Bệnh tiểu đường có ăn được bánh giò không và cách chế biến

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Bệnh nhân mắc tiểu đường là đối tượng luôn phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Điều này giúp họ đảm bảo được sức khỏe, ổn định lượng glucose trong máu và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bệnh tiểu đường có ăn được bánh giò không đang là thắc mắc của nhiều người. Nội dung bài viết sau đây Nutricare Pharma sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu câu trả lời chi tiết nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Giá trị dinh dưỡng của bánh giò

Bánh giò là loại được làm từ gạo tẻ, bột năng, nước hầm xương cùng với phần nhân có thịt heo, mộc nhĩ, hành khô, hành tây. Món ăn này thường được gói bằng lá chuối rồi mang hấp trong nồi đến khi chín và dậy mùi thơm. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 100gr bánh giò sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Khoảng 234 Kcal
  • Tinh bột đường: 15.7
  • Protein: 2.8 gram
  • Chất béo: 17.5 gram
  • Khoảng 29g Glucid
  • Nước: 62.3 gram
  • Canxi: 33.5 gram
  • Chất xơ: 0.61 gram
  • Photpho: 20.1 mg

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh giò không và cách chế biến

Bánh giò là món ăn nhiều tinh bột và giàu Calo

>> Tham khảo thêm: Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp có hiệu quả không?

Liệu bệnh tiểu đường có ăn được bánh giò không?

Theo như phân tích về thành phần dinh dưỡng của một chiếc bánh giò, chúng ta có thể thấy món ăn này chứa hàm lượng tinh bột và chất béo khá cao. Bởi vậy, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn bánh giò thường xuyên. Nếu bạn thích ăn thì vẫn có thể sử dụng khoảng 2 đến 3 cái một tuần và tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây.

  • Bạn nên kiểm tra đường huyết ngay sau khi ăn để ngăn ngừa tình trạng tăng đột ngột lượng glucose trong máu. Đồng thời chúng ta có thể lấy đây là căn cứ để điều chỉnh lượng ăn cho những lần kế tiếp.
  • Trong khi ăn bánh giò bạn không nên sử dụng thêm những thực phẩm có chứa tinh bột hoặc đường vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường huyết.

Cách ăn bánh giò an toàn với người mắc tiểu đường

Nếu người tiểu đường thích ăn bánh giò thì có bổ sung nguồn thực phẩm này với số lượng ít. Bởi chúng chứa nhiều tinh bột và glucose nên không phải là món ăn để chúng ta bổ sung hàng ngày. Thay vào đó bạn nên thực hiện việc ăn bánh giò và kết hợp những lưu ý quan trọng sau đây.

>> Xem thêm:

Thời điểm ăn bánh giò

Để đẩy lùi tình trạng tích lũy mỡ thừa cũng như ngăn chặn quá trình dung nạp lượng glucose vào máu quá mức chúng ta nên ăn bánh giò vào buổi sáng. Theo khuyến nghị chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi tuần bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 2 cái khi thèm và tuyệt đối không thưởng thức vào buổi tối. Nếu bạn thưởng thức bánh giò vào buổi tối sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng.

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh giò không và cách chế biến

Bạn nên ăn bánh giò vào buổi sáng

Sau khi ăn bánh giò nên tập thể dục

Sau khi ăn bánh giò, người mắc tiểu đường nên vận động nhẹ để đốt cháy calo và lượng chất béo dư thừa vừa tích tụ. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn thúc đẩy quá trình trao chất ở cơ thể và môi trường khiến cơ thể thêm dẻo dai và khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện điều này khoảng 2 tiếng sau ăn nhằm tránh tình trạng đau dạ dày.

Ăn bánh giò cùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường nên thưởng thức bánh giò kèm với những thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, xà lách, bông cải xanh, bí ngời,... Các món ăn này sẽ khiến bạn không bị ngán và hạn chế được lượng đường trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, chúng ta không nên dùng chung bánh giờ với những thực phẩm nhiều mỡ và hàm lượng glucose cao.

Không nên ăn bánh giò khi đã để qua đêm

Theo các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta không nên ăn bánh giò khi đã để qua đêm ở nhiệt độ thường. Thay vào đó bạn nên cất thực phẩm này vào trong ngăn mát tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng. Khi nào bản thân muốn ăn thì chỉ cần bỏ vào nồi và hấp nóng lên khoảng 15 phút rồi mở ra và thưởng thức.

