Ung thư phổi nên ăn gì? Người bệnh ung thư phổi ăn gì tốt cho sức khoẻ
Đối với những người mắc ung thư phổi, xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng. Bởi vì điều này sẽ giúp họ tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình xạ trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Vậy ung thư phổi ăn gì để tốt cho sức khỏe nhất, có cần lưu ý gì trong quá trình chúng ta sử dụng hay không? Nội dung bài viết hôm nay của Nutricare Pharma sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể.
>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Người mắc ung thư phổi ăn gì tốt cho sức khỏe nhất?
Những người mắc ung thư phổi luôn phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để chống lại bệnh tật. Để làm được điều này, chúng ta cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây, rau quả. Dưới đây là một số loại thực phẩm đã được chứng minh tốt cho sức khỏe mà bạn nên bổ sung vào khẩu phần hàng ngày.
Cung cấp đủ protein
Protein có tác dụng phục hồi các tổn thương cho tế bào và mô, đồng thời cấu tạo nên hệ thống miễn dịch cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, chất này còn giúp cải thiện tình trạng thiếu máu nên cực kỳ tốt cho bệnh nhân ung thư phổi khi xuất hiện tình trạng thổ huyết. Một số thực phẩm có chứa lượng lớn protein mà chúng ta cần dùng như:
- Gà
- Cá
- Trứng
- Các loại đậu
Riêng với cá, bệnh nhân nên bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn vì chứa rất nhiều vitamin, axit amin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Thậm chí một số loại như D, D3 còn ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư phổi. Trong cá hồi, cá thu và cá trích đang có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, vì thế các bạn hãy ưu tiên sử dụng nhiều hơn.
Bạn đã biết ung thư phổi ăn gì tốt cho sức khỏe chưa?
Trà xanh
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các hoạt chất có trong trà xanh ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư phổi, điển hình là theaflavin và epigallocatechin-3-gallate. Ngoài ra, thành phần này còn giúp thúc đẩy thuốc hóa trị cisplatin hoạt động tốt hơn trong quá trình bệnh nhân xạ trị.
Gừng
Trong gừng có chứa hợp chất 6-shogaol giúp ngăn chặn sự phân chia của các tế bào ung thư phổi và hạn chế tối đa việc di căn sang những bộ phận khác. Tác dụng giảm đau của nó cũng rất đáng được ghi nhận, giúp cơ thể người bệnh được thư giãn, thoải mái hơn tương tự như các loại thuốc axit mefenamic, ibuprofen.
Các hoạt chất trong gừng rất tốt cho người bị ung thư phổi
Nghệ
Hợp chất curcumin có nhiều trong nghệ giúp ức chế khả năng xâm lấn của các tế bào ung thư phổi và hỗ trợ hữu hiệu với việc xạ trị. Ngoài ra, nó còn sở hữu thêm tác dụng cầm máu, kháng khuẩn nên sẽ hạn chế tình trạng thổ huyết hoặc nhiễm trùng khi bệnh nhân ho quá nhiều.
Người mắc ung thư phổi ăn gì - trái cây và các loại rau củ
Ai cũng biết các loại trái cây và rau củ chứa hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, nhất là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng có tác dụng ngăn ngừa sự tổn thương và phá hủy các tổ chức mô trong cơ thể dẫn đến hình thành ung thư. Đặc biệt những loại thực phẩm sau đây cực kỳ tốt cho người bệnh, điển hình như:
Cà rốt chứa nhiều axit chlorogenic giúp ngăn chặn các tế bào ung thư phổi phát triển mạnh hơn, đồng thời thúc đẩy mạch máu lưu thông.
Cà chua chứa nhiều lycopene - hợp chất có tác dụng giảm hình nguy cơ tế bào thành gốc tự do gây ra ung thư và ức chế sự phát triển của khối u.
Cải xoong với hàm lượng isothiocyanates cao sẽ ngăn chặn quá trình phân chia tế bào ung thư, hạn chế sự phát triển của khối u. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường tác dụng của việc xạ trị và giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Trong quả lê và táo chứa nhiều phloretin có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư phổi và nâng cao tác dụng của thuốc trị liệu cisplatin cho bệnh nhân.
Các loại quả như nho, dâu, việt quất, mâm xôi,... chứa nhiều anthocyanins và delphinidin có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u phổi. Bởi vì nguyên lý hoạt động của nó là cản trở tạo ra các mạch máu mới nuôi tế bào bệnh.
Người bệnh nên ăn nhiều rau quả và trái cây mọng nước
Hạt lanh
Rất ít người biết đến tác dụng điều trị ung thư phổi của hạt lanh. Trong sản phẩm này chứa rất nhiều chất giúp ức chế sự phát triển của tế bào bệnh và bảo vệ các phần bình thường khỏi bị hư hại. Nếu thường xuyên sử dụng với liều lượng hợp lý có thể giúp chúng ta sống lâu hơn.
