Bị cường giáp dễ gặp các biến chứng nào nguy hiểm?
Dấu hiệu của bệnh cường giáp khá điển hình nhưng vì diễn biến triệu chứng này tăng dần và khó nhận biết nên người bệnh cường giáp có nguy cơ gặp nhiều biến chứng. Nguy hiểm nhất là biến chứng tim mạch.
Có dễ nhận biết các triệu chứng của cường giáp?
Bệnh cường giáp rất ít khi gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn.
Triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp hàng đầu
- Bướu cổ: thường lớn lan tỏa cả hai thùy, 1 thùy nhiều hơn thùy kia hoặc có một hoặc đa nhân tuyến giáp.
- Rối loạn điều hòa thân nhiệt: nhiều người sợ nóng, da nóng ẩm và sốt nhẹ kèm tăng tiết mồ hôi (bàn tay ẩm ướt và khát nhiều), uống nhiều, tiểu nhiều…
- Gầy, giảm sút cân nhanh mặc dù vẫn ăn uống bình thường hoặc ăn nhiều hơn.
- Teo yếu cơ, khó ngồi xổm tự đứng dậy được. Nhiều người bệnh có giả liệt chu kỳ hai chân sau một thời gian.
- Biểu hiện tiêu chảy nhiều lần trong ngày dù không đau quặn bụng.
- Bồn chồn lo lắng, tính khí thất thường, hay cáu gắt.
- Run ở đầu ngón tay, hay đỏ mặt từng lúc.
- Tim đập nhanh, dễ hồi hộp đánh trống ngực…
- Lồi mắt, phù quanh mắt, phù kết mạc, chảy nước mắt, nóng rát mắt, cảm giác cộm mắt như có bụi bay vào mắt…
Những biến chứng thường gặp của cường giáp
Với đặc thù bệnh lý, người bệnh cường giáp cần tuân thủ hướng dẫn điều trị và dinh dưỡng y học đúng cách. Một số biến chứng của bệnh cường giáp được cho là nguy hiểm hàng đầu như:
- Biến chứng tim mạch: rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, tăng nguy cơ đột quỵ) do nhịp tim nhanh, suy tim sung huyết.
- Bất thường mắt: người bệnh cường giáp do bệnh Basedow có thể bị lồi mắt, mắt sưng đỏ, nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, nhìn mù, tổn thương giác mạc… có thể gây mù.
- Loãng xương: xương yếu, dễ gãy hơn.
- Bão giáp: dù hiếm gặp nhưng khi hormone tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột có thể bị đe dọa tính mạng. Biến chứng thường do không điều trị hoặc điều trị chưa ổn định và có yếu tố thúc đẩy như phẫu thuật, nhiễm trùng, chấn thương…
>>Xem thêm:
- Cổ có bướu to là bệnh suy giáp hay cường giáp?
- Dùng thuốc điều trị cường giáp kết hợp Lean Pro Thyro LID có tốt không?
Biến chứng tim mạch - nguy hiểm nhất của bệnh cường giáp
Ít người bệnh biết rằng, bệnh cường giáp có thể gây nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.
- Biến chứng tăng huyết áp: cường giáp thường có tăng huyết áp, chủ yếu là huyết áp tối đa còn huyết áp tối thiểu vẫn bình thường khiến khoảng cách huyết áp tăng lên. Thông thường, mức tăng huyết áp ở bệnh cường giáp không nhiều, ít chú ý điều trị nên nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim, gia tăng suy tim.
- Biến chứng suy tim: Tình trạng tăng hormon giáp khiến tim co bóp mạnh và nhanh hơn, điều này cần các tế bào cơ tim khỏe mạnh và được cung cấp đủ oxy. Khi dự trữ cơ tim không đảm bảo đáp ứng được thì sẽ dẫn đến suy tim trái và khi kéo dài, thường là suy tim toàn bộ. Biến chứng suy tim do bệnh cường giáp là lượng máu do tim bơm ra lại cao hơn bình thường (gọi là suy tim tăng cung lượng) gây khó thở, phù, gan to, đái ít, tím môi… tương tự các triệu chứng chung của suy tim.
- Biến chứng suy vành: Khi nhịp tim nhanh do bệnh cường giáp làm rút ngắn thời gian tâm trương và máu vào mạch vành bị giảm gây nên thiếu máu cơ tim. Khi điều trị khỏi cường giáp thì các cơn đau thắt ngực biến chứng suy vành cũng hết.
- Rối loạn nhịp tim: Có đến 10 - 15% người bị cường giáp có biến chứng loạn nhịp, thường là rung nhĩ. Biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực nhiều, một số bị đau ngực… do tim bóp lúc mạnh lúc yếu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông - 85% nguyên nhân gây tai biến mạch não.
Các biến chứng tim mạch do bệnh cường giáp thường có quan hệ mật thiết liên đới với nhau và nếu kéo dài sẽ thúc đẩy làm nặng thêm triệu chứng của bệnh.
