Ung thư khoang miệng có chữa được không?
Ung thư khoang miệng có chữa được không là một trong những thắc mắc hàng đầu liên quan đến bệnh ung thư. Đây là một căn bệnh nguy hiểm thường gặp và gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Để rõ hơn về bệnh này có chữa được hay không, bạn đọc đừng bỏ qua những thông tin giải đáp mà Nutricare Pharma đã tổng hợp nhé.
Ung thư khoang miệng thường xảy ra ở đâu trên cơ thể?
Ung thư khoang miệng là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và nó thường xảy ra ở vùng đầu cổ. Ngoài ra bệnh ung thư khoang miệng còn có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trong khoang miệng như lưỡi, môi, má, lợi, sàn miệng, vòm miệng, xoang và họng.
Ung thư lưỡi biểu hiện của ung thư khoang miệng nguy hiểm
Lưỡi và môi là bộ phận dễ bị ung thư nhất trong khoang miệng. Trong đó ung thư lưỡi chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các trường hợp mắc bệnh. Việc thăm khám và chẩn đoán rất quan trọng để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Phát hiện càng sớm ung thư khoang miệng sẽ càng tăng hiệu quả chữa trị thành công. Khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ hãy tới ngay các cơ sở Y tế uy tín để khám ngay.
>> Ung thư amidan có chữa được không? Điều trị thế nào?
Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ cao gây ung thư khoang miệng
Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư khoang miệng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, bao gồm:
- Thuốc lá chứa nhiều chất gây ung thư, việc hút thuốc lá có liên quan mạnh mẽ đến sự phát triển ung thư khoang miệng.
- Việc uống rượu nhiều và thường xuyên đã được chứng minh là một yếu tố có nguy cơ cao gây ung thư khoang miệng.
- Việc ăn trầu không liên tục, thường xuyên là một yếu tố tăng cao nguy cơ gây bệnh các bệnh về khoang miệng, trong đó có ung thư khoang miệng.
- Tình trạng răng mọc lệch lạc gây tác động tổn thương trong khoang miệng, có thể làm rách khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ung thư.
- Vệ sinh răng miệng kém hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến các vi khuẩn, virus phát triển gây viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ ung thư.
- Nhiễm virus HPV lây lan qua đường tình dục, quan hệ bằng miệng cũng tăng cao nguy cơ gây ung thư khoang miệng.
Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư khoang miệng
Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư khoang miệng
Ung thư khoang miệng là một bệnh ung thư nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người mắc. Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư khoang miệng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Đặc điểm của tế bào ung thư
Tùy thuộc vào loại bệnh, tình trạng của tế bào ung thư, mức độ lây lan mà tác động của bệnh lên các cơ quan, cấu trúc xung quanh có thể khác nhau. Các tế bào ung thư nhanh chóng phát triển và có khả năng xâm lấn vào mô, cơ quan gần kề.
Hình ảnh nội soi khối u trong khoang miệng
Giai đoạn của bệnh
Giai đoạn bệnh ung thư khoang miệng cũng ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm. Trong giai đoạn sớm, khi ung thư chưa lan sang các cơ quan khác thì khả năng điều trị và dự đoán tỷ lệ sống sót cao hơn. Tuy nhiên, khi bệnh lan rộng và tình trạng metastasis (ung thư di căn, khối u di căn) xảy ra thì mức độ nguy hiểm cũng như khả năng điều trị giảm đi đáng kể.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày
Ung thư khoang miệng có thể gây ra nhiều tác động lớn đến chức năng ăn uống, nói chuyện, nuốt và hô hấp. Chúng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng hoạt động hàng ngày nên sẽ tăng cao mức độ nguy hiểm của bệnh.
Ung thư khoang miệng là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn
Mắc ung thư khoang miệng có chữa được không?
Ung thư khoang miệng có chữa được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu như phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn thì việc điều trị rất khó khăn và tăng nguy cơ tử vong rất cao. Khi ung thư khoang miệng được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa trị với tỷ lệ sống sót trong 5 năm là khá cao.
Ung thư khoang miệng có chữa được không thì hoàn toàn là có khi phát hiện giai đoạn sớm
Phương pháp điều trị chủ yếu cho ung thư khoang miệng là phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều trị và kết quả chữa trị có thể khác nhau đối với từng trường hợp cụ thể. Mức độ lan tỏa của ung thư, tình trạng tổng quát của bệnh nhân, sức khỏe và tuổi tác là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dự đoán chữa trị.
Việc phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp là rất quan trọng để cải thiện khả năng chữa trị, tăng tỷ lệ sống sót. Điều quan trọng đối với bệnh nhân ung thư là cần thực hiện các cuộc thăm khám sức khỏe định kỳ để các bác sĩ tư vấn và đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Ung thư khoang miệng có chữa được không thì câu trả lời hoàn toàn là “CÓ”. Bệnh sẽ chữa được, tăng tỷ lệ sống sót của người bệnh lên cao khi phát hiện càng sớm càng tốt. Do đó việc tầm soát ung thư, theo dõi kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
>> Ung thư buồng trứng có chữa được không? Chữa bằng cách nào?
Những phương pháp điều trị ung thư khoang miệng thường áp dụng
Điều trị ung thư khoang miệng bao gồm các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Chi tiết từng phương pháp:
Phẫu thuật
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị chính để loại bỏ khối u và mô bị tổn thương. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng phụ thuộc vào vị trí, kích thước và giai đoạn của ung thư. Có thể thực hiện cắt bỏ khối u đơn thuần, cắt u và nạo vét hạch cổ hoặc cắt u kết hợp với phẫu thuật tái tạo.
Điều trị ung thư khoang miệng cần tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ
Xạ trị
Xạ trị sử dụng tia phóng xạ cao như tia X hoặc tia gamma để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. Nó có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật để giảm kích thước khối u, tiêu diệt tế bào ung thư còn lại và kiểm soát sự lan rộng của bệnh. Tuy nhiên, xạ trị cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, sâu răng, loét miệng, chảy máu khoang miệng và hoại tử xương hàm.
Hóa trị
Hóa trị sử dụng các loại thuốc chống ung thư theo đường uống hoặc đường tiêm để tiêu diệt tế bào ung thư. Nó có thể được sử dụng độc lập hoặc phối hợp với xạ trị để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, hóa trị cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc và có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
Lời kết
Khi đã trả lời được ung thư khoang miệng có chữa được không sẽ giúp bạn đọc an tâm hơn khi tìm hiểu về vấn đề này. Quan trọng nhất ở người bệnh ung thư là cần phải bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe. Đồng thời cũng phải làm theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì mới tăng khả năng chữa trị.
Mách bạn:
Bên cạnh đó việc bổ sung dinh dưỡng cho người ung thư là rất quan trọng và cần thiết. Leanmax Hope là dòng sản phẩm dinh dưỡng y học dành cho người ung thư được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Leanmax Hope giúp giảm mệt mỏi, giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tốt hơn.
Leanmax Hope là sản phẩm sữa dinh dưỡng cân bằng sức khỏe chống ung thư. XEM THÊM
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.