Bệnh cường giáp nên kiêng và ăn gì tốt nhất?

Người bệnh cường giáp nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt nhất cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đúng thực phẩm và đủ chất dinh dưỡng đóng góp rất nhiều vào kết quả cải thiện bệnh cường giáp. 

Bệnh cường giáp là cách gọi chung của nhiều hội chứng bệnh tuyến giáp như: bướu cổ, bướu giáp trạng… Trong đó, Basedow và bướu cổ đa nhân nhiễm độc là những nguyên nhân chính của hội chứng cường giáp.

Người bệnh cường giáp thường nhanh cảm thấy đói, sụt giảm cân nặng dù vẫn ăn nhiều, run tay chân, mắt lồi nhiều hơn, sưng hàm dưới, bướu cổ... Bệnh thường rất khó chữa lành trong thời gian ngắn, đòi hỏi người bệnh kiên trì điều trị và kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.

Quy tac dinh duong khoa hoc cho benh cuong giap

>>Xem thêm:

Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho người bị cường giáp

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lành bệnh cường giáp nên cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tăng cường: bổ sung calo, chất đạm lành mạnh từ nguồn thực phẩm an toàn
  • Hạn chế: bổ sung quá nhiều muối iot và thức ăn giàu iot để ngăn chặn tình trạng sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp, khiến bệnh gia tăng biến chứng. Hạn chế tình trạng sụt cân, thiếu dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Không: ăn uống các loại thực phẩm có chất béo bão hoà và có chức năng lợi tiểu quá nhiều để tránh sự bài tiết dinh dưỡng qua đường tiết niệu khiến cơ thể thêm suy nhược.
  • Bổ sung: thêm nhiều khoáng chất vitamin, kẽm, selen, sắt, magie… có khả năng hạn chế các chất chống oxy hóa xuất hiện và chống lại những triệu chứng mệt mỏi do cường giáp gây nên.

Bệnh cường giáp nên ăn gì?

Từ nguyên tắc của chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh cường giáp để chọn lựa thực phẩm, người bị cường giáp nên ăn 7 nhóm thực phẩm sau đây:

Hoa quả giàu chất oxy hóa tăng cường sức khỏe cho bệnh cường giáp

Bổ sung chất oxy hóa có nhiều trong các loại quả như dâu tây, việt quất, mâm xôi… để tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các rối loạn gây bệnh tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp.

Các loại rau họ cải

Rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ... giúp làm giảm lượng hormone do tuyến giáp sản xuất ra trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh nên bổ sung vừa đủ, tránh dùng quá nhiều vì nhóm thực phẩm này có thể dẫn đến suy giáp.

Vitamin D cần thiết cho cơ thể người cường giáp

Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như: cá hồi, trứng, nấm… giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người bệnh cường giáp. Dành 15 phút mỗi ngày để sưởi nắng hoặc bổ sung vitamin D theo đường uống cũng là một giải pháp khác.

Protein  

Triệu chứng sụt giảm cân quá mức khi mắc cường giáp là khá điển hình. Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng để bù lại lượng protein cho cơ thể bằng thực phẩm như hịt nạc, cá, đậu nành, các loại đậu khác… là điều cần thiết để duy trì cân nặng và thể lực.

Axit béo omega-3

Axit béo omega-3 nhiều trong: hạt óc chó, hạt lanh, dầu ôliu… sẽ giúp làm giảm hoạt động quá mức của tuyến giáp ở bệnh cường giáp.

Sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomat, váng sữa… hỗ trợ cải thiện suy yếu xương và loãng xương, mất xương do tình trạng thiếu hụt canxi ở bệnh cường giáp

Hải sản

Ăn nhiều hải sản sẽ giúp bổ sung thêm iot, kẽm, vitamin B, selen và omega 3… cho cơ thể khoẻ mạnh, thúc đẩy tuyến giáp hoạt động tốt hơn, giảm triệu chứng bệnh cường giáp.

Có thể bạn quan tâm: Cường giáp có ăn rong biển được không?

Những món ăn tốt cho người mắc bệnh cường giáp

Người mắc bệnh cường giáp cần chú trọng đến chế độ ăn uống lành mạnh, bởi vì nó không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết, mà còn có thể hỗ trợ quá trình điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số món ăn tốt cho người mắc bệnh cường giáp

Tàu hủ cá trích

Tàu hủ là nguồn cung cấp protein thực vật rất tốt. Chúng có thể giúp bổ sung protein cho những người mắc bệnh cường giáp, đặc biệt là những người sụt cân cân và suy giảm cơ bắp. Cá trích cung cấp nhiều omega-3, một loại chất béo tốt giúp giảm viêm và hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp.