Cách phòng tránh biến chứng bệnh cường giáp hiệu quả
Bệnh cường giáp nên được phát hiện và điều trị kịp thời để kiểm soát và ngăn biến chứng xấu xảy ra. Người bệnh trong giá trình điều trị hãy lưu ý các điều dưới đây để hạn chế cường giáp biến chứng xấu:
Thăm khám bệnh định kỳ
Bệnh nhân dễ gặp biến chứng hơn nếu không phát hiện sớm và điều trị. Bệnh có nhiều triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác như: cảm lạnh, tăng/giảm cân do căng thẳng mệt mỏi,... Do đó, bạn hãy xây dựng thói quen thăm khám bệnh định kỳ một năm 1-2 lần để tầm soát sức khỏe, phát hiện sớm bệnh cường giáp và các bệnh lý khác, giúp việc điều trị đạt hiệu quả, ngăn biến chứng xảy ra.
Thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh, ngăn biến chứng bệnh cường giáp
Luyện tập thể dục mỗi ngày
Bệnh nhân cường giáp vẫn có thể tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày với bài tập phù hợp để nâng cao sức khỏe. Việc này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp tim mạch, huyết áp, tuần hoàn máu của bạn tốt hơn, từ đố tế bào tuyến giáp cũng hạn chế bất thường, đáp ứng thuốc điều trị tốt hơn.
Bổ sung lượng i-ốt và dinh dưỡng phù hợp
Bệnh cường giáp nên chú ý đến chế độ ăn uống, tránh ăn thừa i-ốt cùng nhiều hoạt chất khác, dễ sinh biến chứng xấu. Bạn hãy tìm hiểu về bệnh nhiều hơn để thay đổi chế độ dinh dưỡng của bản thân hay người bệnh bạn chăm sóc để giúp vấn đề sức khỏe của người bệnh cải thiện hơn, không gặp biến chứng đáng tiếc.
Có lối sống khoa học
Người bệnh cường giáp cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh cho bản thân, ngoài ăn uống chế độ phù hợp, tập luyện thể thao định kỳ còn cần ngủ đủ giấc, không thức khuya, hạn chế làm việc quá sức, không dùng chất kích thích... để ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
Thức khuya có thể khiến bệnh cường giáp dễ gặp biến chứng, khó kiểm soát
>>Xem thêm:
- Cường giáp ở phụ nữ mang thai - cần chú ý gì khi điều trị?
- Bệnh cường giáp có nguy hiểm và chữa khỏi không?
Sử dụng Leanpro Thyro LID – giải pháp dinh dưỡng y học cho người bệnh cường giáp
Hiểu được những khó khăn trong chế độ ăn kiêng khem nghiêm ngặt của người cường giáp. Các nhà khoa học của Nutricare đã nghiên cứu, đưa ra công thức Leanpro Thyro LID – dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh cường giáp hoặc đang trong chế độ ăn kiêng I-ốt:
Đặc biệt với công thức loại bỏ đến 88% hàm lượng I-ốt (*), LeanPro Thyro LID là giải pháp dinh dưỡng cho người tuyến giáp, đáp ứng khuyến nghị của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ cho người có chế độ ăn Kiêng I-ốt. Người bệnh không còn khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm cho chế độ ăn Kiêng I-ốt nghiêm ngặt.
LEANPRO THYRO LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho chế độ kiêng I-ốt, thích hợp với bệnh nhân ăn kiêng i-ốt hoặc người bệnh ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131. XEM NGAY
Bên cạnh đó, LeanPro Thyro LID còn bổ sung dầu cá Omega 3 (giàu EPA, DHA) cùng với tinh chất nghệ Nano Curcumin và hệ Antioxidant (Vitamin A, C, E & Selen) hỗ trợ giảm viêm trong quá trình điều trị, hỗ trợ quá trình điều trị tiếp theo.
Ngoài ra, LeanPro Thyro LID còn là nguồn dinh dưỡng cân đối, đầy đủ bổ sung nguồn đạm từ Hạnh nhân và Yến mạch cùng 23 Vitamin và khoáng chất giúp bù đắp dinh dưỡng cho người bệnh do quá trình ăn kiêng khem nghiêm ngặt gây nên.
Người bệnh tuyến giáp hay gặp tình trạng hạ Canxi huyết, có nguy cơ cao loãng xương. Do đó, sản phẩm bổ sung hàm lượng cao Canxi, với 3 ly đáp ứng 100% nhu cầu khuyến nghị cho người trưởng thành Việt Nam cùng Vitamin D3, Magie, Photpho giúp tăng cường hấp thu Canxi, giảm nguy cơ hạ Canxi máu, phòng ngừa nguy cơ loãng xương cho người bệnh tuyến giáp.
Leanpro Thyro LID có thể sử dụng thay thế bữa ăn phụ, hoặc bổ sung vào bữa ăn chính, dùng 2 – 3 ly/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ/chuyên gia dinh dưỡng.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.