Ung thư xương hàm có chữa được không? Chữa như thế nào?

Ung thư xương hàm có chữa được không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện sớm và chọn lựa được phương pháp điều trị phù hợp để tăng tỷ lệ sống. Dưới bài viết là thông tin chi tiết có thể giải đáp thắc mắc trên mà Nutricare Pharma tổng hợp, bạn đọc xem ngay nhé.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh ung thư

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư xương hàm

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng yếu tố gây ung thư xương hàm, trong đó phải kể đến:

  • Thuốc lá chứa nhiều chất độc gây hại cho tế bào và gen trong cơ thể, chúng có thể dẫn đến sự phát triển của khối u ác tính trong xương hàm.
  • Sử dụng quá nhiều bia rượu và các thức uống có cồn có thể gây tổn thương cho mô tế bào trong xương hàm, tăng nguy cơ mắc ung thư.
  • Sự suy giảm chức năng miễn dịch khi tuổi tác càng lớn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương hàm.
  • Thực phẩm không đủ dưỡng chất hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Nhiễm virus HPV qua đường tình dục.
  • Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác như di truyền, tiếp xúc với các chất gây ung thư trong môi trường làm việc hàng ngày cũng có thể gây bệnh ung thư.

Ung thư xương hàm là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cao

>> Ung thư khoang miệng có chữa được không?

Các giai đoạn phát triển chính của ung thư xương hàm cần biết

Bệnh ung thư xương hàm được chia thành 4 giai đoạn phát triển chính, trong đó bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, khối u ác tính mới chỉ hình thành trong xương hàm mà chưa lan ra ngoài và không di căn đến các hạch bạch huyết hay cơ quan khác.
  • Giai đoạn 2: Khối u đã phát triển lớn hơn và có khả năng tấn công ra ngoài xương hàm. Tuy nhiên vẫn chưa lan rộng đến các hạch bạch huyết hay cơ quan lân cận.
  • Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này, khối u đã phát triển mạnh mẽ và tấn công các hạch bạch huyết gần xương hàm. Các tế bào ung thư cũng có thể di căn đến các cơ quan lân cận, gây tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng của chúng.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh, khi khối u đã xâm lấn ra khoang miệng, lan rộng đến các hạch bạch huyết. Chúng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan ở xa hơn, gây ra các biến chứng nghiêm trọng và tác động tiêu cực đến sức khỏe chung của người bệnh.

Ung thư xương hàm có chữa được không tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động

Phân loại từng giai đoạn của bệnh sẽ giúp giải đáp vấn đề ung thư xương hàm có chữa được không dễ dàng hơn. Đồng thời cũng giúp các chuyên gia y tế phân tích và đánh giá tiến triển của bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho từng trường hợp.

>> Ung thư amidan có chữa được không? Điều trị thế nào?

Những dấu hiệu, triệu chứng thường gặp ở người bị ung thư xương hàm

Người bị ung thư xương hàm có những triệu chứng không rõ ràng và khiến người bệnh nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác. Nếu như tình trạng các triệu chứng kéo dài không thuyên giảm thì có thể nghĩ đến ung thư xương hàm với các dấu hiệu, triệu chứng như sau:

  • Cảm giác đau nhức dữ dội trong hàm, đặc biệt khi nói chuyện hoặc nhai thức ăn.
  • Xuất hiện khối u to, có thể thấy hoặc sờ được trên thành miệng hoặc dọc theo đường nướu.
  • Răng bị đau, lung lay và không còn bám chắc trên hàm.
  • Hàm bị sưng to do sự phát triển của khối u.
  • Cảm giác tê hoặc ngứa ran dọc theo đường viền dưới hàm.
  • Hạch bạch huyết dưới hàm sưng và đau do di căn của tế bào ung thư.

Đau nhức ở hàm lâu ngày không giảm có thể là dấu hiệu của ung thư xương hàm

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trên, đặc biệt là khi kéo dài và không giảm đi thì nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán điều trị kịp thời. Chẩn đoán sớm và điều trị ung thư xương hàm là quan trọng để nâng cao cơ hội điều trị thành công.

Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư xương hàm

Bệnh ung thư xương hàm là một bệnh ác tính và có mức độ nguy hiểm cao. Tùy vào mức độ nguy hiểm của bệnh mà sẽ có các yếu tố ảnh hưởng đến như sau:

Giai đoạn của bệnh

Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, khi khối u chưa lan ra ngoài xương hàm và chưa di căn đến các cơ quan khác thì khả năng điều trị cao hơn. Đồng thời tỷ lệ sống sót cao hơn. Ngược lại, ở giai đoạn muộn khi bệnh đã lan rộng, di căn thì mức độ nguy hiểm trong điều trị sẽ khó khăn hơn.

