Suy giáp - hiểu đúng bệnh & chữa đúng cách
Sự thiếu hụt hormon giáp dần tạo nên những tổn thương ở mô, những rối loạn chuyển hóa làm lượng hormon giáp không đủ cho nhu cầu của cơ thể sẽ gây nên bệnh suy giáp. Nutricare sẽ giúp bạn tìm hiểu về suy giáp, từ nguyên nhân, dấu hiệu cho đến cách chữa tuyến giáp và dinh dưỡng y học dự phòng hiệu quả.
Nguyên nhân của Suy giáp là gì?
Suy giáp thường gặp ở phụ nữ, chiếm tỉ lệ 2% trong khi nam giới chỉ có 0,1%. Theo thống kê, 95% trường hợp mắc suy tuyến giáp có nguyên nhân tiên phát.
Theo nhiều chuyên gia, khả năng mắc bệnh tỷ lệ thuận với sự gia tăng của độ tuổi. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh suy giáp cao gấp 5 lần so với nam giới.
Nguyên nhân gây suy giáp xuất phát từ chính tại tuyến giáp, thường gặp nhất là do viêm tuyến giáp Hashimoto. Tỷ lệ mắc phải bệnh này hiện tại theo nữ/nam trung bình là 15 – 20/1 hoặc do viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain. Việc phải điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp, phẫu thuật tuyến giáp, Iod 131, interferon, xạ trị vùng cổ và nách… cũng là nguyên nhân gia tăng dẫn đến suy giáp. Ngoài các nguyên nhân tiên phát đó, bất thường sinh tổng hợp hormon giáp hoặc bổ sung iod không hợp lý, thức ăn có chất kháng giáp… cũng có thể làm chức năng tuyến giáp suy giảm.
Nguyên nhân thứ phát gây ra suy giáp thường xuất phát từ các cơ quan nội tiết lân cận, không nằm tại tuyến giáp. Đây là nguyên nhân ít gặp, thường phối hợp với tuyến yên. Khi tuyến yên bị suy giảm chức năng do các nguyên nhân như: u tuyến yên, hoạt tự hoặc do xạ trị vùng đầu – mặt cổ… có thể làm giảm kích thích tiết hormon giáp. Một nguyên nhân khác là do rối loạn chức năng vùng dưới đồi gây nên tình trạng giảm sản xuất và phóng thích TRH.
Ngoài nguyên nhân tiên phát và thứ phát, khi đề kháng ngoại biên với tác dụng hormon giáp và gặp bất thường thụ thể T4 ở tế bào cũng sẽ đặc biệt gây nên bệnh suy tuyến giáp.
>> Xem thêm:
- Bệnh nhân bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không?
- U tuyến giáp có ăn được trứng vịt lộn không và cách dùng
Cách chẩn đoán bệnh suy giáp
Bác sĩ điều trị sẽ xem xét các triệu chứng của bệnh nhân để chẩn đoán vấn đề sức khỏe. Bác sĩ ngoài ra còn yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu để thông qua kết quả chẩn đoán suy giáp chính xác hơn. Bệnh nhân sẽ sẽ được chỉ định xét nghiệm TSH (chỉ số hormone kích thích tuyến giáp) và xét nghiệm máu để đo lường hormone tuyến giáp T4.
Trường hợp chỉ số TSH cao và T4 thấp, người bệnh bị suy giáp. Trường hợp chỉ số TSH cao và T4 thuộc mức tiêu chuẩn, người bệnh được chẩn đoán bị suy giáp cận lâm sàng. Tình trạng này thường ít gây triệu chứng hay thậm chí không có triệu chứng, nên chỉ xét nghiệm máu mới phát hiện được bệnh.
Kết quả xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh suy giáp nói trên có thể bị thay đổi nếu người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nền hay chất bổ sung khác. Nhiều hoạt chất có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu, điển hình là biotin. Vì vậy, người bệnh trước khi xét nghiệm máu cần trao đổi, nói rõ với bác sĩ các loại thuốc đang dùng.
Những trường hợp chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp
- Phụ nữ trên 60 tuổi
- Rối loạn tự miễn
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tự miễn
- Đã được điều trị xạ trị i-ốt hoặc thuốc ức chế tuyến giáp
- Tiền sử chiếu bức xạ ở cổ hoặc phần ngực trên
- Người đã từng phẫu thuật một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp
- Người đang mang thai hoặc sinh con trong vòng 6 tháng quá
Triệu chứng điển hình của Suy giáp là gì?
Suy giáp lúc ban đầu có các triệu chứng bệnh không rõ ràng. Do bệnh thường gặp ở người cao tuổi nên thường rất khó nhận biết:
- Ăn không ngon miệng;
- Táo bón;
- Da tái xanh hoặc khô;
- Dễ bị lạnh;
- Thường thấy mệt mỏi;
- Trí nhớ kém;
- Bị trầm cảm;
- Tóc thưa hoặc mọc chậm;
- Giọng khàn và trầm hơn;
- Thở gấp và có thể thay đổi nhịp tim;
- Tăng cân;
- Đau khớp hoặc cơ;
- Cơ thể bị giữ nước, đặc biệt quanh mắt;
- Có thể các vấn đề về kinh nguyệt ở nữ giới mắc bệnh;
- Ít hứng thú trong tình dục hơn.
Nhiều người lầm tưởng bệnh về tuyến giáp không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Y khoa đã có biện pháp phòng tránh và can thiệp nhưng bệnh vẫn có thể chuyển biến phức tạp, tỷ lệ tử vong cao.
