Người bị bệnh tiểu đường ăn bánh tráng được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Nhiều người tiểu đường rất băn khoăn về chế độ dinh dưỡng của bản thân, không biết bản thân có thể ăn được món gì?Vậy người mắc tiểu đường ăn bánh tráng được không? Món này làm từ bột gạo là chủ yếu mà bệnh nhân đái tháo đường cần hạn chế bổ sung tinh bột. Để giải đáp chính xác cho câu hỏi này, bạn hãy cùng Nutricare Pharma theo dõi bài viết dưới đây nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Tổng quan thông tin về bánh tráng

Bánh tráng là một loại bánh làm từ bột gạo tráng mỏng và phơi khô. Mọi người có thể ăn trực tiếp, nhúng nước hoặc nướng bánh chín (tùy từng cách ăn).

Bánh tráng là bánh làm từ bột gạo được tráng mỏng hấp chín và phơi khô

Tùy từng vùng miền tại khu vực sản xuất, mọi người có thể nêm nếm thêm một số gia vị hoặc nguyên phụ liệu như mè, dừa, hành, muối, tiêu, đường… để tạo ra đặc điểm đặc trưng cho bánh.

Bánh tráng cung cấp bao nhiêu calo cho cơ thể?

Trước khi giải đáp câu hỏi bệnh nhân tiểu đường ăn bánh tráng được không, bạn hãy tìm hiểu chính xác chỉ số calo loại bánh này cung cấp cho cơ thể đã nhé. Đây là nền tảng giúp bạn có đáp án chính xác, xác định được lượng tiêu thụ bánh phù hợp tại chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Bánh tráng trắng

Loại bánh này làm chủ yếu từ bột gạo và một số loại bột khác để tạo ra độ dẻo vừa phải. Nhìn chung cứ 100gr bánh tráng trắng sẽ cung cấp cho cơ thể 280 - 300 calo.

Bánh tráng gạo lứt

Nguyên liệu chính của loại bánh này là hạt gạo lứt đã xay nhuyễn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết 100gr bánh tráng gạo lứt sẽ cung cấp 240 - 340 calo.

Bánh tráng nướng mè

Loại bánh này làm từ bột gạo và rắc thêm mè phía trên. Hàm lượng calo trung bình của bánh là 220 - 240 calo.

Bánh tráng nướng mè cung cấp cho cơ thể từ 220 đến 240 calo 

Bánh tráng trộn

Món bánh này ngoài bánh tráng đơn thuần ra sẽ kết hợp thêm một số nguyên liệu khác. Bao gồm khô bò, xoài xanh, bột tôm, trứng cút, mỡ hành, đậu phộng rang và bơ,… Những nguyên liệu này đều chứa nhiều chất béo do đó 100gr bánh tráng trộn sẽ có khoảng 300 - 330 calo.

Bánh tráng nướng

Đây là món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị ngon miệng không kém cạnh bánh tráng trộn. Bánh cũng có nhiều nhân hấp dẫn như thịt gà xé sợi, trứng cút, phô mai, ruốc thịt heo, khô bò và xúc xích.

Bánh sẽ được tráng một lớp trứng hoặc bơ bên trên bánh tráng, sau đó sắp xếp các loại rồi nướng trên than hồng để tạo độ giòn rụm. Hàm lượng calo/chiếc bánh sẽ dao động từ 300 - 360 calo.

Bánh tráng cuộn

Cách chế biến của bánh tráng cuộn cũng nhiều nhân như 2 loại bánh phía trên. Cụ thể lớp ngoài cùng của bánh sẽ là bánh tráng. Sau đó rắc đều các loại nhân như rau răm, trứng gà, hành phi, xoài xanh bào sợi, tép khô, thịt bò khô, nước me chua ngọt hoặc sốt mayonnaise.

Cuối cùng là cuộn bánh lại cùng với nhân rồi dùng kéo cắt khúc để thưởng thức. Hàm lượng calo/chiếc bánh tráng cuộn sẽ dao động từ 300 - 400 calo. Đây là con số tương đối cao, do đó bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn.

Bánh tráng cuộn có chỉ số calo khá cao, dao động 300 – 400

Tham khảo thêm:

Vậy, bệnh nhân tiểu đường ăn bánh tráng được không?

Bệnh nhân tiểu đường ăn bánh tráng được không? Câu trả lời chính xác cho câu hỏi này đó là CÓ. Tuy nhiên các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn thường xuyên, không được ăn quá nhiều trong một lúc. Tốt nhất người tiểu đường chỉ nên ăn vừa phải, thi thoảng bổ sung món này để thỏa mãn cơn thèm, thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Tại sao lại thế? Thực tế thành phần chính của bánh tráng là bột gạo (có nhiều tinh bột, đạm, đường và cholesterol). Khi bệnh nhân ăn bánh tráng, chỉ số đường huyết trong máu sẽ tăng lên. Chính vì thế người bệnh không nên ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục trong thời gian dài.

Nếu ăn bánh tráng sai cách, bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Mù lòa.
  • Suy thận.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Xơ vữa động mạch.

Nếu người bệnh yêu thích món ăn này thì chú ý ăn thật đúng cách. Thi thoảng mới ăn, mỗi lần chỉ ăn với liều lượng ít để hạn chế cơ thể không thiếu hụt dinh dưỡng. Đồng thời vẫn đảm bảo được lượng đường huyết giữ ở chỉ số an toàn.

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn bánh tráng nhưng cần ăn thật ít và chú ý số lượng

Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn bánh tráng?

Nhìn chung người bị tiểu đường vẫn có thể ăn bánh tráng tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Tần suất phù hợp nhất đó là ăn 1-2 lần/tuần, mỗi lần ăn <200gr chia nhỏ tại các bữa.

Bữa nào bệnh nhân ăn bánh tráng vào buổi sáng thì ngày hôm đó nên hạn chế ăn các thực phẩm tinh bột. Ví dụ như cơm, bún, phở, bánh mì, miến. Thay vào đó là ăn hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Cơ thể sẽ có đầy đủ chất xơ, giúp bệnh nhân no lâu mà không tăng quá nhiều chỉ số đường huyết trong máu. Ngoài ra khi ăn bánh bệnh nhân cần lưu ý một số yếu tố như:

  • Hạn chế ăn kèm bánh tráng cùng với nhiều loại nhân.
  • Không ăn giò chả cùng bánh tráng bởi món thực phẩm này có nhiều muối và chất béo.
  • Người bệnh cần đo chỉ số đường huyết của mình trước và sau khi ăn bánh tráng.

Một số cách giảm chỉ số đường huyết sau khi ăn bánh tráng

Đối với tình huống chỉ số đường huyết tăng cao sau khi ăn bánh, người bệnh nên áp dụng một số cách hữu ích dưới đây để cải thiện, điều chỉnh về mức an toàn. Cụ thể:

Tập thể dục thể thao

Tập luyện thể thao thường xuyên, rèn luyện cơ thể hàng ngày sẽ giúp tế bào trong cơ thể hấp thụ lượng đường có trong máu tốt hơn. Điều này là nền tảng giúp bệnh nhân kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả lúc đói và sau khi ăn. Đồng thời còn hạn chế một số biến chứng về tim mạch, huyết áp,… rất tốt.

Tập thể dục thể thao giúp chỉ số đường huyết giảm đi sau khi ăn bánh tráng

Uống thuốc điều trị theo đơn

Người bệnh nên sử dụng kèm một số loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường để cải thiện chỉ số đường huyết sau khi ăn bánh. Đồng thời người bệnh nên định kỳ thăm khám, theo dõi bệnh để hạn chế biến chứng, có hướng điều trị phù hợp.

Tránh stress, căng thẳng

Dù chỉ số đường huyết có tăng sau khi ăn bánh tráng, người bệnh cũng không nên lo lắng quá. Tâm lý là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh lý tiểu đường, chính vì thế bệnh nhân nên giữ một tâm trạng vui vẻ, chú ý nghỉ ngơi sinh hoạt đúng giờ.

Bổ sung thực phẩm, sữa dinh dưỡng lành mạnh

Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh và sữa dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường Nutricare Cerna. Việc kiểm soát, điều chỉnh lại chế độ ăn uống chính là cách kiểm soát đường huyết an toàn, hiệu quả nhất. Tốt nhất bệnh nhân cần lưu ý khẩu phần ăn của mình có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như:

  • Protein.
  • Chất béo.
  • Chất xơ.
  • Chất đạm.
  • Vitamin.
  • Tinh bột.

Bổ sung sữa sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định chỉ số đường huyết. TÌM HIỂU NGAY

Bệnh nhân đái tháo đường không nên sử dụng các thực phẩm, đồ uống có đặc tính kích thích như cafe, thuốc lá, rượu bia và trà đặc. Chất xơ và vitamin là hai loại dưỡng chất cần thiết nhất mà bệnh nhân nên ưu tiên sử dụng nhằm kiểm soát đường huyết thật hiệu quả.

Lời kết

Hy vọng bài viết vừa được Nutricare Pharma cập nhật đã giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi tiểu đường ăn bánh tráng được không. Nếu bạn yêu thích món ăn này thì chú ý ăn theo cách chúng tôi hướng dẫn và bổ sung thêm sản phẩm  dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường Nutricare Cerna để đường huyết luôn ổn định nhé.

mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái