcal đồng thời chứa 18% - 20% thành phần đạm.
Việc sử dụng hạt điều thường xuyên, thay thế cho chất đường bột trong thực đơn hàng ngày có thể giúp cơ thể ngăn chặn việc tiêu thụ các chất béo bão hòa không tốt, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
Hạt điều chứa nhiều chất béo lành mạnh tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Một số lưu ý khi sử dụng các loại hạt đối với người tiểu đường
Với những thông tin chia sẻ ở trên, chắc hẳn chúng ta đã biết rõ một số loại hạt tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, không phải việc cứ hấp thụ các loại hạt sẽ mang lại hiệu quả tốt. Sau đây là một số lưu ý bạn nên biết khi sử dụng các loại hạt này:
- Bảo quản các loại hạt cẩn thận: Mặc dù hầu hết các loại hạt hiện nay đều được chế biến phơi khô, tuy nhiên không thể đảm bảo 100% không xảy ra hiện tượng ẩm mốc. Do vậy, bạn cần phải bảo quản hạt trong ngăn mát tủ lạnh để tránh việc xâm nhập của không khí làm giảm chất lượng dinh dưỡng có trong hạt.
- Không sử dụng khi hạt xuất hiện dấu hiệu ẩm mốc: Lúc này, hạt không chỉ mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn chứa các nguy cơ gây các loại bệnh về đường tiêu hóa cho người sử dụng. Do vậy, tuyệt đối không sử dụng khi hạt có hiện tượng bị ẩm, mốc, có mùi,...
- Không nên sử dụng quá nhiều: Các loại hạt cũng chứa nhiều tinh bột. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn vừa đủ, đúng theo khuyến cáo. Việc ăn quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết trong cơ thể.
Cần lưu ý gì khi sử dụng các loại hạt đối với bệnh nhân tiểu đường?
Lời kết
Tóm lại, bài viết trên đã giúp độc giả làm rõ vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn hạt gì và một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng. Thông qua đó, bạn sẽ biết cách dùng sao cho phát huy hiệu quả cao nhất của nguồn thực phẩm này trong việc hỗ trợ giảm biến chứng của bệnh.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, mọi người có thể bổ sung thêm sản phẩm của y học của Nutricare Pharma: Nutricare Cerna - Giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, giúp ổn định đường huyết, giảm mệt mỏi, tốt cho tim mạch. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết thấp.
Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.