Nếu Suy giáp dưới lâm sàng không được điều trị, có thể dẫn đến các nguy cơ sau:
- Tăng cholesterol, Triglyceride, giảm HDL
- Tăng đề kháng mạch máu ngoại biên
- Thay đổi nội mạc mạch máu
- Tăng nguy cơ bệnh mạch máu ngoại biên ở nữ
- Tăng độ dày Động mạch cảnh
- Tăng suy tim sung huyết
- Suy chức năng tâm thất ở thì tâm trương và tâm thu
- Tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, stress.
- Trẻ có nguy cơ chậm lớn khi mẹ bị suy giáp lúc mang thai
>> Xem thêm:
- U tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?
- Sữa dành cho người bị u tuyến giáp có những loại nào tốt?
Những cách phòng ngừa bệnh suy giáp
Dưới đây là một số gợi ý giúp giảm rủi ro mắc suy giáp:
- Các bạn nữ dự định có thai nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc sớm. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, khi tuyến giáp của thai nhi chưa hình thành, mẹ cần cung cấp lượng lớn hormon tuyến giáp để giúp hình thành và phát triển hệ thần kinh của bé. Nếu mẹ thiếu hormon tuyến giáp vì suy giáp, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này.
- Nếu một người mẹ mắc bệnh suy giáp trong thời gian mang thai, cần thực hiện xét nghiệm lấy máu từ gót chân của trẻ sơ sinh để kiểm tra vấn đề liên quan đến tuyến giáp.
- Trẻ em sinh ra từ người mẹ bị suy giáp cũng nên được kiểm tra máu từ gót chân ngay sau khi sinh để kiểm tra tuyến giáp và tiến hành điều trị sớm nếu có dấu hiệu bệnh.
- Chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp ngăn chặn các vấn đề về tuyến giáp. Cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra i-ốt, vì vậy cần phải bổ sung i-ốt từ thực phẩm. Một số thực phẩm giàu iốt bao gồm thực phẩm từ biển như tảo biển, rong biển, cũng như sữa, ngũ cốc và trứng.
- Các loại trái cây và rau củ tươi, cũng như các gia vị như tiêu, gừng, ớt và quế nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Bổ sung axit béo omega-3 từ thực phẩm như dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, cá bơn, đậu nành và tôm cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và giảm các vấn đề về tuyến giáp.
Nên tăng cường các loại thực phẩm giàu Omega-3
Các phương pháp điều trị bệnh Suy giáp hiện nay là gì?
Về nguyên tắc, phương pháp chữa bệnh suy giáp đúng cách được chỉ định tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
- Nếu suy giáp tạm thời do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều, chỉ cần giảm thuốc là đủ.
- Nếu suy giáp do thiếu hụt iốt, cần bổ sung chất này.
Rất ít trường hợp suy giáp có thể tự hồi phục nếu bởi nguyên nhân tai biến khi dùng thuốc kháng giáp tổng hợp hoặc suy giáp thoáng qua do viêm giáp. Đa phần các trường hợp suy giáp đều phải điều trị thay thế bằng hormon giáp.
Loại thuốc phổ biến dùng trong điều trị phương pháp thay thế hormone tuyến giáp là levothyroxine dạng đường uống. Thuốc có tác dụng tăng lượng hormone tuyến giáp của cơ thể người bệnh để cải thiện triệu chứng bệnh suy giáp gây ra. Tùy từng tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng levothyroxin phù hợp.
Người bệnh sẽ được kiểm tra mức TSH định kỳ sau 6 – 8 tuần để thay đổi liều lượng thuốc. Việc dùng quá nhiều levothyroxine, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như: mệt mỏi, khó ngủ, run tay chân, tăng nhịp tim, ...
Dùng thuốc levothyroxine trong điều trị bệnh suy giáp cần theo chỉ định bác sĩ
Bạn nên xem thêm:
Dinh dưỡng cần thiết chuẩn y khoa cho người bị suy giáp
Top những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suy giáp
Giải pháp dinh dưỡng y học hiệu quả cho người bệnh suy giáp
Khi áp dụng chế độ dinh dưỡng bổ sung I-ốt theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh suy giáp có thể dùng các thực phẩm như trứng, thịt, cá, rau củ quả, sữa… Trong đó, sản phẩm dinh dưỡng Leanpro Thyro được nhiều người bệnh tìm đến để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng khi điều trị suy giáp.
Leanpro Thyro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp. Mua ngay
Leanpro Thyro là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt giúp hỗ trợ cải thiện chức năng hormone tuyến giáp với hàm lượng I-ốt áp ứng khuyến nghị RNI Việt Nam. Sản phẩm có hàm lượng Canxi cao giúp giảm nguy cơ hạ Canxi máu và phòng ngừa loãng xương. Không những thế, sản phẩm còn chứa Nano Curcumin giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình điều trị tiếp theo.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bữa ăn hàng ngày không những phải đẹp mắt và ngon miệng mà còn phải bổ dưỡng thì mới đẩy lùi được bệnh tật. Đừng để những rủi ro thầm lặng hủy hoại cơ thể khi bạn còn có cơ hội đảo ngược tình thế nhé!
Sữa Leanpro Thyro là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt giúp cải thiện chức năng hormon tuyến giáp. Sản phẩm dễ tiêu hóa, phòng chống loãng xương và giúp kiểm soát cân nặng cho người bệnh suy giáp.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.