Hướng dẫn cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường

Gạo lứt là loại gạo chứa nhiều dinh dưỡng nhất trong các loại gạo vì chỉ xay bỏ đi lớp trấu và giữ nguyên lớp cám. Theo các chuyên gia tư vấn về sức khỏe, gạo lứt rất tốt cho người cao tuổi và người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng để  tận dụng tối đa loại gạo này. Để biết cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường hãy cùng Nutricare Pharma khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Lợi ích của gạo lứt dành cho người tiểu đường

Với người mắc bệnh tiểu đường, gạo lứt giúp kiểm soát khẩu phần ăn và đường huyết một cách tốt nhất. Lợi ích chính của gạo lứt như sau:

Lợi ích chung của gạo lứt đối với sức khỏe

Gạo lứt là thực thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp dồi dào chất xơ, chống oxy hóa và một số khoáng chất, vitamin. Trong gạo lứt còn chứa một số loại hợp chất thực vật tên Flavonoid giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như: Ung thư, Alzheimer và bệnh tim.

Bên cạnh đó, các món ăn từ gạo lứt còn có tác dụng no lâu và hỗ trợ trong quá trình giảm cân. Loại thực phẩm này còn giàu chất xơ có lợi với tiêu hóa, nhờ đó làm giảm đi nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường

Gạo lứt là thực thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng

Một cốc gạo lứt ăn kiêng mỗi ngày sẽ cung cấp đầy đủ magie cho cơ thể nhằm chữa lành vết thương, hỗ trợ hoạt động chức năng của thần kinh và phát triển hệ cơ xương, điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài những thành phần dinh dưỡng đã được kể trên, gạo lứt còn chứa: Kali, sắt, Folate và Riboflavin.

Lợi ích của gạo lứt dành cho người tiểu đường

Gạo lứt là một trong những thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ dồi dào. Đối với người bị thừa cân, béo phì hay mắc bệnh tiểu đường thì gạo lứt sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Đặc biệt hơn cả, đối với bệnh nhân tiểu đường để ngăn ngừa hay trì hoãn sự phát triển của bệnh thì việc kiểm soát đường máu là vô cùng quan trọng.

So với gạo trắng thì chế độ gạo lứt ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường làm giảm cả hemoglobin và lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, việc người tiểu đường sử dụng gạo lứt thường xuyên và trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện đường máu cũng như chức năng nội mô. Đây chính là chỉ số quan trọng trong đo lường sức khỏe tim mạch.

cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường

Gạo lứt là thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ dồi dào

Hơn thế nữa, chế độ gạo lứt ăn kiêng cũng hỗ trợ cho quá trình giảm cân tốt nhất ở những người tiểu đường giúp cải thiện được việc kiểm soát lượng đường trong máu. Còn ở những phụ nữ thừa cân, béo  phì thì việc tiêu thụ 3/4 cốc gạo lứt mỗi ngày sẽ tương đương 150 gram giúp giảm đi các chỉ số cân nặng nói chung và vòng eo nói riêng một cách đáng kể so với gạo trắng. Giảm cân vô cùng quan trọng đối với những người bị tiểu đường tuýp 2 vì nó làm giảm đi khả năng bệnh nặng hơn rất cao.

Tham khảo thêm:

Chế độ gạo lứt ăn kiêng giúp ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2

Gạo lứt không chỉ giúp kiểm soát đường máu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mà còn giúp ngăn ngừa bệnh một cách hiệu quả. Người bình thường tối thiểu sử dụng gạo lứt 2 lần/ tuần trong những bữa ăn được khuyến nghị để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Cơ chế ngăn ngừa bệnh tiểu đường của chế độ gạo lứt ăn kiêng là chưa được chứng minh hoàn toàn. Tuy nhiên mọi nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng chất xơ trong gạo lứt đã đóng một phần vai trò quan trọng trong tác dụng này. Bên cạnh đó, magie trong gạo lứt cũng làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường

Gạo lứt giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả

Hướng dẫn cách làm bánh mì gạo lứt cho người tiểu đường hiệu quả

Để tận dụng tối đa chất dinh dưỡng cũng như công dụng của gạo lứt cho người tiểu đường, bạn có thể làm bánh từ loại gạo này. Công thức khá đơn giản và bạn có thể áp dụng tại nhà. Cụ thể:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  •  Gạo lứt: 80g
  • Bột mì: 420g
  • Nước: 260g
  • Đường nâu: 100g
  • Bột men nở khô: 5g

cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường

Bánh mì gạo lứt rất tốt cho người tiểu đường

Cách thực hiện:

