Những nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp là gì?

Dư thừa i ốt, viêm tuyến giáp, bệnh Basedow, tác dụng phụ của thuốc… là những yếu tố chính tác động khiến tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra bệnh cường giáp. Nutricare xin chỉ ra 7 nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh cường giáp thường gặp.
 

Nhưng nguyen nhan chinh mac benh cuong giap thuong gap

Những nguyên nhân chính gây bệnh cường giáp

Cường giáp là tình trạng hình thành khi tuyến giáp tăng sản xuất hormon T3 và T4. Dư thừa i ốt, viêm tuyến giáp, bệnh Basedow, tác dụng phụ của thuốc… là những yếu tố chính tác động khiến tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra bệnh cường giáp. Cụ thể:

Nguyên nhân cường giáp do dư thừa i ốt

Iốt là nguyên liệu chính được tuyến giáp sử dụng để tổng hợp ra hormon T3, T4. Khi dư thừa hàm lượng iốt sẽ khiến tuyến giáp tăng sản sinh hormone quá ngưỡng cơ thể cần dần dẫn tới sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, gây nên bệnh cường giáp. Đây được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp.

Cường giáp do viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp bán cấp, sau sinh, âm thầm.... dẫn tới cấu trúc của các tế bào tuyến giáp bị phá hủy và từ đó làm rò rỉ ra hormone dự trữ ra bên ngoài gây nên bệnh cường giáp.
Viêm tuyến giáp bán cấp thường phổ biến ở phụ nữ từ 30-50 tuổi sau một vài tuần nhiễm siêu vi, virus hoặc vi khuẩn...
Viêm tuyến giáp sau sinh chủ yếu khởi phát trong vòng 1 năm sau sinh con ở nữ giới.
Viêm tuyến giáp âm thầm thường không gây đau đớn, chỉ khi tuyến giáp đã sưng to mới được phát hiện.
Viêm tuyến giáp nếu kéo dài trên 3 tháng sẽ dẫn tới suy giáp bởi bệnh gây ra tình trạng hoạt động quá mức ở tuyến giáp.

>>Xem thêm:

Cường giáp do rối loạn hormon

Tình trạng rối loạn hormon gây nên bệnh cường giáp thường gặp ở phụ nữ sau sinh, thời kỳ tiền mãn kinh… khi lượng hormone trong máu quá cao hoặc thấp sẽ kích thích quá trình hình thành nhân ở tuyến giáp và gây ra nhiều tác động xấu tới cơ thể.

Ung thư tuyến giáp gây tăng sản xuất hormon, hình thành cường giáp

Khi khối u tuyến giáp ác tính tăng sản xuất hormone, người bệnh sẽ có triệu chứng cường giáp như: nhịp tim nhanh, mệt mỏi, sợ nóng, khàn tiếng, da vùng cổ thâm, khó thở, trên cổ nổi hạch bạch huyết cứng và rõ bờ,... Bởi ung thư tuyến giáp tiến triển âm thầm, rất khó nhận biết nên rất nguy hiểm.

Cuong giap neu khong phat hien se nguy hiem

Cường giáp do bệnh Basedow

Bệnh basedow là một bệnh tự miễn có tính di truyền cao, là nguyên nhân chiếm đến 70% tỷ lệ mắc cường giáp. Bệnh khởi phát ở nhóm phụ nữ từ 20-50 tuổi gây ra một số biểu hiện như lồi mắt, nhiễm độc giáp, bướu cổ…

Cường giáp do u nhân tuyến giáp hoạt động quá mức

U nhân tuyến giáp thường lành tính, là những khối u tồn tại trong tuyến giáp và tỷ lệ rất nhỏ chứa tế bào ác tính. Khi u nhân hoặc u đa nhân hoạt động quá mức sẽ kích thích sản xuất nhiều hormone tuyến giáp và hình thành chứng cường giáp.

Cường giáp do thuốc bổ sung

Nhiều người thường lạm dụng một số loại thuốc quá mức hoặc không tuân thủ đúng theo chỉ dẫn điều trị có thể gặp tác dụng phụ là nguyên nhân gây bướu cổ cường giáp. Nhóm thuốc tiêu biểu gia tăng sản xuất hormon tuyến giáp như: thuốc giảm cân, thuốc thần kinh….

Làm sao để biết bản thân có mắc bệnh cường giáp hay không?

Hormone tuyến giáp nếu có sự mất cân đối có thể khiến bạn mắc bệnh về tuyến giáp, điển hình là bệnh cường giáp. Bạn đã biết đến nguyên nhân bệnh qua nội dung trên, giờ có thể biết mình có mắc bệnh cường giáp hay không qua 2 cách dưới đây:

Cách nhận diện bệnh qua dấu hiệu

Tuyến giáp có vấn đề sẽ khiến quá trình chuyển hóa và trao đổi chất gặp vấn đề, người bệnh có các triệu chứng sau:

  • Cảm giác da nhạy cảm hơn, sợ nóng – lạnh, da dễ nóng, tăng tiết mồ hôi, sốt nhẹ 37.5-38 độ C hay da dễ mẩn đỏ khi gặp lạnh

  • Đánh trống ngực thường xuyên, có cảm giác hồi hộp, khó thở, đặc biệt khi xúc động, khó bình tĩnh hơn

  • Dễ rơi vào trạng thái bồn chồn, lo lắng hơn, có thể bị khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, từ đó sinh tính khí thất thường, dễ nổi cáu gắt gỏng. 

  • Có dấu hiệu giống chứng rối loạn tâm thần, dễ kích động hoặc lú lẫn, hoang tưởng

  • Đầu ngón tay có hiện tượng run rẩy dù không vì lạnh hay đói

  • Người bệnh là nữ bị rối loạn kinh nguyệt, mất kinh 

  • Da tóc mỏng yếu hơn, cơ yếu, đặc biệt vùng cánh tay và đùi, từ đó dễ mỏi mệt khi vận động

  • Dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng quặn 5-10 lần/ngày

  • Sụt cân hay tăng cân bất thường dù không thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt. 

  • Bệnh có thêm một số biểu hiện ở mắt như: chói mắt, chảy nước mắt nhiều, ngứa rát mắt,...

Những nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp là gì?

Tăng giảm cân bất thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp

Cách chẩn đoán bệnh cường giáp là khám, xét nghiệm

Bạn sau khi thấy những triệu chứng kể trên, để chắc chắn mình có mắc bệnh không, nên đi khám tại địa chỉ y tế uy tín. Các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, chỉ định bạn làm các xét nghiệm để kiểm tra bạn gặp vấn đề gì về tuyến giáp hay các vấn đề bệnh lý khác. Các kiểm tra chẩn đoán bệnh cường giáp bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát, thể chất chung

  • Siêu âm, xạ hình tuyến giáp

  • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ hormone tuyến giáp cùng các kháng thể tuyến giáp tự miễn: TSH, T3, T4, TPO, TRAb,...

Những nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp là gì?

Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp để chẩn đoán bệnh cường giáp

>>Xem thêm:

Dinh dưỡng đúng cách cho người bệnh cường giáp

Theo nhiều thống kê, có tới 60% người bệnh cường giáp phát hiện bệnh muộn và đồng thời gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: Lồi mắt ác tính, loãng xương, cơn bão giáp hoặc ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai nhi khi đang mang thai. 

Mặc dù vậy, bệnh cường giáp hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng phương pháp dùng thuốc, điều trị iod phóng xạ hoặc phẫu thuật. Dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn điều trị bệnh là rất quan trọng, đặc biệt là dinh dưỡng khi mắc bệnh và chuẩn bị điều trị I-ốt phóng ở người bệnh cường giáp.

Leanpro Thyro LID – Dinh dưỡng giảm I-ốt phù hợp cho người bệnh cường giáp và người chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ. Chế độ dinh dưỡng giảm I-ốt tới 88% giúp kiểm soát hoạt động Hormone tuyến giáp không vượt quá mức.

Những nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp là gì?

LEANPRO THYRO LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho chế độ kiêng I-ốt, thích hợp với bệnh nhân ăn kiêng i-ốt hoặc người bệnh ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131. XEM NGAY

Bên cạnh đó, Leanpro Thyro LID còn bổ sung các dưỡng chất giúp giảm viêm, với hàm lượng Canxi cao giúp phòng nguy cơ hạ Canxi máu hay gặp ở người bệnh tuyến giáp. 

Đặc biệt hơn, Leanpro Thyro LID có thể đáp ứng chế độ ăn kiêng I-ốt cho người bệnh có chỉ định phải điều trị I-ốt phóng xạ nhờ hàm lượng I-ốt giảm tối đa đáp ứng khuyến nghị của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ đưa ra cho người trong chế độ ăn kiêng I-ốt.

Cùng với sản phẩm Leanpro Thyro LID, Nutricare còn có sản phẩm Leanpro Thyro phù hợp cho người sau phẫu thuật tuyến giáp gặp tình trạng suy giáp, cần bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe.

Những nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp là gì?

Bộ sản phẩm cho người bệnh tuyến giáp Nutricare Leanpro Thyro là dinh dưỡng tiên phong cho người bệnh tuyến giáp, phù hợp với từng giai đoạn điều trị bệnh. XEM NGAY

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.