Món tàu hủ cá trích bổ sung nhiều dưỡng chất

Chè đậu xanh phổ tai

Đậu xanh là nguồn cung cấp protein thực vật tốt, chứa nhiều chất xơ và vitamin B, giúp hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp. Phổ tai là một loại rau củ phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, cũng chứa nhiều chất xơ và vitamin C, hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe.

Chèn đậu xanh phổ tai thơm ngon

Những món ăn này có thể giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho người bệnh cường giáp. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chúng chỉ là một phần của chế độ ăn uống để hỗ trợ sức khỏe và quá trình điều trị bệnh. Chèn đậu xanh phổ tai thơm ngon

Bệnh cường giáp nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung vào trong thực đơn của người bệnh cường giáp, bạn nên hạn chế những thực phẩm kể tên dưới đây:

  • Thực phẩm chứa nhiều iot: muối Iốt, rong biển, tảo biển, hải sản hoặc các thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc từ chúng… có thể làm vấn đề cường giáp có sẵn ở người bệnh nặng thêm.
  • Nước uống đóng chai.
  • Bánh quy bơ vì nguyên liệu làm bánh có thể có chứa Iốt..
  • Các loại chất béo bão hòa và cholesterol gia tăng như mỡ động vật, dầu chiên lại nhiều lần, các loại thức ăn chiên xào… có thể làm các triệu chứng bệnh cường giáp trở nên nặng hơn và giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh.
  • Cà phê kích thích tiết hormone ở tuyến giáp, có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh cường giáp. 

 Chế độ dinh dưỡng giảm I-ốt tới 88% giúp kiểm soát hoạt động Hormone tuyến giáp không vượt quá mức. LeanPro Thyro LID – Dinh dưỡng giảm I-ốt phù hợp cho người bệnh cường giáp và người chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ. 

Bệnh cường giáp nên kiêng và ăn gì tốt nhất?

Sử dụng Leanpro Thyro LID hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý cường giáp. XEM THÊM

Cường giáp là một hội chứng suy giảm chức năng tuyến giáp nghiêm trọng, cần được quan tâm và điều trị đúng cách. Bài viết trên đây phần nào giúp bạn giải đáp được câu hỏi khi bị cường giáp nên ăn gì, để có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn.

>>Xem thêm:

Thực đơn tham khảo cho người bệnh cường giáp

Dưới đây là một thực đơn gợi ý của chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh cường giáp:

Bữa sáng

Bạn có thể chọn bữa sáng với ngũ cốc, bánh mì thô nguyên cám, bánh mì ngũ cốc,... cùng loiaj sữa hay phô mát bạn yêu thích. Người bệnh cường giáp dễ bị thiếu hụt canxi trong máu trầm trọng, nên bổ sung sữa hay phô mai để nhận đủ canxi giảm thiểu triệu chứng gặp phải.

Bữa phụ sáng bạn hãy bổ sung hoa quả như dâu tây, kiwi, ... các loại trái mọng. Chúng giúp cơ thể bạn có thêm vitamin và tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung thêm các chất chống oxy hóa. 

Ăn nhiều trái cây ngọt dễ bị tăng cân - VnExpress Sức khỏe

Bệnh nhân cường giáp hãy ăn nhiều trái cây mọng nước

Bữa trưa

Bệnh nhân cường giáp có thể bị suy giảm thể trạng vì giảm cân quá mức. Do vậy, hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu protein cho bữa ăn chính trong ngày, điển hình như: cá, thịt nạc, đậu nành, đậu Hà Lan. Các thực phẩm này giúp duy trì sức lực và giúp người bệnh có dinh dưỡng cho các hoạt động trong ngày.

Bạn cũng nên thêm các loại rau gia vị như: húng quế, hương thảo và kinh giới,…vào món thịt cá để bổ sung chất kháng viêm, để cải thiện chức năng tuyến giáp. Mùa đông lạnh, vì bệnh nhân cường giáp rất nhạy cảm với nhiệt độ, nên có thể chế biến các món ăn có thêm tiêu, tỏi để tăng nhiệt cho cơ thể. 

Bữa ăn nhẹ chiều, bạn có thể ăn hạnh nhân, quả óc chó, hạt lanh,.... cùng sữa chua, pha với sữa tươi, loại sữa bạn yêu thích để bổ sung kẽm cho cơ thể. 

Top hơn 27 cách làm sữa óc chó hạnh nhân hay nhất - lagroup.edu.vn

Sữa kết hợp với hạnh nhân, óc chó rất tốt với nguwoif bệnh cường giáp

Bữa tối

Bữa tối bạn nên ăn trước 19 giờ tối, bổ sung món súp thịt, cá. Bạn hãy bổ sung thêm rau xanh với bắp cải, bông cải xanh,... cho bữa tối để bổ sung vitamin, chất xơ. Các loại rau này không tốt với người bị suy giáp nhưng với bệnh nhân cường giáp lại rất hữu ích.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.