Uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không? Giải đáp ngay!
Nước ngọt được xem như là đồ uống không lành mạnh vì nó chỉ mang tính giải khát, gây tăng cân và không hề cung cấp chất dinh dưỡng nào cho cơ thể. Chính bởi những tác hại của nước ngọt đối với sức khỏe mà nhiều bạn thường thắc mắc liệu uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không? Bài viết dưới đây Nutricare Pharma sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để lý giải cho vấn đề này!
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không?
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, mức đường khuyến nghị được nạp vào cơ thể mỗi ngày là 6 muỗng cà phê đường. Trong khi đó, một lon nước ngọt chứa đến khoảng 10 muỗng cà phê đường. Điều này có nghĩa là khi uống ít nhất 1 lon nước ngọt, bạn đã nạp đường vào cơ thể vượt quá mức cho phép tới 4 thìa cà phê. Liệu với ngưỡng vượt như vậy uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường hay không?
Uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2
Đối với người đã mắc bệnh tiểu đường, uống nước ngọt sẽ khiến khả năng kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Theo như kết quả nghiên cứu, những người tiêu thụ 1 – 2 lon nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn với người không uống nhiều nước ngọt là 26%.
Uống nước ngọt sẽ khiến bạn khó kiểm soát đường huyết
Các chuyên gia đã giải thích rằng với hàm lượng đường cao sẽ khiến cho cơ thể tích trữ những năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo. Điều này sẽ khiến cho bạn thừa cân, tăng cân và gây nên béo phì. Đây chính là điều kiện để phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bên cạnh đó uống nhiều nước ngọt tức là bạn đang dung nạp vào cơ thể những loại carbohydrate hấp thụ nhanh. Đây chính là yếu tố khiến đường huyết tăng cao và gây nên tình trạng kháng insulin:
- Khi trong máu dư thừa glucose thì khả năng hấp thụ và sử dụng glucose của các tế bào sẽ giảm đi và gây nên tình trạng kháng insulin.
- Tế bào cần nhiều insulin hơn để hấp thụ glucose và cân bằng đường huyết. Tuy nhiên nhu cầu insulin tăng cao theo thời gian sẽ làm hao mòn tuyến tụy – cơ quan sản xuất insulin.
- Khi tuyến tụy hoạt động không hiệu quả, tế bào sẽ không sử dụng được insulin để hấp thụ glucose từ máu. Điều này sẽ khiến cho đường tích tụ dần trong máu dẫn đến tiền tiểu đường và phát triển thành bệnh tiểu đường.
Uống nhiều nước ngọt gây nên tình trạng kháng insulin
Nước ngọt không là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận rằng nước ngọt là thủ phạm nguy hiểm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên vấn đề uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không vẫn đang còn những tranh cãi.
Bệnh tiểu đường không chỉ do sử dụng nhiều nước ngọt mà còn do nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn người bệnh từng có lối sống kém lành mạnh như: Uống rượu bia, ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate xấu, ít vận động,…
Tham khảo thêm:
Các loại nước ngọt uống nhiều có thể gây nên bệnh tiểu đường
Dưới đây sẽ là những loại đồ uống có chứa lượng đường cao hơn hẳn mà chúng ta cần tuyệt đối tránh xa nếu không muốn mắc bệnh tiểu đường:
1. Coca
Theo như nghiên cứu từ trung tâm khoa học vì lợi ích cộng cộng – một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington cho biết rằng:
- Một lon coca 355ml thông thường sẽ chứa tới 9.5 thìa cà phê đường.
- Một chai coca loại 600ml chứa lên tới 16 muỗng cà phê đường.
Một lon coca 355ml sẽ chứa tới 9.5 thìa cà phê đường
Cùng với đó, theo như hướng dẫn từ chế độ ăn uống của Hoa Kỳ năm 2015 – 2020 đã khuyến nghị, mỗi người chỉ nên bổ sung tối đa 12 muỗng cà phê đường/ ngày. Còn với hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ lại đưa ra lời khuyến nghị đối với phụ nữ chỉ nên tiêu thụ 6 thìa/ ngày và đối với nam giới là 9 thìa/ ngày. Chính vì vậy bất kể bạn uống loại coca nào dù chỉ 1 cốc mỗi ngày cùng với chế độ ăn uống khác sẽ làm vượt quá lượng đường khuyến nghị hàng ngày.