Hoại tử ở vùng hàm, vùng mặt là biến chứng nguy hiểm của bệnh ung thư xương hàm

Tính chất của khối u

Có những khối u ác tính nhanh chóng phát triển lan rộng và có cả những khối u có tốc độ phát triển chậm hơn. Mỗi một loại khối u sẽ có tính chất đặc trưng riêng và có mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Những khối u có tính chất xâm lấn cao, di căn nhanh thì sẽ khó kiểm soát hơn và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn.

Tác động lên chức năng, cơ quan khác

Bệnh ung thư xương hàm có thể ảnh hưởng đến chức năng nói, nhai, nuốt và gây ra các vấn đề về hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch. Nếu khối u xâm lấn và di căn đến các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể thì tình trạng nguy hiểm cũng sẽ tăng lên.

Ung thư xương hàm tác động xấu đến sức khỏe người bệnh

Tình trạng tổn thương, tình trạng sức khỏe tổng quát

Nếu người bệnh đã có các vấn đề sức khỏe khác hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Việc điều trị bệnh ung thư xương hàm có thể trở nên khó khăn, nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn khi sức khỏe yếu.

Xem thêm: Ung thư có được ăn giá đỗ không và những điều cần tránh

Liệu mắc ung thư xương hàm có chữa được không?

Ung thư xương hàm có chữa được không phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, phương pháp điều trị và khả năng điều trị của bệnh nhân. Việc phát hiện bệnh ung thư xương hàm từ sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng để cải thiện tiên lượng sống của bệnh nhân. Vì bệnh ung thư xương hàm thường ít có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Thực hiện kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ có vai trò quan trọng trong việc sàng lọc và phát hiện bệnh sớm.

Ung thư xương hàm có chữa được không hoàn toàn có thể khi bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm

Nếu như bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể chữa được Đối với các trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn 1, 2, khối u chưa di căn thì tỷ lệ sống sót tốt hơn so với các giai đoạn sau. Trong giai đoạn này, điều trị thường được chọn là phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u. Bên cạnh đó có thể kết hợp với điều trị bổ sung như tia xạ hoặc hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại.

Tuy nhiên, khi bệnh đã lan ra và di căn sang các cơ quan khác thì tiên lượng sống sẽ giảm đi đáng kể. Trong trường hợp này, điều trị trở nên khó khăn hơn và chỉ tập trung vào kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Việc thực hiện kiểm tra định kỳ, tìm hiểu về yếu tố nguy cơ, tìm hiểu các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng. Việc này sẽ giúp ích phát hiện bệnh sớm hơn và có thể đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp nhất. Đây chính là những vấn đề liên quan cần phải tìm hiểu rõ khi thắc mắc ung thư xương hàm có chữa được không.

Xem thêm: Ung thư tuyến giáp di căn xương có triệu chứng như thế nào?

Các phương pháp điều trị ung thư xương hàm

Ung thư xương hàm là một loại bệnh khá hiếm gặp và thường đòi hỏi sự can thiệp của đội ngũ y khoa chuyên môn, bao gồm các bác sĩ khoa hàm mặt, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ phóng xạ và bác sĩ hóa trị. Phương pháp điều trị thường dựa trên giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh và nhiều yếu tố khác. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thông thường:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường là lựa chọn điều trị chính cho ung thư xương hàm, với mục tiêu loại bỏ toàn bộ khối u và các mô xung quanh bị ảnh hưởng. Tùy vào vị trí và kích thước của khối u, phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến hình dáng và chức năng của hàm.

  • Liệu pháp xạ trị: Liệu pháp xạ trị sử dụng bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Chúng cũng khá hiệu quả trong việc giảm thiểu tình trạng bệnh.

  • Hóa trị: Hóa trị sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng cùng với phẫu thuật và liệu pháp phóng xạ, hoặc như một lựa chọn điều trị cho những trường hợp ung thư đã di căn đến các vị trí khác trong cơ thể.

  • Tạo miễn dịch: Đây là một phương pháp điều trị mới, sử dụng thuốc để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào ung thư.

Các phương pháp điều trị ung thư xương hàm điển hình

Lời kết

Trên bài viết là toàn bộ những giải đáp về ung thư xương hàm có chữa được không mà bạn đọc có thể tìm hiểu. Những thông tin này sẽ giúp ích trong việc phát hiện bệnh và đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp.

Ngoài ra, sản phẩm sữa dinh dưỡng y học Leanmax Hope đang được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh ung thư, giảm mệt mỏi, tăng cường khả năng vận động của cơ thể luôn ổn định. Bổ sung dinh dưỡng chính là cách chống chọi lại căn bệnh ung thư hiệu quả.

Ung thư xương hàm có chữa được không? Chữa như thế nào?

Dinh dưỡng y học Leanmax Hope đã được chứng minh lâm sàng tăng cân khối cơ sau 8 tuần sử dụng. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.