Phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa suy giáp và cường giáp
Trong các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp thì cường giáp và suy giáp là hai loại bệnh phổ biến, thường gặp nhất. Mặc dù là hai bệnh trái ngược nhau nhưng nhiều người vẫn dễ dàng nhầm lẫn do không hiểu về triệu chứng điển hình của từng bệnh.
>> Xem thêm:
- Suy giáp do thiếu hay thừa iot? Vai trò của I-ốt với bệnh tuyến giáp
- Suy giáp - hiểu đúng bệnh & chữa đúng cách
Suy giáp và Cường giáp - có giống nhau?
Việc thay đổi sản xuất hormone tuyến giáp là nguyên nhân giống nhau gây nên bệnh suy giáp và cường giáp.
Bệnh suy giáp và cường giáp cũng có một số triệu chứng điển hình khá giống nhau, rất dễ nhầm lẫn như: có Bướu cổ, Yếu cơ, Suy giảm hoặc mất ham muốn tình dục, Mắc rối loạn cương dương ở nam giới.
Sự khác nhau giữa suy giáp và cường giáp
Sự trái ngược lớn nhất giữa hai bệnh suy giáp và cường giáp nằm ở nồng độ hormone tuyến giáp: giảm hormone tuyến giáp gây suy giáp và ngược lại, tăng sản xuất hormone tuyến giáp gọi là cường giáp.
Tương tự vậy, chứng bệnh suy giáp làm cơ thể nhanh mệt mỏi, chậm chuyển hóa, tăng cân, dễ bị trầm cảm thì bệnh cường giáp sẽ khiến cơ thể thấy mình có nhiều năng lượng hơn, hay lo lắng, dễ bị kích động.
Bệnh suy giáp thường gặp hơn bệnh cường giáp.
Mặc dù bệnh suy giáp thường gặp hơn và có nhiều biến chứng nhưng bệnh cường giáp có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như huyết áp cao, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Thông thường, phương pháp điều trị bệnh suy giáp bằng hormone tuyến giáp và bệnh cường giáp bằng phương pháp iốt phóng xạ, thuốc và việc thay đổi chế độ ăn.
Các triệu chứng và độ nặng của bệnh tùy thuộc vào độ dài và độ lan rộng của tình trạng tăng hay giảm tiết hormon giáp quá mức và tuổi của người bệnh.
Các triệu chứng điển hình của bệnh suy giáp:
- Ăn không ngon miệng;
- Táo bón;
- Da tái xanh hoặc khô;
- Dễ bị lạnh;
- Thường thấy mệt mỏi;
- Trí nhớ kém;
- Bị trầm cảm;
- Tóc thưa hoặc mọc chậm;
- Giọng khàn và trầm hơn;
- Thở gấp và có thể thay đổi nhịp tim;
- Tăng cân;
- Đau khớp hoặc cơ;
- Cơ thể bị giữ nước, đặc biệt quanh mắt;
- Có thể các vấn đề về kinh nguyệt ở nữ giới mắc bệnh;
- Ít hứng thú trong tình dục hơn.
Các triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp:
- Dễ gặp căng thẳng và kích động
- Hay đánh trống ngực và nhịp tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức
- Dễ giảm và tăng cân
- Tiêu chảy hoặc đi cầu nhiều lần hơn
- Phía dưới chân phù nề hoặc đột ngột tê liệt
- Mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ
- Có vấn đề thị giác: nhạy cảm hoặc sợ ánh sáng, tăng tiết nước mắt, mắt lồi…
- Yếu cơ, cảm giác cơ thể khỏe mạnh hơn
- Phì đại tuyến giáp, bướu cổ
Biến chứng của bệnh suy giáp và cường giáp có gì khác nhau?
Nguyên nhân gây bệnh của hai bệnh suy giáp và cường giáp tuy đều bắt nguồn từ sự tăng/giảm sản xuất hormone tuyến giáp bất thường nên biến chứng hai bệnh cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
Biến chứng bệnh suy giáp
Bệnh suy giáp nếu không chữa trị sớm, người bệnh dễ gặp biến chứng nghiêm trọng như:
Loãng xương, xương mềm yếu,dễ gãy.
Gây ra nhiều vấn đề về tim mạch, khiến tim đập nhanh, tăng nguy cơ bị suy tim, tai biến
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác, thị lực kém, nhìn mờ, chói, vùng mắt ửng đỏ, sưng phồng.
Nguy hiểm nhất là gây sốt cao, mê sảng, tăng nguy cơ gây tử vong.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giáp là gây sốt cao mê sảng
Biến chứng bệnh cường giáp
Biến chứng bệnh cường giáp cũng diễn biến phức tạp, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời, cụ thể như sau:
Gây các vấn đề tim mạch như: tim đập nhanh, suy tim, rối loạn nhịp tim.
Khiến mắt sưng to, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn chói lóa, chảy nước mắt, sưng viêm và có thể gây tổn thương giác mạc.
Biến chứng nặng nhất là có thể gây tử vong khi hormone tuyến giáp đột ngột tăng cao, gọi là Cơn bão giáp.
Cơn bão giáp là biến chứng nặng chất của bệnh cường giáp
>> Xem thêm:
Dinh dưỡng y học cho bệnh suy giáp và cường giáp
Sữa Leanpro Thyro Lid và Leanpro Thyro chính là bộ đôi giải pháp dinh dưỡng giúp người bệnh tuyến giáp giảm nhẹ áp lực khi chuẩn bị bữa ăn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Sản phẩm có thể được dùng chuyên biệt cho từng bệnh tuyến giáp:.
Leanpro Thyro LID là một sản phẩm chuyên biệt chỉ dành cho người bệnh cường giáp và người kiêng i-ốt. Với hàm lượng I-ốt giảm tới 88% so với sản phẩm sữa thông thường, đây là giải pháp dinh dưỡng vừa tốt cho tiêu hóa lại không phải lo đong đếm hàm lượng I-ốt. Công thức chứa tới 23 loại vitamin và khoáng chất, 2-3 ly sữa Leanpro Thyro Lid mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe khi bù đắp dinh dưỡng thiếu hụt do quá trình ăn kiêng nghiêm ngặt.
Leanpro Thyro là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh suy giáp giúp hỗ trợ cải thiện chức năng hormone tuyến giáp với hàm lượng I-ốt áp ứng khuyến nghị RNI Việt Nam. Sản phẩm có hàm lượng Canxi cao giúp giảm nguy cơ hạ Canxi máu và phòng ngừa loãng xương. Không những thế, sản phẩm còn chứa Nano Curcumin giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình điều trị tiếp theo. Đặc biệt, sữa Leanpro Thyro có tác dụng hỗ trợ giảm căng thẳng và mệt mỏi nhờ các thành phần như Lactium, B6, Mg… Đây là những dưỡng chất hỗ trợ người bệnh ngủ ngon hơn, từ đó phục hồi cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Uống 2 – 3 ly sữa mỗi ngày sẽ hỗ trợ điều hòa hoạt động tuyến giáp, hỗ trợ phòng chống loãng xương, dễ tiêu hóa và hỗ trợ kiểm soát cân nặng cho người bệnh suy giáp.
Bộ đôi Leanpro Thyro Lid và Leanpro Thyro không những phòng ngừa nguy cơ bị thiếu canxi mà còn mang đến giải pháp dinh dưỡng giúp người cường giáp và suy giáp khỏe mạnh hơn. Thay vì lo lắng “ăn gì, kiêng gì”, người bệnh chỉ cần pha 2 – 3 ly sữa mỗi ngày là có thể đảm bảo hàm lượng khuyến nghị. Chỉ khi nào “quẳng được gánh lo” đi, người bệnh mới có thể an tâm trị bệnh để nhanh chóng hồi phục sức khỏe như mong đợi!
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.