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh giò không và cách chế biến

Bạn không nên ăn bánh giò khi đã để qua đêm

Hướng dẫn chế biến bánh giò cho người bị tiểu đường

Bánh giò là món ăn khá thơm ngon nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên bệnh nhân mắc tiểu đường không nên bổ sung thực phẩm này quá nhiều bởi nó chứa khá nhiều tinh bột sẽ làm tăng đột biến lượng glucose trong máu. Theo đó, để đảo bảo cho sức khỏe và nguồn dịch dưỡng thiết yếu cho bản thân, mọi người cũng có thể tự chế biến bánh giò cho mình theo hướng dẫn sau đây.

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm: bột bánh, thịt, hành tây, nấm, xương heo, bọt ngọt, nước tương, hạt tiêu, muối, lá chuối.
  • Bước 2: Bạn tiến hành làm nhân bánh bằng cách ngâm nấm hương mềm và băm nhuyễn. Sau đó cho thêm thịt nạc xay, hành tây vào trộn đều và cho gia vị vào.
  • Bước 3: Chúng ta hãy rửa sạch xương heo rồi đem đi hầm trong 15 phút để lấy nước. Sau đó bạn vớt ra và cho bột bánh vào nước hầm. Chúng ta lưu ý chỉ dùng lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi thấy bột đặc quánh lại.
  • Bước 4: Lá chuối mang rửa sạch, gấp thành hình chiếc phễu rồi đổ 2 muỗng bột bánh giò nguội vào rồi ấn nhẹ. Sau đó bạn thêm phần nhân vào giữa và tiếp tục đổ lên một lượt bột bánh.
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn gói bánh lại và luộc trong vòng 30 phút rồi lấy ra và thưởng thức khi đang còn nóng hổi.

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh giò không và cách chế biến

Bệnh nhân mắc tiểu đường không nên ăn bánh giò quá nhiều

Bánh mặn khác thay bánh giò cho người tiểu đường

Nếu bạn có sở thích ăn bánh giò nhưng lại mắc bệnh tiểu đường thì có thể tham khảo những loại bánh mặn sau đây. Chúng vừa giúp chúng ta thêm ngon miệng mà còn đảm bảo cung cấp dưỡng dưỡng tốt hơn cho cơ thể.

Bánh xèo

Bánh xèo là loại được làm từ bột, có nhân thịt và tôm, thường được ăn kèm với rau sống cùng nước chấm để tăng thêm vị đậm đà.  Đây là thực phẩm có lượng tinh bột rất ít nên khá phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Bánh giầy giò

Bánh giầy giò là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam, được làm từ những nguyên liệu dễ kiếm. Đây là thực phẩm chứa rất ít tinh bột và hầu như không có đường. Bởi vậy món ăn này khá phù hợp để bệnh nhân tiểu đường thay đổi khẩu vị của mình khi có nhu cầu.

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh giò không và cách chế biến

Bánh giầy giò là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam

Bánh bột lọc

Bánh bột lọc được làm từ bột năng, nhân gồm tôm hoặc thịt tùy theo khẩu vị của mỗi người. Món ăn này không sử dụng dầu mỡ để chế biến và hầu như không chứa tinh bột nên khá an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Bánh ít trần

Bánh ít trần thuộc đặc sản của người dân Miền Trung, được làm từ lá nếp với 2 loại nhân phổ biến gồm đậu xanh và nhân thịt. Món ăn này cung cấp năng lượng rất tốt cho cơ thể với lượng protein dồi dào và ít tinh bột. Bởi vậy, sản phẩm này được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu đường sử dụng.

Bánh bèo

Bánh bèo là món ăn khá nổi tiếng của người Huế cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Đây là loại bánh ít tính bột nên khá thích hợp cho người tiểu đường sử dụng, đặc biệt những ai có chỉ số đường huyết thấp.

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh giò không và cách chế biến

Bánh bèo là món ăn khá nổi tiếng của người Huế

Lời kết

Bài viết trên Nutricare Pharma đã giúp bạn đọc khám phá về thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được bánh giò không. Đây là thực phẩm khá thơm ngon, nhưng khá nhiều tinh bột nên chúng ta nên hạn chế sử dụng nhiều.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, mọi người có thể bổ sung thêm sản phẩm dinh dưỡng y học của Nutricare Pharma - Nutricare Cerna - Giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, giúp ổn định đường huyết, giảm mệt mỏi, tốt cho tim mạch. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết thấp. 

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái