Người tiểu đường ăn mít được không? Cần lưu ý gì khi ăn?
Mít là loại quả có vị ngọt, sở hữu mùi thơm đặc biệt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên có không ít bệnh nhân đái tháo đường thắc mắc bị tiểu đường ăn mít được không? Nếu bạn đang tìm lời giải chính xác cho vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nutricare Pharma nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Thành phần, dưỡng chất có trong mít
Theo thông tin công bố từ các chuyên gia dinh dưỡng, mít là loại quả sở hữu mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh được nhiều người yêu thích. Mít có thể ăn trực tiếp hoặc ăn kèm với các thực phẩm khác. Mít còn được sấy khô, sấy dẻo,… để đáp ứng sở thích, thỏa mãn nhu cầu ăn uống của nhiều người.
Mít chứa nhiều dưỡng chất, khoáng chất và Vitamin
Trong mít tương đối các dưỡng chất cần thiết với sức khỏe. Mỗi một quả mít dựa vào trọng lượng sẽ có lượng calo khá chênh lệch. Tuy nhiên chỉ số vẫn dao động trong khoảng 150 – 155 calo. Để bạn hiểu rõ người tiểu đường ăn mít được không, bạn hãy điểm qua các dưỡng chất có trong mít nhé. Cụ thể:
- Protein.
- Chất béo.
- Vitamin nhóm B.
- Vitamin C.
- Các khoáng chất cần thiết (magie, glucose, canxi, kali, sắt,…).
- Chất xơ.
- Lignans, saponin và phytonutrient.
Lợi ích của mít với sức khỏe thông thường
Những thành phần này của mít đã mang đến một số lợi ích dành cho sức khỏe. Cụ thể có thể kể đến:
- Ngăn chặn nguy cơ táo bón.
- Cải thiện hệ tiêu hóa.
- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp ăn uống tốt hơn.
- Ngăn ngừa, loại bỏ nguy cơ ung thư.
- Hỗ trợ làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư.
- Cân bằng và ổn định chỉ số đường huyết, huyết áp cao.
- Giảm viêm nhiễm, ngăn ngừa một số bệnh lý (viêm khớp, viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản và viêm da…).
- Tốt cho hệ tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ.
Mít mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, kể cả bệnh nhân tiểu đường
Vậy, người bệnh tiểu đường ăn mít được không?
Mít là loại quả thuộc nhóm chỉ số đường huyết trung bình (chỉ số GI 50-60, GL 13-18). Chính vì thế người bệnh đái tháo đường có thể ăn mít. Tuy nhiên có một điểm cần chú ý đó là lượng Carbs ở mít thuộc type đường tự nhiên. Để hạn chế việc chỉ số đường huyết trong máu tăng nhanh, người bệnh nên ăn <75g/lần.
Khi ăn mít với liều lượng phù hợp, người tiểu đường còn ức chế, kiểm soát được căn bệnh này nhờ vào các tác dụng vượt trội như:
Kiểm soát lượng đường huyết
Trong 100g mít sẽ chứa lượng lớn protein (tầm 1.72g) và chất xơ (4.1g). Hai hoạt chất này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định chỉ số đường huyết trong máu rất tốt.
Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Mít còn chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid. Hoạt chất này sẽ hạn chế nguy cơ bị các bệnh mãn tính về tim mạch và tiểu đường type 2. Người bình thường ăn mít sẽ giảm xác suất bị đái tháo đường, còn bệnh nhân tiểu đường sẽ hạn chế biến chứng mắc các bệnh tim mạch.
Giảm đột quỵ
Biến chứng đột quỵ của bệnh nhân đái tháo đường là khó tránh khỏi. Tuy nhiên khi ăn mít đúng cách với liều lượng phù hợp, các dưỡng chất có trong loại quả này sẽ cân bằng huyết áp, tránh huyết áp cao, cải thiện cục bộ tuần hoàn máu. Khi tim mạch hoạt động ổn định, tình trạng đột quỵ bất ngờ sẽ không xuất hiện.
Điều chỉnh, kiểm soát thể trạng
Người bệnh tiểu đường còn kiểm soát cân nặng hiệu quả nhờ vào việc ăn mít đúng cách. Dù loại quả này có vị ngọt nhưng chứa ít chất béo, calo, tinh bột hơn những loại quả khác.
Mít còn có nhiều chất xơ, hỗ trợ người bệnh thấy no lâu, không bị đói. Điều này là nền tảng giúp bệnh nhân đái tháo đường có thể kiểm soát cân nặng của mình thật hiệu quả.
Một số lợi ích khác
Mít còn mang tới vô số lợi ích nổi bật khác dành cho sức khỏe. Có thể kể đến giảm viêm phế quản, giảm sưng tấy, giảm viêm loét dạ dày và ngăn ngừa ung thư, hen suyễn,… cực tốt.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn mít nhưng phải ăn đúng cách để kiểm soát bệnh
Mách nhỏ cách ăn mít đúng cách cho người tiểu đường
Sau khi có được giải đáp cho vấn đề bệnh nhân tiểu đường ăn mít được không, bạn hãy bỏ túi hướng dẫn ăn mít đúng cách để áp dụng theo nhé. Cụ thể như sau:
Về liều lượng
Người đái tháo đường trước khi ăn mít cần xác định chính xác liều lượng phù hợp để hạn chế lượng đường trong máu tăng cao. Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, mỗi lần ăn bệnh nhân không nên ăn quá 75g.
Về tần suất ăn
Người bệnh nên kiểm soát được tần suất ăn mít, không ăn mỗi ngày vì điều này sẽ tích tụ lượng đường trong cơ thể. Tốt nhất 1 tuần chỉ ăn 1 lần với liều lượng phù hợp.
Về thời điểm ăn
Thời điểm ăn mít thích hợp nhất dành cho người đái tháo đường là sau bữa chính 1-2 giờ. Người bệnh tuyệt đối không ăn trong lúc đói, ăn trước khi ngủ để hạn chế trường hợp khó tiêu, đầy bụng.
Người bệnh tiểu đường nên ăn mít với liều lượng, tần suất vừa phải
Tham khảo thêm:
Một số lưu ý khi ăn mít dành cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý thêm một số vấn đề nhất định để bản thân có thể ăn mít mà không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh lý của mình. Dưới đây chúng tôi đã bật mí chi tiết:
Không ăn mít chín quá
Mít quá chín thường chứa lượng lớn đường so với mít non. Chính vì vậy khi người bệnh ăn phải sẽ khiến lượng đường huyết trong máu bị ảnh hưởng, tăng rất nhanh. Nếu muốn ăn thì bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn từ 1-2 miếng/lần.
Nên ăn mít non đã sấy khô
Người bệnh có thể ăn 30g mít non sấy khô/ngày, một tuần ăn 2 lần. Tuy nhiên sau khi ăn xong bệnh nhân nên nghỉ ăn cơm, có thể ăn thực phẩm khác nhưng không được bổ sung tinh bột. Cách ăn này sẽ giúp người bệnh no lâu, không thèm ăn vặt.
Hỏi trước ý kiến từ bác sĩ
Những bệnh nhân tiểu đường đang ở giai đoạn nặng, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh trước khi ăn mít hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ. Dù ở nhóm chỉ số GI trung bình thế nhưng loại quả này có thể ảnh hưởng đến công dụng của một số thuốc điều trị bệnh lý tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường có ăn được bánh giò không và cách chế biến
Người bệnh đái tháo đường hãy hỏi trước bác sĩ điều trị về việc ăn mít
Ăn kèm cùng thực phẩm khác
Bệnh nhân đái tháo đường có thể chế biến mít xanh cùng với các thực phẩm khác để làm mới chế độ dinh dưỡng của mình. Có thể kể đến một số món ăn hấp dẫn, không ảnh hưởng chỉ số đường huyết như:
- Mít xào.
- Mít nấu cà ri.
Khi chế biến, người bệnh nên nêm nếm gia vị thật thanh đạm và hạn chế tối đa việc bỏ thêm đường, muối, dầu mỡ,… khi nấu. Sau khi ăn, bệnh nhân hạn chế ăn cơm, bún, phở và miến để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể.
Bổ sung thực phẩm lành mạnh
Người bệnh nên ăn mít kèm với một số thực phẩm lành mạnh khác, ít carbs, calo và có chỉ số đường huyết không cao. Bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm dinh dưỡng y học dành cho người tiểu đường – Nutricare Cerna. Sau khi ăn lượng đường trong máu vẫn ở ngưỡng an toàn, không nguy hiểm.
Sản phẩm dinh dưỡng Nutricare Cerna nên được bệnh nhân tiểu đường uống kèm khi ăn mít. TÌM HIỂU NGAY!
Tiểu đường hay đái tháo đường được coi là bệnh lý nghiêm trọng, mãn tính và gần như không thể chữa trị triệt để. Người mắc bệnh gần như phải “sống chung” với bệnh và tự kiểm soát đường huyết, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hiểu được điều đó, Nutricare Cerna ra đời và trở thành giải pháp dinh dưỡng tối ưu, giúp kiểm soát đường huyết ổn định với những ưu điểm vượt trội:
- Ổn định đường huyết với GI thấp = 32.5
- Giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và toàn diện.
- Giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.
- Giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng cường hệ miễn dịch.
Đối tượng tiểu đường nào không nên ăn mít?
Mít là một loại trái cây thông dụng với nhiều dưỡng chất quan trọng. Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn mít để bổ sung các khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có một số người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn mít, cụ thể:
- Người dị ứng với mít: Nếu bạn biết mình có dị ứng với mít, hãy tránh ăn nó. Dị ứng mít có thể gây ra các triệu chứng như đỏ, ngứa, phát ban, khó thở, hoặc nặng hơn có thể dẫn đến sốc phản vệ.
- Người khó đông máu: Mít chứa lượng Vitamin K khá cao, một loại vitamin giúp máu đông. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, ăn mít có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và tăng nguy cơ chảy máu.
- Người bị bệnh tim mạch: Mít chứa khá nhiều kali, một khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu hấp thụ quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh tim mạch hoặc người dùng các loại thuốc chống huyết áp.
- Người bị tiểu đường có chỉ số đường huyết không ổn định: Những người này cần phải kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống và lượng đường trong máu, nên hạn chế ăn mít.
Dù là đối tượng nào, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn của mình, đặc biệt nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc có bất kỳ điều kiện y tế nào khác.
Lời kết
Trên đây Nutricare Pharma đã cùng bạn tìm được đáp án cho câu hỏi tiểu đường ăn mít được không. Hy vọng sau khi theo dõi bài viết bạn đã bỏ túi kha khá thông tin hữu ích để cải thiện tình trạng bệnh lý của mình. Đồng thời vẫn ăn được mít – loại quả mình yêu thích.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.