Nguy cơ của bệnh cường giáp và có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Tình trạng tăng quá mức nồng độ hormon giáp do tăng hoạt động tuyến giáp hình thành nên bệnh cường giáp thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam và ít gặp ở độ tuổi thiếu niên hoặc trên tuổi 60. Hầu hết trường hợp nhiễm độc tố giáp và gia tăng nguy cơ bệnh là cường giáp do bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Grave (60 – 80%) và các bướu giáp nhân hóa độc.
Cường giáp hình thành bởi thừa nồng độ hormon giáp bên sẽ làm tăng cách sử dụng năng lượng trong cơ thể cũng như gia tăng nhiều nguy cơ bị những bệnh như loãng xương, tim, vô sinh hiếm muộn… nếu không được điều trị và ổn định bệnh.
Ở cả nam và nữ, triệu chứng chung của bệnh cường giáp thường biểu hiện như: cơ thể đổ mồ hôi nhiều, hay run tay, khó ngủ, dễ căng thẳng, giảm cân…Với phụ nữ, triệu chứng kinh nguyệt bất thường, có thể lượng kinh nguyệt sụt giảm hoặc vòng kinh không đều… cũng là một trong những nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản đáng chú ý của bệnh.
>>Xem thêm:
- Cường giáp ở phụ nữ mang thai - cần chú ý gì khi điều trị?
- Bệnh cường giáp có nguy hiểm và chữa khỏi không?
Những nguy cơ của cường giáp?
Với đặc thù bệnh lý, người bệnh cường giáp cần tuân thủ hướng dẫn điều trị và dinh dưỡng y học đúng cách. Một số nguy cơ của bệnh cường giáp được cho là nguy hiểm hàng đầu như:
- Biến chứng tim mạch: rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, tăng nguy cơ đột quỵ) do nhịp tim nhanh, suy tim sung huyết.
- Bất thường mắt: người bệnh cường giáp do bệnh Basedow có thể bị lồi mắt, mắt sưng đỏ, nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, nhìn mù, tổn thương giác mạc… có thể gây mù.
- Loãng xương: xương yếu, dễ gãy hơn.
- Bão giáp: dù hiếm gặp nhưng khi hormone tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột có thể bị đe dọa tính mạng. Biến chứng thường do không điều trị hoặc điều trị chưa ổn định và có yếu tố thúc đẩy như phẫu thuật, nhiễm trùng, chấn thương...
Bệnh cường giáp có di truyền?
Bệnh cường giáp có thể chữa khỏi hoàn toàn đến 60% các trường hợp nguyên nhân mắc phải và dễ tái phát. Người phụ nữ có bệnh lý cường giáp ổn định vẫn có thể có con.
Mặc dù những người có ba mẹ tiền sử bị bệnh tuyến giáp cũng tăng khả năng mắc bệnh tuyến giáp nhưng bệnh lý tuyến giáp là lành tính, tiến triển tốt nếu điều trị và theo dõi định kỳ.
Bệnh cường giáp bị tác động của yếu tố di truyền tuỳ thuộc vào nguyên nhân nào gây nên bệnh:
- Bệnh Basedow (Bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn): là nguyên nhân thường gặp nhất và cũng là bệnh lý có khả năng di truyền cao nhất. Với 79% nguyên nhân mắc bệnh là do cha hay mẹ bị bất thường về tuyến giáp như bướu giáp, basedow…Ngoài ra, bệnh dễ xảy ra với tần suất cao trong gia đình của người bị thiếu máu Biermer, tiểu đường tuýp 1, suy thượng thận do tự miễn, bệnh nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, giảm tiểu cầu vô căn, hội chứng Sjogren…
- Bướu giáp đa nhân hoá độc: chiếm tới khoảng 5% trường hợp gây nên bệnh cường giáp và thường xảy ra ở phụ nữ 60 – 70 tuổi có tiền sử bướu giáp đa nhân & có tính chất gia đình.
- Ung thư tuyến giáp: có yếu tố nguy cơ di truyền nhưng vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy có thể gây nên do một biến đổi hoặc tổn hại trong một gen có thể được truyền từ bố mẹ cho con.
- U độc tuyến giáp: theo các nghiên cứu lâm sàng và di truyền tại Mỹ, yếu tố di truyền chiếm 37.3% vai trò trong sự hình thành u độc tuyến giáp.
- Nhiễm độc giáp thai kỳ: khi mắc bệnh cường giáp có thể xuất hiện trong 4 tháng đầu mang thai (đây là giai đoạn mà nồng độ hCG rất cao, có thể gây hoạt hóa receptor dễ gây nên nhiễm độc giáp). Nhiễm độc giáp thai kỳ nếu không được điều trị tốt sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, không có yếu tố di truyền trên nhóm bệnh lý này.
