Bệnh nhân bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Đối với những người bị u tuyến giáp cần phải tuân thủ các phương pháp điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời chúng ta nên chú ý tới chế độ ăn uống hằng ngày của bệnh nhân vì nó đóng vai trò quan trọng. Bởi vậy có nhiều người thắc mắc bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không? Muốn biết rõ đáp án mời bạn cùng Nutricare Pharma đi tham khảo nội dung bài viết sau đây.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng có trong rau muống

Rau muống là loại phổ biến thường bò trên mặt nước và sống ở đất bùn với thân dài rỗng. Loại rau này có hàm lượng dinh dưỡng phong phú vitamin A, B, C, canxi, photpho, sắt,... cụ thể được tổng hợp như sau:

  • Năng lượng: 23 kcal
  • Đạm: 3.2 g
  • Tinh bột: 2.5 g
  • Canxi: 100 mg
  • Sắt: 1.4 mg
  • Nước: 91.8 g
  • Chất xơ: 1000 mg
  • Phốt pho:37 mg
  • Carotin: 2 mcg
  • Vitamin C: 23 mg
  • Vitamin PP: 700 mg
  • Vitamin B1: 100 mcg
  • Vitamin B2: 100 mcg

Bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không

Rau muống chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú với nhiều vitamin

Người bị u tuyến giáp có ăn rau muống được không?

Người bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không? Câu trả lời là có. Vậy nên bạn cần bổ sung loại rau này vào chế độ ăn hằng ngày của mình. Bởi trong rau này có chứa hàm lượng vitamin dồi dào. Nó là những chất cần thiết hỗ trợ cho quá trình điều trị u tuyến giáp hiệu quả. Sau đây là tổng hợp các công dụng của rau muống tốt cho người bệnh được chúng tôi tổng hợp:

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong rau muống có hàm lượng Vitamin C và là chất chống oxy hóa hiệu quả nên có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh. Vậy nên người bị u tuyến giáp cần sử dụng rau này trong thực đơn hằng ngày của mình để cải thiện được sức đề kháng. Qua đó bệnh nhân sẽ hạn chế nguy cơ gặp khác phải những bệnh lý khác không ảnh hưởng.

Bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không

Ăn rau muống giúp tăng cường hệ miễn dịch

Giảm triệu chứng thiếu máu

Theo bảng dinh dưỡng phía trên chúng ta có thể thấy hàm lượng sắt có trong rau muống khá cao. Thực tế trong  100g có chứa đến 1,67 mg sắt tương đương với nhu cầu cho cơ thể của người trưởng thành. Vậy nên đối với những bệnh nhân bị u tuyến giáp thường hay gặp phải tình trạng bị thiếu sắt, thiếu máu do quá trình điều trị khiến cơ thể suy nhược nên sử dụng rau muống sẽ khá hiệu quả.

Cải thiện hệ tim mạch

Một trong những tác dụng tiếp theo của rau muống đối với người  bị u tuyến giáp đó là giúp cải thiện được hệ tim mạch, ổn định huyết áp. Bởi những đối tượng mắc bệnh này thường hay xảy ra các vấn đề về tim như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... Trong thành phần của rau muống sẽ có những chất như đồng, sắt, các vitamin nhóm B giúp máu lưu thông tốt hơn và duy trì hoạt động của cơ tim.

Bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không

Người  bị u tuyến giáp ăn rau muống sẽ giúp cải thiện tim mạch

Một số món chế biến từ rau muống dễ thực hiện

Người bị u tuyến giáp ăn được rau muống và mang tới nhiều lợi ích. Tuy nhiên bạn nên ăn với lượng vừa phải không quá nhiều ở mức 200 – 300g. Sau đây là một số món dễ làm được chế biến từ rau muống mà chúng ta có thể thay đổi trong thực đơn hằng ngày.

Rau muống luộc

Món đơn giản và nhanh chóng đó chính là rau muống luộc mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên chúng ta nên biết cách để có thể chế biến không bị thâm đen. Sau đây là hướng dẫn thực hiện luộc rau muống đơn giản và ngon, giòn:

  • Bước 1: Rau muốn mua về nhặt và rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 30 phút để đảm bảo an toàn.
  • Bước 2: Bạn bắc nồi nước lên và nấu sôi hãy cho rau muống vào và nên lưu ý lượng nước nhiều đảm bảo ngập rau. Mọi người nên để lửa lớn sẽ khiến rau ngon hơn và cho thêm ít muối vào nước để rau xanh đẹp mắt.
  • Bước 3: Khi rau sôi thì bạn trở mặt lại cho sôi rồi tắt bếp sau đó vớt ra. Muốn rau được xanh đẹp bạn hãy cho ngay vào thau nước lạnh và khi ăn vớt ra cho ráo.

Bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không

Rau muống luộc đơn giản là món thanh đạm cho bệnh nhân

Canh rau muống nấu chay

Món canh rau muống nấu chay thanh đạm đặc biệt tốt cho người bị u tuyến giáp, Cách làm đơn giản chỉ với vài bước cơ bản sau đây:

  • Bạn mua rau muống và nhặt rửa sạch cắt khúc vừa ăn.
  • Tỏi băm nhỏ, đậu rán sau đó cắt thành miếng vuông nhỏ vừa ăn.
  • Rau ngò gai rửa sạch và cắt nhỏ.
  • Cà chua bỏ hạt cắt múi cau và nấm cắt bỏ phần gốc rồi rửa sạch để ráo nước.
  • Bạn cho 2 muỗng canh dầu ăn và sau khi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm.
  • Tiếp đến, bắc nước lên bếp để đun cho sôi và cho vào 2 quả sấu sau đó cho tiếp cà chua nấu khoảng 1 phút rồi cho nấm vào. Sau đó cho cho gia vị và bỏ đậu phụ để  chừng 2 phút rồi tắt bếp.

Rau muống xào thịt bò

Một món tiếp theo mà bạn có thể thực hiện cho người bệnh u tuyến giáp đó là rau muống xào thịt bò. Sau đây là hướng dẫn cách chế biến cho bạn tham khảo để thực hiện:

  • Rau muống mua ngoài chợ về nhặt rửa sạch sẽ và bạn có thể bỏ bớt lá để không bị nát và khiến món ăn mất ngon.
  • Thịt bò rửa sạch thái miếng mỏng và ướp cùng với tỏi băm nhỏ cùng với 1 thìa hạt nêm và dầu ăn để từ 15 đến 20 phút cho ngấm.
  • Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào và tỏi phi thơm sau đó cho thịt bò xào cho chín tái rồi đổ ra đĩa.
  • Phi thơm tỏi cho rau muống vào xào trên lửa to để giữ được màu xanh và rau chín đều giòn. Sau đó bạn nêm gia vị vừa ăn và cho thịt bò vào đảo đều chừng vài phút rồi tắt bếp múc ra đĩa.

Bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không

Rau muống xào thịt bò hấp dẫn chứa nhiều dinh dưỡng cho bệnh nhân

Người bị u tuyến giáp cần lưu ý gì khi ăn rau muống?

Rau muống như đã thông tin tốt cho sức khỏe của người bị u tuyến giáp với nhiều công dụng. Tuy nhiên đối với bệnh nhân khi sử dụng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị bệnh.

 >> Xem thêm:

Chế biến rau muống cho chín kỹ không ăn sống

Trong rau muống thường chứa nhiều loại ký sinh trùng nên khi chế biến bạn cần chú ý. Đồng thời đây cũng là loại rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao nên chúng ta không nên ăn sống mà hãy nấu chín. Đồng thời trước đó bạn hãy đem rửa thật sạch và ngâm trong nước muối khoảng 30 phút sau đó mới mang đi chế biến.

Không sử dụng rau muống đồng thời với các sản phẩm từ sữa

Một lưu ý nữa mà bạn cần nên chú ý đó chính là không nên ăn rau muống đồng thời với sữa hay chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua. Bởi điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của người bệnh.

Không nên ăn quá nhiều

Mặc dù rau muống được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị u tuyến giáp nhưng bạn không nên ăn quá nhiều. Chúng ta nên tuân thủ với liều lượng vừa phải thích hợp khoảng 300g/ngày. Nếu lạm dụng quá sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị và sức khỏe của bạn.

Bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không

Mỗi ngày bệnh nhân u tuyến giáp chỉ nên sử dụng khoảng 300g rau muống

Đối tượng không nên ăn

Người bị u tuyến giáp sau khi mới tiến hành phẫu thuật không nên ăn rau muống. Bởi bệnh nhân nên tránh thực phẩm khiến vết thương khó lành cũng như tạo sẹo xấu ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Vậy nên nếu nằm trong những đối tượng này bạn hãy nhớ để không sử dụng tránh tác hại về sau.

Lời kết

Nội dung bài viết trên đây của Nutricare Pharma đã cung cấp các thông tin để giải đáp cho thắc mắc bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không. Qua đây bạn đã có thêm kiến thức để biết lợi ích của món rau này đối với bệnh nhân và một số lưu ý sử dụng để không tác động xấu tới quá trình điều trị.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp bạn có thể tham khảo sản phẩm y học của Nutricare Pharma: Leanpro Thyro. Đây là dòng sữa dinh dưỡng chuyên biệt giàu I-ốt, Selen giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt với hệ SLIM CARE độc quyền giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện.

Bệnh nhân bị u tuyến giáp có ăn được rau muống không

Leanpro Thyro – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

 

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái