Bệnh cường giáp có phải là ung thư? Bệnh cường giáp sống được bao lâu?
Tuyến giáp khỏe mạnh bình thường sẽ như một cái áo giáp nằm yên vị nhẹ nhàng, bao bọc xung quanh vùng yết hầu. Tuy nhiên, khi tuyến giáp to bất thường và hoạt động quá mức, cần suy nghĩ đến bệnh lý cường giáp.
Đáng ngại là nhiều người dân khi thấy có bướu cổ cứ nghĩ nó là u nhọt và tự điều trị bằng phương pháp dân gian truyền miệng vô tình làm cho khối u bướu nhiễm trùng, gia tăng khó khăn cho việc điều trị và nguy hiểm đến tính mạng…
Bệnh cường giáp có phải là ung thư?
Cường giáp là một căn bệnh nội tiết khá thường gặp do các yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể gây nên sự tăng tiết của tế bào tuyến giáp mà sinh ra. Khi tuyến giáp phình to do quá nhiều nội tiết tố tuyến giáp tiết ra, làm tăng biểu hiện chuyển hóa gây nên bệnh.
Bướu cường giáp là bướu độc nhưng không phải ung thư. Nguyên tắc điều trị bướu cường giáp bắt buộc phải điều trị thuốc trước: nếu có kèm bướu nhân tuyến giáp sẽ mổ cắt bướu giáp nhân. Nếu là bướu giáp lan toả sẽ cần điều trị nội khoa kéo dài.
Với những người bệnh cường giáp có bướu cổ to thì sau khi điều trị tạm ổn sẽ tiến hành phẫu thuật. Sau khi mổ, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh. Dùng muối i ốt giai đoạn này sẽ làm tăng nội tiết tố tuyến giáp khiến bệnh trầm trọng thêm.
Bướu cường giáp là bướu độc nhưng không phải ung thư.
Bên cạnh đó, I-ốt phóng xạ đã được sử dụng để điều trị cho bệnh cường giáp trong hơn sáu thập kỷ đã được chứng minh là an toàn, không có sự gia tăng rõ ràng về ung thư ở người bệnh cường giáp được điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Trẻ em trên 5 tuổi cũng đang dần được điều trị an toàn bằng thuốc phóng xạ ngày càng nhiều trên toàn thế giới.
>>Xem thêm:
- Bệnh cường giáp nên kiêng và ăn gì tốt nhất?
- Nguy cơ của bệnh cường giáp và có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Ai dễ mắc bệnh cường giáp?
Bệnh cường giáp là một rối loạn nội tiết, khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp, gây ra các triệu chứng như giảm cân, tim đập nhanh, lo âu và mệt mỏi. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp:
- Phụ nữ: Phụ nữ có xu hướng mắc bệnh cường giáp nhiều hơn nam giới, đặc biệt là trong độ tuổi từ 20 đến 40. Hormone giới tính nữ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh cường giáp hoặc các bệnh lý tuyến giáp khác như bệnh Basedow, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Người có bệnh tự miễn: Những người mắc các bệnh tự miễn như lupus hay viêm khớp dạng thấp có thể có nguy cơ cao bị cường giáp, vì hệ miễn dịch của họ có thể tấn công tuyến giáp.
- Người cao tuổi: Mặc dù bệnh cường giáp thường xuất hiện ở người trẻ, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cũng gia tăng ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ trên 60.
- Người bị stress kéo dài: Stress có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp do ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết trong cơ thể.
Phụ nữ dễ mắc cường giáp hơn đàn ông
>> Tham khảo thêm:
- Người mới phẫu thuật ăn cháo gì giúp vết mổ nhanh lành?
- Thực đơn cho người sau phẫu thuật dễ ăn, dễ tiêu và giàu dưỡng chất
Mắc bệnh cường giáp sống được bao lâu?
Do bệnh cường giáp gây triệu chứng toàn thân, liên quan đến nhiều hệ cơ quan như tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, não bộ… nên bệnh sẽ không thể tự khỏi nếu không tuân thủ điều trị.
Hầu hết các trường hợp bệnh cường giáp có bướu giáp lan tỏa độ 1 hoặc kích thước tuyến giáp bình thường sẽ áp dụng phương pháp điều trị bằng nội khoa liên tục trong thời gian từ 18 - 24 tháng thì khỏi bệnh. Thuốc kháng giáp giữ vai trò điều trị quan trọng cùng nhóm thuốc tim mạch, thuốc chẹn beta… để điều trị triệu chứng, ngừa biến chứng do cường giáp.
Trường hợp tuyến giáp tăng kích thước hoặc bướu giáp nhân độ 2 - 3 thì thường cần kết hợp phẫu thuật và điều trị phóng xạ với điều trị nội khoa giảm triệu chứng hoặc phẫu thuật cắt gần như hoàn toàn tuyến giáp, chỉ để lại 2 - 3g mỗi thùy.