Đang mang thai bị cường giáp nguy hiểm không?
Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh sản bị cường giáp rất cao, do đó trường hợp đang mang thai phát hiện bị cường giáp là không hiếm gặp. Khi bị cường giáp, thai phụ có nồng độ hormon thyroxin trong máu rất cao. Thyroxin có thể dẫn truyền, tác động đến thai nhi, gây ra vấn đề như: tăng nhịp tim thai bất thường, thai nhi chậm phát triển, có thể gặp dị tật, dị dạng, sinh non, sảy thai, chết lưu.
Do đó, chị em phụ nữ trước khi có thai nên đi khám tiền sản để biết có mắc bệnh lý gì không và điều trị trước khi mang thai. Khi đã mang thai nếu được chẩn đoán bị cường giáp nên theo dõi sát sao theo chỉ định điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh, hạn chế biến chứng xấu cho cả 2 mẹ con.
Thai phụ bị bệnh cường giáp cần được bác sĩ theo dõi sức khỏe
Điều trị bệnh cường giáp cho phụ nữ mang thai cần lưu ý gì?
Việc điều trị cường giáp ở đối tượng bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai không thể giống với các đối tượng bệnh nhân khác. Cách điều trị cũng còn phụ thuộc vào sức khỏe, tuổi, thể trạng và giai đoạn mang thai, tình trạng bệnh của mỗi người. Dưới đây là cách điều trị bệnh cường giáp được bác sĩ chỉ định với đối tượng phụ nữ mang thai:
Trường hợp bệnh cường giáp thể nhẹ, chưa có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ, có thể không cần điều trị, đợi sau sinh mới điều trị
Kê đơn thuốc dùng anti-thyroid để giảm hormone tuyến giáp loại Propylthiouracil (PTU) hay methimazole (MMI).
Có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp nếu tình trạng nặng, khôn thích ứng thuốc để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Phẫu thuật tuyến giáp có thể được chỉ định để điều trị bệnh cường giúp cho phụ nữ mang thai
>>Xem thêm:
- Cổ có bướu to là bệnh suy giáp hay cường giáp?
- “5 Ăn - 8 Tránh” - quy tắc dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh cường giáp
Dinh dưỡng - yếu tố quan trọng ổn định bệnh cường giáp
Thông thường, Bệnh cường giáp có thể dễ dàng được điều trị bằng các biện pháp nội khoa thông qua việc uống thuốc để điều trị. Tuy nhiên, bởi thời gian điều trị bệnh cần kéo dài liên tục 12-18 tháng, cho nên nhiều người bệnh không kiên trì, tự ý bỏ thuốc khi thấy không còn các triệu chứng bệnh khiến các biến chứng có thể gặp phải càng nguy hiểm.
Mặc dù không có chế độ ăn kiêng cụ thể cho bệnh cường giáp nhưng dinh dưỡng chuẩn khoa học có thể hạn chế tác động xấu tới bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả, nhanh ổn định sức khỏe.
Sử dụng các thực phẩm giàu I-ốt với tần suất vừa phải, cũng như chú ý bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể phòng bệnh, giảm viêm.
Tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ chuyên khoa đưa ra khi gặp tình trạng bệnh lý cường giáp cùng với khẩu phần, chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn điều trị bệnh.
Sử dụng LeanPro Thyro LID hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý cường giáp. XEM THÊM
Người bệnh nói chung và người bệnh cường giáp nói riêng thường không quan tâm đến dinh dưỡng giúp phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn điều trị bệnh là rất quan trọng, đặc biệt là dinh dưỡng khi mắc bệnh và chuẩn bị điều trị I-ốt phóng ở người bệnh cường giáp.
Leanpro Thyro LID – Dinh dưỡng giảm I-ốt phù hợp cho người bệnh cường giáp và người chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ. Chế độ dinh dưỡng giảm I-ốt tới 88% giúp kiểm soát hoạt động Hormone tuyến giáp không vượt quá mức. Bên cạnh đó, Leanpro Thyro LID còn bổ sung các dưỡng chất giúp giảm viêm, với hàm lượng Canxi cao giúp phòng nguy cơ hạ Canxi máu hay gặp ở người bệnh tuyến giáp.
Đặc biệt hơn, Leanpro Thyro LID có thể đáp ứng chế độ ăn kiêng I-ốt cho người bệnh có chỉ định phải điều trị I-ốt phóng xạ nhờ hàm lượng I-ốt giảm tối đa đáp ứng khuyến nghị của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ đưa ra cho người trong chế độ ăn kiêng I-ốt.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.