  • Bạn vo sạch gạo lứt sau đó để cho ráo nước rồi đem đi xay nhuyễn thành bột mịn. Chú ý rây qua rây lọc cho bột mịn hơn, tránh vón cục khi làm bánh.
  • Cho các nguyên liệu gồm: Bột gạo lứt, đường nâu, men nở, bột mì và nước vào tô lớn rồi trộn đều cho thật nhuyễn, mịn.
  • Sau khi bạn đã nhào bột thật mịn, nhuyễn và sờ không bị dính tay thì tiến hành ủ bột. Thời gian ủ tùy nhiệt độ bạn để, chủ yếu bạn cần căn khối lượng bột sao cho nở gấp đôi là được. Sau đó dùng tay nhào bột lại lần nữa cho mịn rồi xịt thêm ít nước lên bề mặt bột.
  • Cán bột thành hình trụ và dùng dao cắt bột chia thành 14 phần bằng nhau.
  • Tiếp tục ủ bột thêm 20 phút để bột nở tối đa.
  • Sau khi bột đã nở bạn đem đi hấp bánh khoảng 15 phút cho bánh chín là có thể dùng được.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn bao nhiêu gạo lứt?

Hiện nay chưa có khuyến nghị về lượng carbs phù hợp cho người bị tiểu đường song bạn vẫn cần kiểm soát lượng carbs dung nạp vào cơ thể. Ví dụ: Nếu mục tiêu khẩu phần ăn mỗi bữa cơm của bạn là 30 carbs thì bạn nên sử dụng 1/2 chén cơm gạo lứt với 26 gram carbs. Lượng carbs còn lại bạn có thể bổ sung từ những thực phẩm chứa carbs thấp như ức gà hay rau.

Như vậy, khi sử dụng gạo lứt cho bữa ăn hàng ngày người bị tiểu đường cần kết hợp với các loại thực phẩm chứa lượng carb thấp như rau, ức gà…

cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường

Khi sử dụng gạo lứt nên kết hợp với thực phẩm chứa carbs thấp

Một số lưu ý khi ăn gạo lứt đối với người bệnh tiểu đường

Đối với người bị tiểu đường khi ăn gạo lứt cần lưu ý những vấn đề như sau:

Ăn cùng thực phẩm khác

Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt cùng với những thực phẩm lành mạnh khác như: Chất béo lành mạnh, protein nạc để kiểm soát được lượng đường trong máu.

Bạn cũng có thể bổ sung 2-3 ly sữa Nutricare Cerna sau những bữa ăn chính cùng gạo lứt. Sản phẩm dinh dưỡng y học Nutricare Cerna được nghiên cứu và sản xuất dành riêng cho người bệnh đái tháo đường, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng tim mạch và cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, tối ưu phù hợp với cơ địa của người bệnh tiểu đường.

Hướng dẫn cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường

Nutricare Cerna: Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, đã được chứng minh lâm sàng với chỉ số đường huyết thấp GI=32.5. MUA NGAY

Ăn chậm nhai kỹ

Cũng giống như các loại cơm gạo khác, khi ăn cơm gạo lứt cần phải nhai thật kỹ để hệ tiêu hóa hoạt động đúng cách, tốt cho sức khỏe.

Đo đường huyết sau bữa ăn

Sau mỗi bữa ăn bạn cần kiểm tra lại lượng đường huyết để biết được lượng gạo lứt đó có đảm bảo đúng tiêu chuẩn và chất lượng đường huyết vẫn trong mức độ kiểm soát (bởi lượng đường huyết thường sẽ tăng lên sau khi ăn). Từ đó bạn sẽ đưa ra được định lượng và chế độ ăn phù hợp.

cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường

Nên kiểm tra lại đường huyết sau mỗi bữa ăn

Chỉ nên sử dụng gạo lứt trong khoảng 4 – 5 tháng sau khi mở

Khi gạo lứt đã mở túi ra để sử dụng thì chỉ nên dùng trong 4 – 5 tháng. Nếu không hết nên vứt bỏ để tránh gây hại cho sức khoẻ do gạo bị mốc. Nếu gạo bị mốc thì nguồn dinh dưỡng của gạo lứt bị suy giảm và gây hại đến sức khỏe.

Lời kết

Qua bài viết trên đây, bạn đọc đã tìm hiểu được lợi ích cũng như cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường thật hữu ích phải không. Ngoài việc sử dụng gạo lứt để giảm đường trong máu, người bệnh còn có thể sử dụng thêm sản phẩm sữa dành cho người tiểu đường Nutricare Cerna của Nutricare Pharma giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả nhất.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.