Tóm lại, bệnh cường giáp là hội chứng hoàn toàn có thể chữa khỏi. Khi kích thước tuyến giáp không tăng nữa, hormon tuyến giáp tiết ra bình thường thì các cường giáp triệu chứng bệnh cũng suy giảm và biến mất. Người bệnh không cần lo lắng các nguy hiểm tính mạng hay tuổi thọ của mình.
Cách điều trị bệnh cường giáp
Điều trị cường giáp hiện có 3 phương pháp: điều trị nội khoa, ngoại khoa và xạ trị. Mỗi thể trạng bệnh nhân sẽ phù hợp với một phương pháp hoặc kết hợp từ 2 phương pháp theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Điều trị nội khoa
Bác sĩ tùy tình trạng bệnh nhân cùng bệnh lý nền sẽ kê đơn chỉ định phù hợp. Các loại thuốc như: thuốc kháng giáp, thuốc ức chế giao cảm, cùng các loại thuốc khác để giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Hiệu quả điều trị của phương pháp này là đến 60-70% trường hợp khỏi bệnh, có 30% bệnh nhân tái phát sau khi đã ngưng điều trị.
Điều trị ngoại khoa
Đây là phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hay một phần tuyến giáp để hạn chế bệnh phát triển xấu và cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân. Triệu chứng bệnh sẽ được giảm rõ rệt ngay sau vài tuần sau mổ.
Phương pháp có 1% có thể gặp biến chứng sau mổ liên quan đến tuyến giáp (suy giáp) hoặc tổn thương dây thần kinh ảnh hưởng đến giọng nói hoặc tổn thương tuyến cận giáp người bệnh. Tỷ lệ tái phát sau mổ điều trị khoảng 20%.
Xạ trị
Nguời bệnh sẽ được chỉ định uống iod phóng xạ (Iod 131) sau đó sử dụng máy phát ra tia bức xạ cường độ sóng phù hợp để triệt tiêu các tế bào mắc bệnh. Phương pháp này không được chỉ định cho thai phụ, trẻ em nhưng lại rất phù hợp với bệnh nhân trên 40 tuổi, thể trạng yếu không thể điều trị nội khoa hay ngoại khoa.
Điều trị nội khoa bệnh cường giáp sẽ được chỉ định nhiều loại thuốc
Thời gian điều trị bệnh cường giáp
Cường giáp là bệnh về nội tiết, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời hoàn toàn có thể chữa lành, khỏi bệnh được. Người bệnh có thể hồi phục tốt và trở lại cuộc sống bình thường nếu điều trị tích cực theo chỉ định bác sĩ. Thời gian điều trị dùng thuốc có thể kéo dài 18 đến 24 tháng mới được ngừng hoàn toàn hoặc thay đổi sang phương pháp điều trị khác.
>>Xem thêm:
- Điều trị bệnh cường giáp ở đâu Hồ Chí Minh tốt nhất?
- Cường giáp sơ sinh ở trẻ nhỏ cần chú ý gì trong giai đoạn đầu đời
Sử dụng Leanpro Thyro LID hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý cường giáp
Người bệnh nói chung và người bệnh cường giáp nói riêng thường không quan tâm đến dinh dưỡng giúp phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn điều trị bệnh là rất quan trọng, đặc biệt là dinh dưỡng khi mắc bệnh và chuẩn bị điều trị I-ốt phóng ở người bệnh cường giáp.
Leanpro Thyro LID – Dinh dưỡng giảm I-ốt phù hợp cho người bệnh cường giáp và người chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ. Chế độ dinh dưỡng giảm I-ốt tới 88% giúp kiểm soát hoạt động Hormone tuyến giáp không vượt quá mức.
LEANPRO THYRO LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho chế độ kiêng I-ốt. XEM NGAY
Bên cạnh đó, Leanpro Thyro LID còn bổ sung các dưỡng chất giúp giảm viêm, với hàm lượng Canxi cao giúp phòng nguy cơ hạ Canxi máu hay gặp ở người bệnh tuyến giáp. Đặc biệt hơn, LeanPro Thyro LID có thể đáp ứng chế độ ăn kiêng I-ốt cho người bệnh có chỉ định phải điều trị I-ốt phóng xạ nhờ hàm lượng I-ốt giảm tối đa đáp ứng khuyến nghị của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ đưa ra cho người trong chế độ ăn kiêng I-ốt.
Cùng với sản phẩm LeanPro Thyro LID, Nutricare còn có sản phẩm LeanPro Thyro phù hợp cho người sau phẫu thuật tuyến giáp gặp tình trạng suy giáp, cần bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe.
Bộ sản phẩm cho người bệnh tuyến giáp Nutricare LeanPro Thyro là dinh dưỡng tiên phong cho người bệnh tuyến giáp, phù hợp với từng giai đoạn điều trị bệnh.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.