2. Nước tăng lực
Theo như số liệu thống kế trung bình: Nước tăng lực của các nhãn hiệu khác nhau sẽ chứa từ 10 – 12 muỗng cà phê đường/ lon như với nước ngọt. Hơn thế nữa, việc hấp thụ một lượng lớn caffein sẽ làm cho cơ thể bạn bị tăng huyết áp và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con người bởi những chất phụ gia có trong nước tăng lực.
Nước tăng lực sẽ chứa từ 10 – 12 muỗng cà phê đường/ lon
Hàm lượng đường có trong các loại đồ uống thể thao cũng vậy. Nhiều người thường cho rằng, những loại đồ uống này thường tốt cho sức khỏe vì chúng có thể cung cấp cho vận động viên carbohydrate, nước và chất điện giải trong quá trình luyện tập. Đối với người bình thường, chúng cũng chỉ là nguồn cung cấp calo và đường khác với hàm lượng chứa khoảng 5 – 7 muỗng cà phê đường/ lon.
3. Nước hoa quả tự nhiên
Mặc dù nước hoa quả có chứa những chất dinh dưỡng như: Khoáng chất, vitamin và chất phytochemical tốt cho cơ thể nhưng loại nước này cũng chứa nhiều calo và đường tương đương với nước ngọt. Theo số liệu thống kê từ trang web, các nhãn hiệu nước ép trái cây 100% khác nhau có chứa lượng đường từ 10 – 15 muỗng cà phê đường/ lon.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đã được chỉ rõ thêm: Nếu bạn uống một ly nước ép trái cây mỗi ngày vẫn có thể làm tăng thêm 15% nguy cơ đái tháo đường. Chính bởi như vậy, dù đường trong trái cây là đường Fructose tự nhiên nhưng bạn cần hạn chế tiêu thụ chúng hàng ngày để tránh nguy cơ mắc tiểu đường.
Uống ly nước ép trái cây mỗi ngày có thể tăng thêm 15% nguy cơ đái tháo đường
Từ thông tin trên có thể kết luận rằng: Mọi người nên uống 3 loại nước trên càng ít càng tốt và tốt hơn hết là tuyệt đối tránh xa những thức uống đó để có thể bảo vệ sức khỏe được dài lâu hơn. Tuy nhiên, nếu thỉnh thoảng bạn muốn uống hãy đo thử đường huyết trong vòng 30 đến 60 phút trước và sau khi uống đồ uống trên để có số liệu so sánh. Bằng cách này, bạn có thể biết được mình nên uống bao nhiêu để có thể điều chỉnh lượng hay cảnh giác lượng đường tiêu thụ vào cơ thể mỗi lần sau.
Uống nước ngọt như thế nào cho đúng cách để không bị tiểu đường?
Nước ngọt có tác dụng giải khát nên bạn vẫn có thể uống. Tuy nhiên sẽ có một số lưu ý nhỏ trong khi uống nước ngọt để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
- Bạn không nên cùng một lúc uống quá nhiều nước ngọt. Hãy chia nhỏ từng ngụm để uống hoặc chia nhỏ lượng uống trong ngày.
- Hiện nay trên thị trường có những loại nước ngọt ít đường hoặc không đường, bạn có thể lựa chọn những loại nước này thay vì uống những loại nước ngọt có đường thông thường.
- Nước ngọt chỉ là một loại nước để chúng ta giải khát, vì thế bạn không nên uống thay nước lọc hay uống một cách thường xuyên.
- Bạn cũng cần phải tăng cường tập thể dục để có thể cải thiện sức khỏe một cách tổng thể nhất.
Bạn không nên uống nước ngọt mà thay nước lọc uống một cách thường xuyên
Qua bài viết trên đây, Nutricare Pharma đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin để giải đáp cho câu hỏi uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường hay không? Từ đó có thể thấy được mối quan hệ giữa việc uống nhiều nước ngọt và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chưa được chứng minh rõ ràng và gây nhiều tranh cãi. Dù cho có uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không bạn cũng cần hạn chế món đồ uống không lành mạnh này để tránh béo phì và thừa cân.
Bên cạnh đó để có thể hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, bạn cũng có thể bổ sung thêm những loại sữa dành cho người tiểu đường Nutricare Cerna để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Sản phẩm là giải pháp dinh dưỡng tối ưu, giúp kiểm soát đường huyết ổn định với những ưu điểm vượt trội:
- Ổn định đường huyết với GI thấp = 32.5
- Giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và toàn diện.
- Giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.
- Giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng cường hệ miễn dịch.
Nutricare Cerna: Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, đã được chứng minh lâm sàng với chỉ số đường huyết thấp GI=32.5. MUA NGAY
mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.