Hội chứng cường giáp là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Một trong các bệnh lý thường gặp nhiều nhất của tuyến giáp là hội chứng cường giáp. Vậy hội chứng cường giáp nếu không điều trị khoa học hoặc không điều trị có những tác hại nào với người bệnh?

Theo nhiều nghiên cứu, trong số những người từ 18-65 tuổi thì tỉ lệ nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp chiếm khoảng 30%, bệnh thường tăng lên theo tuổi và gặp nhiều ở phụ nữ hơn.

Bệnh cường giáp là gì?

Bệnh cường giáp là một hội chứng chứ không phải một bệnh chuyên biệt. Dù có nhiều nguyên nhân hình thành nhưng tiêu biểu nhất có thể kể đến căn bệnh Basedow - với biểu hiện bướu cổ có lồi mắt, do bướu nhân độc tuyến giáp hoặc viêm tuyến giáp...
Có thể coi cường giáp là một nhóm các bệnh tạo nên do tình trạng tăng tiết hormon tuyến giáp (Triiodothyronine và Thyroxine). Bệnh dễ dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm về tim mạch, tăng chuyển hóa quá gây: tim đập nhanh, gầy yếu, sút cân …

Benh cuong giap co nguy hiem khong

Nếu bạn thường xuyên khó ngủ, ngủ không yên giấc thì hãy nghĩ tới cường giáp!

>>Xem thêm:

Cường giáp thường có biểu hiện thế nào?

Như tên gọi của hội chứng, hay cáu gắt, dễ căng thẳng và dễ bị kích thích hơn bình thường cường giáp. Những biểu hiện điển hình của cường giáp có thể kể đến như:

  • Bướu cổ to: biểu hiện này dễ nhận biết nhất . Vùng cổ bệnh nhân có biểu hiện lạ đó là nơi chứa tuyến giáp trước cổ bị phình to do tuyến giáp bị phì đại.
  • Dễ mệt và hay nổi nóng: nếu thường mệt mỏi, không muốn vận động kèm theo bất thường tâm lý như dễ nổi nóng, lo lắng hoặc suy nghĩ tiêu cực… 
  • Dễ khó ngủ hoặc thường ngủ không yên giấc. 
  • Hay hồi hộp, tim đập nhanh và có thể ngực đau tức và khó thở. 
  • Thân nhiệt cao, chịu nóng kém: do mức chuyển hóa cơ bản cao nên thân nhiệt người bệnh cao hơn bình thường. Vì thế, khi thời tiết nóng bức, khả năng chịu nóng của họ thường kém. 
  • Run tay nhanh: triệu chứng mất kiểm soát, run tay với biên độ nhỏ và tần số nhanh khá điển hình và gặp phần lớn ở người bệnh.
  • Cân nặng giảm: dù có ăn nhiều hơn bình thường nhưng cân nặng vẫn giảm, đôi khi giảm rất nhanh thì có thể là biểu hiện của bệnh.. 
  • Vấn đề tiêu chảy: người bị bệnh cường giáp nhu động ruột tăng thường xuyên và có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy. 
  • Tăng tiết mồ hôi bất thường: dù không vận động mạnh vẫn bị ra nhiều mồ hôi thì cần kiểm tra tuyến giáp càng sớm càng tốt. 

Benh cuong giap khi nao nguy hiem

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

Với đặc thù bệnh lý, người bệnh cường giáp cần tuân thủ hướng dẫn điều trị và dinh dưỡng y học đúng cách. Một số biến chứng của bệnh cường giáp được cho là nguy hiểm hàng đầu như:

  • Biến chứng tim mạch: rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, tăng nguy cơ đột quỵ) do nhịp tim nhanh, suy tim sung huyết.
  • Bất thường mắt: người bệnh cường giáp do bệnh Basedow có thể bị lồi mắt, mắt sưng đỏ, nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, nhìn mù, tổn thương giác mạc… có thể gây mù.
  • Loãng xương: xương yếu, dễ gãy hơn.
  • Bão giáp: dù hiếm gặp nhưng khi hormone tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột có thể bị đe dọa tính mạng. Biến chứng thường do không điều trị hoặc điều trị chưa ổn định và có yếu tố thúc đẩy như phẫu thuật, nhiễm trùng, chấn thương...

Dinh dưỡng - yếu tố quan trọng ổn định bệnh cường giáp

Thông thường, Bệnh cường giáp có thể dễ dàng được điều trị bằng các biện pháp nội khoa thông qua việc uống thuốc để điều trị. Tuy nhiên, bởi thời gian điều trị bệnh cần kéo dài liên tục 12-18 tháng, cho nên nhiều người bệnh không kiên trì, tự ý bỏ thuốc khi thấy không còn các triệu chứng bệnh khiến các biến chứng có thể gặp phải càng nguy hiểm.

Mặc dù không có chế độ ăn kiêng cụ thể cho bệnh cường giáp nhưng dinh dưỡng chuẩn khoa học có thể hạn chế tác động xấu tới bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả, nhanh ổn định sức khỏe.

Sử dụng các thực phẩm giàu I-ốt với tần suất vừa phải, cũng như chú ý bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể phòng bệnh, giảm viêm.

Tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ chuyên khoa đưa ra khi gặp tình trạng bệnh lý cường giáp cùng với khẩu phần, chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn điều trị bệnh.

>>Xem thêm:

Người bệnh nói chung và người bệnh cường giáp nói riêng thường không quan tâm đến dinh dưỡng giúp phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn điều trị bệnh là rất quan trọng, đặc biệt là dinh dưỡng khi mắc bệnh và chuẩn bị điều trị I-ốt phóng ở người bệnh cường giáp.

Hội chứng cường giáp là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Sử dụng Leanpro Thyro LID hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý cường giáp. XEM NGAY

Leanpro Thyro LID – Dinh dưỡng giảm I-ốt phù hợp cho người bệnh cường giáp và người chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ. Chế độ dinh dưỡng giảm I-ốt tới 88% giúp kiểm soát hoạt động Hormone tuyến giáp không vượt quá mức.

Bên cạnh đó, Leanpro Thyro LID còn bổ sung các dưỡng chất giúp giảm viêm, với hàm lượng Canxi cao giúp phòng nguy cơ hạ Canxi máu hay gặp ở người bệnh tuyến giáp.

Đặc biệt hơn, Leanpro Thyro LID có thể đáp ứng chế độ ăn kiêng I-ốt cho người bệnh có chỉ định phải điều trị I-ốt phóng xạ nhờ hàm lượng I-ốt giảm tối đa đáp ứng khuyến nghị của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ đưa ra cho người trong chế độ ăn kiêng I-ốt.

Cùng với sản phẩm LeanPro Thyro LID, Nutricare còn có sản phẩm Leanpro Thyro phù hợp cho người sau phẫu thuật tuyến giáp gặp tình trạng suy giáp, cần bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe.

Hội chứng cường giáp là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Bộ sản phẩm cho người bệnh tuyến giáp Nutricare Leanpro Thyro là dinh dưỡng tiên phong cho người bệnh tuyến giáp, phù hợp với từng giai đoạn điều trị bệnh. XEM NGAY

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.