Các loại ngũ cốc
Người mắc ung thư phổi có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc vào khẩu phần ăn hàng ngày như lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, ngô,... Bởi vì thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, dồi dào vitamin, axit amin, protein,...nên dễ dàng cải thiện sức khỏe, tăng đề kháng cho người bệnh.
Các loại ngũ cốc hạt rất tốt cho sức khỏe người bệnh
Người bệnh ung thư phổi cần lưu ý gì trong ăn uống?
Chắc hẳn đọc đến đây các bạn đã biết người mắc ung thư phổi ăn gì để tốt cho sức khỏe nhất rồi phải không? Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chúng ta cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
>> Xem thêm:
Hạn chế ăn thực phẩm để lạnh
Thực phẩm để lạnh được xem như “kẻ thù” của hệ hô hấp và phổi vì dễ gây kích ứng niêm mạc vùng khoang miệng, họng và thúc đẩy tình trạng viêm, ho nhiều hơn. Chính điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào phá hủy phổi vốn đã yếu của người bệnh.
Chế biến đồ ăn đúng cách
Những người mắc ung thư phổi cần phải chú ý đến cách chế biến thực phẩm để đảm bảo giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất, ví dụ như:
- Hạn chế nấu các món cay, nóng vì rất dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây khó tiêu và về lâu dài làm suy giảm hoạt động của hệ tiêu hóa, miễn dịch trong cơ thể. Việc này sẽ làm ảnh hưởng kết quả điều trị ung thư phổi, thậm chí khiến tình trạng bệnh của chúng ta chuyển biến nặng hơn.
- Các loại thực phẩm chiên rán hoặc chứa quá nhiều dầu mỡ cũng là “khắc tinh” của bệnh nhân ung thư phổi. Bởi vì nó có thể gây ra cảm giác khó tiêu, đầy hơi, khó thở, đặc biệt là tăng áp lực lên phổi và hệ tim mạch.
- Người bệnh cũng nên hạn chế ăn đồ nướng vì khi thực phẩm được chế biến nhiệt độ cao dễ bị biến tính thành các hợp chất nguy hiểm cho cơ thể.
Bệnh nhân ung thư cần hạn chế các món chế biến cay nóng
Tránh ăn đồ chế biến sẵn
Các loại đồ ăn được chế biến sẵn hiện nay thường chứa nhiều chất bảo quản nên không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư phổi. Ngoài ra, một số sản phẩm như thịt nguội, xúc xích,... còn dễ mang vi khuẩn Listeria gây ra tình trạng ngộ độc hoặc ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của chúng ta.
Tuyệt đối không ăn đồ sống, chưa nấu chín
Các loại thực phẩm còn sống hoặc chưa được nấu chín là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Khi chúng được hấp thụ vào cơ thể sẽ thâm nhập vào các bộ phận khác nhau để phá hủy nội tạng, hoặc gây ra tình trạng ngộ độc rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.
Không nên ăn các loại rau sống
Nhiều người có sở thích ăn các loại rau mầm sống nhưng đây lại là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn, virus nguy hiểm cho cơ thể bệnh nhân. Bởi vì lúc này sức đề kháng của chúng ta rất yếu nên khó chống đỡ với các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Lời kết
Tóm lại, ung thư phổi ăn gì tốt? đã được chúng tôi giải đáp một cách cụ thể đến độc giả trong nội dung bài viết hôm nay. Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất, người bệnh có thể bổ sung 2,3 ly sữa cao năng lượng Leanmax Hope mỗi ngày giúp nâng cao sức khoẻ, hệ thống miễn dịch và tốt cho tiêu hoá. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng tăng cân, khối cơ sau 8 tuần. Điều này sẽ giúp ích cho quá trình chúng ta tiến hành điều trị và phục hồi sức khỏe.
Leanmax Hope – Dinh dưỡng y học chuyên biệt cho người bệnh ung thư. MUA NGAY
Leanmax Hope cung cấp nguồn dinh dưỡng giàu protein và các dưỡng chất dễ hấp thu như đạm whey, chất béo trung bình (MCT) giúp tăng cân, tăng cơ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người ung thư. Sản phẩm chứa Nano Curcumin, Arginine, Vitamin C hỗ trợ giảm viêm, nhanh lành vết mổ; Omega 3,6 cùng Antioxidants (Vitamin A, C, E & Selen) tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi; Chất xơ hòa tan FOS/Inulin, Vitamin nhóm B cải thiện tiêu hóa, giúp ăn ngon.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.